Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
       
  18/12/2018 09:26        

Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV diễn ra từ ngày 22/10 đến 21/11/2018 đã thống nhất thông qua nhiều Luật mới, trong đó, nhận được sự quan tâm của đông đảo cử tri cả nước phải kể đến Luật Phòng chống tham nhũng 2018. Luật phòng chống tham nhũng 2018 bao gồm 10 chương, 96 điều và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019.

Để khắc phục những hạn chế của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành, đồng thời, phải phù hợp với thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay, bảo đảm tính khả thi, Luật Phòng chống tham nhũng 2018 đã bổ sung một số quy định về mô hình cơ quan kiểm soát tài sản; Việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai thu nhập…
Luật hiện hành quy định, cán bộ từ phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới phải kê khai tài sản, Luật Phòng chống tham nhũng 2018 đã bổ sung thêm tất cả cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản, thu nhập.
Bên cạnh đó, ngoài các loại tài sản, thu nhập phải kê khai như quy định trước đây, như: Nhà, đất; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài.
Luật mới yêu cầu các đối tượng nêu trên còn phải kê khai thêm công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng.
Đồng thời, các đối tượng còn phải kê khai cả tổng thu nhập giữa 2 lần kê khai.

Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) lần này hy vọng sẽ hạn chế được những "kẻ hở" mà các đối tượng tham nhũng có thể lợi dụng để "lách".

Xem và tải Luật Phòng chống tham nhũng 2018 tại đây

Tin bài: Việt An

 


 

 
Phòng Tổ chức - Thanh tra và Pháp chế