Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
       
  28/08/2017 16:58        

Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018: Hướng tới một năm học thiết thực và hiệu quả

Ngày 21/8, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
Cùng dự có Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, lãnh đạo một số ban, bộ, ngành trung ương và địa phương.

Dấu ấn 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp
Năm học 2016-2017 toàn ngành giáo dục triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Ngay trong năm đầu tiên thực hiện, những nhiệm vụ và giải pháp đặt ra đã có tác động sâu rộng đến nhận thức cũng như hành động của toàn ngành, tạo nên những bước chuyển biến tích cực.

Cụ thể, đã quan tâm rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục cho phù hợp hơn; đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, các địa phương đã chủ động bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới. Công tác giáo dục hướng nghiệp được tăng cường, tích hợp, lồng ghép các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông và hoạt động tư vấn tuyển sinh.
Rà soát, đánh giá toàn diện việc triển khai dạy và học ngoại ngữ trong giai đoạn 2008-2017, đẩy mạnh bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ; việc ứng dụng CNTT được tăng cường, triển khai hiệu quả các hệ thống phần mềm quản lý giáo dục, bồi dưỡng, học trực tuyến; tăng cường phân cấp, giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và đào tạo. Hoạt động hợp tác quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Cơ sở vật chất của các nhà trường được chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa; số phòng học bán kiên cố, phòng học tạm, phòng học nhờ, mượn đã giảm; số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia được tăng lên.
Chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đẩy mạnh cải cách hành chính và thanh tra, kiểm tra; từng bước điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục được quản lý và sử dụng hiệu quả. Công tác khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục được chú trọng và thực hiện theo hướng bảo đảm khách quan, trung thực. Công tác truyền thông giáo dục ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Cụ thể, đã quan tâm rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục cho phù hợp hơn; đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, các địa phương đã chủ động bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới. Công tác giáo dục hướng nghiệp được tăng cường, tích hợp, lồng ghép các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông và hoạt động tư vấn tuyển sinh.
Rà soát, đánh giá toàn diện việc triển khai dạy và học ngoại ngữ trong giai đoạn 2008-2017, đẩy mạnh bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ; việc ứng dụng CNTT được tăng cường, triển khai hiệu quả các hệ thống phần mềm quản lý giáo dục, bồi dưỡng, học trực tuyến; tăng cường phân cấp, giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và đào tạo. Hoạt động hợp tác quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Cơ sở vật chất của các nhà trường được chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa; số phòng học bán kiên cố, phòng học tạm, phòng học nhờ, mượn đã giảm; số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia được tăng lên.
Chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đẩy mạnh cải cách hành chính và thanh tra, kiểm tra; từng bước điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục được quản lý và sử dụng hiệu quả. Công tác khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục được chú trọng và thực hiện theo hướng bảo đảm khách quan, trung thực. Công tác truyền thông giáo dục ngày càng chuyên nghiệp hơn.Cụ thể, đã quan tâm rà soát, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục cho phù hợp hơn; đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, các địa phương đã chủ động bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới. Công tác giáo dục hướng nghiệp được tăng cường, tích hợp, lồng ghép các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông và hoạt động tư vấn tuyển sinh.
Rà soát, đánh giá toàn diện việc triển khai dạy và học ngoại ngữ trong giai đoạn 2008-2017, đẩy mạnh bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ; việc ứng dụng CNTT được tăng cường, triển khai hiệu quả các hệ thống phần mềm quản lý giáo dục, bồi dưỡng, học trực tuyến; tăng cường phân cấp, giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục và đào tạo. Hoạt động hợp tác quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Cơ sở vật chất của các nhà trường được chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa; số phòng học bán kiên cố, phòng học tạm, phòng học nhờ, mượn đã giảm; số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia được tăng lên.
Chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đẩy mạnh cải cách hành chính và thanh tra, kiểm tra; từng bước điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục được quản lý và sử dụng hiệu quả. Công tác khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục được chú trọng và thực hiện theo hướng bảo đảm khách quan, trung thực. Công tác truyền thông giáo dục ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Cả nước đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tăng tỷ lệ trẻ mầm non được đến trường tăng. Việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, thi, đánh giá học sinh phổ thông được tích cực thực hiện; rà soát, giảm các cuộc thi, hội thi.
Thông qua chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ở cấp Bộ và rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai các điều kiện đổi mới giáo dục phổ thông. Giáo dục thường xuyên đã từng bước đa dạng hóa nội dung chương trình giáo dục, thu hút người học. Giáo dục đại học từng bước được siết chặt theo hướng quản lý chất lượng, tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.
Một trong những điểm sáng trong năm học 2016-2017 là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được các địa phương, các cơ sở giáo dục đại học phối hợp chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản và tổ chức an toàn, nghiêm túc, đảm bảo khách quan, trung thực nhưng nhẹ nhàng, giảm áp lực, giảm tốn kém đối với người dân và xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh.
Năm học 2016-2017, các đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Tin học năm 2017 đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay với tổng số 31 huy chương trong đó có 14 huy chương vàng; 13 huy chương bạc, 04 huy chương đồng.
Tuy nhiên, việc triển khai 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp trong năm học 2016 - 2017 cũng còn bộc lộ một số hạn chế: quy hoạch mạng lưới chậm được triển khai, còn nhiều bất cập; tình trạng thiếu trường, lớp ở các khu công nghiệp, khu chế xuất còn phổ biến; tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết; năng lực nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên còn yếu, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới; năng lực quản trị của một bộ phận cán bộ quản lý trường học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước; tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm còn nhiều...
3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ ra 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sẽ được ngành Giáo dục lựa chọn để tập trung tổ chức thực hiện trong năm học 2017-2018:

Một là, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục, trọng tâm là các cơ sở đào tạo giáo viên. Theo đó, các địa phương tiếp tục rà soát, quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Đẩy nhanh việc quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm, theo đó, các trường có chất lượng cao, có uy tín sẽ được chọn làm trung tâm, các trường khác sẽ chuyển đổi hoạt động trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm để trước mắt tập trung vào nhiệm vụ đào tạo lại đội ngũ giáo viên cho các địa phương.
Hai là, chuẩn bị các điều kiện để triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, tập trung vào công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới. Bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị trường học đồng bộ với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Ba là, đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo. Theo đó, đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục và các chương trình đào tạo; đề ra các giải pháp quyết liệt để Hội đồng trường đi vào hoạt động hiệu quả và thực chất hơn.


Kiến nghị lùi thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
Thảo luận tại hội nghị, đại diện các địa phương thống nhất cao với những nội dung báo cáo tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018, trong đó, theo các địa phương, việc tạo sợi dây liên kết, trao đổi thông tin hai chiều chặt chẽ giữa Bộ và các địa phương trong năm học vừa qua đã giúp cho việc triển khai nhiệm vụ năm học đạt hiệu quả tích cực.
Đánh giá cao kết quả kỳ thi THPT quốc gia, các địa phương cho rằng, việc giao cho địa phương chủ trì tổ chức kỳ thi là hợp lý nên kỳ thi đã diễn ra khách quan, khoa học và tiết kiệm. Tuy nhiên, đề kỳ thi năm tới thuận lợi hơn nữa, các địa phương đề nghị Bộ cần có đánh giá, tổng kết kỳ thi năm nay để rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế, cải tiến và sớm có phương án thi năm 2018 để các địa phương có thời gian chuẩn bị.

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đã vấn đề được nhiều địa phương quan tâm thảo luận, trong đó các địa phương đều nhất trí với những nội dung đã được đưa ra trong chương trình từ mục tiêu đến thời lượng, nội dung các môn học, bậc học. Tuy nhiên, để có thời gian chuẩn bị các điều kiện thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông các địa phương đề nghị Bộ xem xét trình Chính phủ, Quốc hội xin lùi thời gian thực hiện đến sau năm 2018. Một số địa phương cũng kiến nghị Bộ có sự hỗ trợ để đầu tư cơ sở vật chất cho các địa phương, nhất là những địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Các vấn đề liên quan đến đội ngũ giáo viên cũng được nhiều địa phương đưa ra với mong muốn Bộ sẽ có những hỗ trợ về việc đào tạo, đào tạo lạo đội ngũ giáo viên để triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời quan tâm hơn nữa tới đời sống, thu nhập của giáo viên để tạo động lực cho họ gắn bó với nghề nghiệp.
Tăng cường phân cấp, phân quyền hơn nữa cho các cơ sở giáo dục đại học đã tự chủ; sớm quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm; tăng cường kiểm định chất lượng đại học; có cơ chế giao nhiệm vụ khoa học gắn với cam kết chất lượng đầu ra để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong trường đại học; kết nối doanh nghiệp với cơ sở giáo dục… là những vấn đề được Hiệu trưởng một số trường đại học trao đổi tại Hội nghị.
Một năm quyết liệt giải quyết những vấn đề tồn đọng của ngành
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ghi nhận và đánh giá cao những kết quả ngành Giáo dục đạt được trong năm học vừa qua, trong đó, dấu mốc quan trọng là hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; hoàn thành xây dựng chuơng trình tổng thể giáo dục phổ thông làm căn cứ xây dựng chương trình môn học; kỳ thi THPT quốc gia, xét tuyển đại học, cao đẳng tiếp tục đổi mới theo hướng tích cực; tự chủ đại học được đẩy mạnh theo hướng toàn diện; học sinh Việt Nam đạt thành tích cao trên đấu trường trí tuệ quốc tế.
“Có thể nói, năm học vừa qua, quản lý nhà nước của ngành đã có bước tiến bộ vượt bậc với việc ban hành được nhiều văn bản thiết thực, giảm bớt những hoạt động không cần thiết, hình thức, đặc biệt những bất cập từ những năm trước đang được ngành quyết liệt vào cuộc giải quyết. Năm qua cũng là năm mà mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện đã được toàn xã hội ý thức sâu sắc hơn” - Phó Thủ tướng nêu rõ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của ngành, đó là: quản lý nhà nước, quản trị đại học, các trường phổ thông, mầm non còn nhiều hạn chế, vẫn còn những văn bản cứng nhắc, mang tính chất đồng loạt mà không tính đến điều kiện triển khai thực tế, vẫn còn nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn mang yếu tố thành tích mà chưa vì học sinh; việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông còn chậm, từ hoàn thành dự án đến kiện toàn bộ máy và hơn cả là tinh thần đổi mới đã được bàn nhưng chậm thấm xuống đến các sở, các trường, đến từng giáo viên; chưa chú ý đến toàn diện dạy người; hiện tượng thừa giáo viên cục bộ ở một số địa phương chưa có phương án giải quyết triệt để; giáo dục cho người lớn, giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời chưa được quan tâm đúng mức.
Từ đó, Phó Thủ tướng chỉ ra những vấn đề ngành Giáo dục cần tập trung triển khai trong thời gian tới. Trước hết, tất cả các bậc học, nhất là bậc học tiểu học cần quan tâm đến dạy người toàn diện, làm sao để dạy cho học sinh những luân thường đạo lý làm người để trở thành những con người nhân văn, có tấm lòng, biết yêu bố mẹ, thầy cô, bạn bè, biết yêu lao động. Để từ đó các em có thể trở thành những công dân toàn cầu.
Bộ cần rà soát để bãi bỏ những quy định cứng nhắc, những chỉ đạo có tính chất cầm tay chỉ việc, các chuẩn, quy chuẩn hình thức áp từ trên xuống. Quan điểm là không bỏ hết phong trào thi đua nhưng phải thiết thực.
Cần tăng cường tự chủ đại học theo đúng nghĩa, tự chủ không chỉ trong mối quan hệ giữa Bộ với trường mà tự chủ đến từng bộ môn, từng giáo viên. Trong đó, mạnh dạn bãi bỏ những quy định cứng nhắc gây khó khăn cho quá trình tự chủ và đi đầu trong việc xóa bỏ cơ quan chủ quản ở ngay chính những trường mà Bộ đang quản lý. Đối với phổ thông, Bộ cần nhanh chóng hoàn thiện nghị định về quản lý mới để phát huy dân chủ trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Trước ý kiến của một số địa phương về việc xin lùi thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Phó Thủ tướng cho rằng, Nghị quyết của Quốc hội đã ban hành từ lâu, các địa phương đều đã có thời gian chuẩn bị vì thế cần khẩn trương, tích cực hơn nữa.
“Đổi mới là làm một lần để áp dụng cho nhiều năm vì vậy chất lượng là trên hết. Trong quá trình chuẩn bị nếu thấy chưa đảm bảo về chất lượng, Bộ GD&ĐT có thể đề nghị với Chính phủ, Quốc hội để xin lùi thời điểm thực hiện nhưng quan trọng nhất là phải đưa được tinh thần đổi mới vào ngay từ bây giờ. Khi tinh thần đổi mới thấm đến từng giáo viên, họ sẽ có ý thức để tự đổi mới. Một thầy giáo có biết bao thế hệ học trò, vì vậy, nếu thầy giáo tốt sẽ có những thế hệ học sinh tốt và ngược lại” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Về thực trạng ngành sư phạm thừa thiếu cục bộ, khó khăn trong tuyển sinh, giảm uy tín với xã hội, Phó Thủ tưởng chỉ ra, đổi mới sư phạm cần từ gốc rễ, giữa Bộ và địa phương cần có sự bắt tay, trao đổi để thực hiện. Dự báo về số lượng giáo viên Bộ phải năm được để điều tiết, Bộ cũng cần ra những văn bản để đảm bảo các điều kiện chất lượng đội ngũ. Đặc biệt, Bộ GD&ĐT phải bàn với Bộ Nội vụ để thống nhất chỉ đạo về biên chế giáo viên.
Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, kỳ thi THPT quốc gia đã nhẹ đi rồi nhưng vẫn cần tiếp tục có những đổi mới hơn nữa, tập trung vào khâu ra đề cho tốt hơn. Phó Thủ tướng cũng đề nghị ngành Giáo dục bàn bạc, xem xét lại thời gian nghỉ hè của học sinh hiện nay, mặt nào được, mặt nào chưa được để thống nhất đưa ra mốc thời gian phù hợp.
Cuối cùng, Phó Thủ tướng lưu ý, ngành Giáo dục cần quan tâm hơn nữa tới giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, trong đó chủ động phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức xã hội để xây dựng xã hội học tập.
(Nguồn Trung tâm Truyền thông giáo dục)


 
Bài viết liên quan
Khai mạc vòng 2 Hội thi sinh viên khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
Tổ chức Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2018
Hoạt động đón Tết Trung thu
Cuộc thi hùng biện tiếng Nhật lần II 2017 tại Trường Đại học Khánh Hòa
Hội nghị nghiệp vụ sư phạm thường xuyên năm học 2017-2018
Trường Đại học Khánh Hòa tổ chức hội nghị sơ kết công tác đảm bảo ANTT trường học 6 tháng đầu năm 2017
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhân dịp khai giảng năm học mới 2017-2018
Giảng viên Lê Thị Quỳnh Hương Khoa Sư phạm, Trường Đại học Khánh Hòa – nhận học bổng Vallet 2017
Thi đấu giao hữu bóng đá chào mừng Quốc khánh 2/9
Trường Đại học Khánh Hòa đón tiếp Tân sinh viên 2017 nhập học
Chào Tân sinh viên Đại học Khánh Hòa 2017
Nghị định 88/2017/NĐ-CP để sửa đổi một số điều về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 các cơ sở GDĐH và trường sư phạm
Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 - 2018 của ngành Giáo dục
Đại học Khánh Hòa tham dự cuộc thi Mô hình, sáng kiến cải cách hành chính của công chức, viên chức trẻ” lần thứ 3 năm 2017.
Lần đầu tiên thí sinh miền Trung dự Ngày hội tư vấn xét tuyển
QĐ v/v công nhận tốt nghiệp Cao đẳng hệ chính quy đợt xét tháng 06/2017
Trường Đại học Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày khoa học công nghệ Việt Nam
Lộ trình thực hiện chủ trương chuyển giáo viên từ hợp đồng làm việc sang hợp đồng lao động.
Sinh viên Trường Đại học Khánh Hòa đồng hành cùng Festival biển 2017
Tổng quan