Ngày 15/11/2018, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6.
Theo đó, phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc trong các lĩnh vực như:
- Thông tin về lao động, xã hội:
+ Chiến lược, kế hoạch, đề án về cải cách tiền lương, BHXH;
+ Tình hình phức tạp về lao động, trẻ em, tệ nạn xã hội, bình đẳng giới.
- Thông tin về y tế, dân số:
+ Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước;
+ Quy trình sản xuất dược liệu, thuốc sinh học quý hiếm;
- Thông tin về giáo dục và đào tạo:
+ Đề thi, đáp án và thông tin liên quan đến tổ chức kỳ thi cấp quốc gia;
+ Thông tin về người thuộc Quân đội, Công an, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong và ngoài nước,…
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, trừ quy định về lập, thẩm định, ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực từ 01/01/2019.
Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Xem và tải toàn văn Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 tại đây
Tin bài: Thanh Long (Theo Thư viện pháp luật)