Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
       
  21/09/2022 09:47        

BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG ( Mã ngành : 6210216 )

 

BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG

Mã ngành: 6210216

Chương trình đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khối kiến thức giáo dục đại cương như lý luận chính trị, Nhà nước và pháp luật, ngoại ngữ, văn hóa Việt Nam... bên cạnh đó, chương trình đào tạo hướng đến những kiến thức tổng quát nhất, chuyên sâu nhất về nhóm kiến thức chuyên ngành, hướng sinh viên đến thực hành nghề nghiệp nhiều hơn lý thuyết cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu biểu diễn trên sân khấu như nhạc cụ chính, nhạc cụ phụ, thực hành biểu diễn, chỉ huy cơ bản, hòa tấu, hợp xướng, hòa thanh, ký xướng âm...

 
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

● Chú trọng rèn kỹ năng thực hành, giảm lý thuyết (Tổng giờ thực hành, thực tập chiếm hơn hai phần ba tổng thời lượng của chương trình đào tạo).

● Đưa các nội dung trải nghiệm thực tế nghề nghiệp vào từng môn học thực hành.

● Tăng thời lượng thực cho tập nghề nghiệp tại các đoàn nghệ thuật, trung tâm biểu diễn.

 

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình đào tạo ngành BDNCTT trình độ cao đẳng nhằm đào tạo người học trở thành:

- Nhạc công chuyên nghiệp biểu diễn các tác phẩm âm nhạc bằng nhạc cụ được học;

- Người học có thể đủ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, thực hiện các công việc: lập kế hoạch biểu diễn, thị tấu tác phẩm âm nhạc; luyện tập kỹ thuật diễn tấu cá nhân; thực hành hòa tấu dàn nhạc; thu âm theo yêu cầu kỹ thuật; nghiên cứu xu hướng âm nhạc để phát triển kỹ thuật cá nhân…;

- Có thể làm việc tại các dàn nhạc giao hưởng cổ điển thính phòng, các chương trình ca múa nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình âm nhạc; các chương trình lễ hội, festival trong nước và quốc tế; các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị, tiếp đón khách quốc tế của địa phương, Nhà nước, các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng; thu âm, ghi hình trong các cơ sở kinh doanh băng đĩa của Nhà nước và tư nhân, nhà hát, đoàn ca múa nhạc tổng hợp…;

-Có khả năng tư vấn và tổ chức dàn dựng các chương trình nghệ thuật.

Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:

- Làm nhạc công chuyên nghiệp: biểu diễn độc tấu nhạc cụ, biểu diễn hòa tấu nhạc cụ, biểu diễn trong dàn nhạc;

- Xây dựng và biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật phục vụ sự kiện;

- Tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa ở cơ sở;

- Sưu tầm và phục dựng các giá trị âm nhạc truyền thống;

- Hướng dẫn thực hành nhạc cụ truyền thống;

-- Làm công tác chuyên môn, tư vấn và tổ chức dàn dựng các chương trình nghệ thuật, phong trào văn hóa văn nghệ, chuyên nghiệp, quần chúng và tuyên truyền cổ  động tại các các đoàn Nghệ thuật, đơn vị, cơ quan văn hóa, hành chính sự nghiệp và địa phương các cấp.

Cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp:

- Cơ hội tìm kiếm việc làm trong và sau quá trình học tập khá thuận lợi vì sinh viên được tạo cơ hội để thực hành nghề nghiệp với nhiều giảng viên, nghệ sỹ có kinh nghiệm trong  nghề ngay trong quá trình học tập tại trường.

- Sinh viên có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế biểu diễn thông qua việc tham gia các chương trinh biểu diễn nghệ thuật đường phố định kỳ hàng tuần và nhiều chương trình văn nghệ phục vụ cho các sự kiện du lịch và lễ hội trong thành phố Nha Trang do khoa Nghệ thuật chủ trì.  

 

 

 
 
 
 
 
 
Tổng quan