TS. Phan Đức Ngại, ThS. Lê Nguyễn Hồng Hạnh
Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt nam
(Số 22, tháng 10/2019)
TÓM TẮT:
Mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh phổ thông tại tỉnh Khánh Hòa được xác định bằng phép phân tích tương quan đa biến (CCA). Kết quả cho thấy, sở thích môn học STEM có mối tương quan chặt chẽ và chi phối sở thích của học sinh phổ thông Nha Trang, Khánh Hòa. Vì vậy, đối với học sinh phổ thông ở thành phố Nha Trang, nhà trường nên thiết kế các chủ đề giáo dục STEM và tổ chức cho học sinh trải nghiệm sáng tạo STEM theo sở thích cuộc sống với sở thích môn học STEM nhằm kích thích tính hưng phấn, khơi dậy tiềm năng, sở trường của học sinh. Kết quả nghiên cứu này góp phần cùng cấp cơ sở khoa học thực tiễn cho việc thiết kế các chủ đề giáo dục STEM phù hợp với học sinh phổ thông Nha Trang, Khánh Hòa.
TỪ KHÓA: Mối tương quan; sở thích môn học STEM; sở thích cuộc sống; Khánh Hòa.
CORRESPONDENCE BETWEEN STEM SUBJECT AND HOBBY IN THE LIVES OF HIGH SCHOOL STUDENTS, AT KHANH HOA PROVINCE
ABSTRACT:
Correspondence between stem subject and hobby in the lives of school students, at khanh hoa province was determined by Canonical Correspondence Analysis (CCA). The results showed that STEM subjects were closely related and dominated the interests of high school students in Nha Trang, Khanh Hoa. Therefore, for high school students in Nha Trang city, the school should design STEM educational topics and organize for students to experience STEM creativity according to their life interests and STEM subject interests to stimulate Like the excitement, arouse the potential, forte of students. The results of this research contribute to the same practical scientific foundations for the design of STEM educational topics suitable for high school students in Nha Trang, Khanh Hoa.
KEYWORD: Correspondence; STEM subject; hobby of life; Khanh Hoa.
1. Đặt vấn đề
Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể [1]. Giáo dục STEM được nhiều nước trên thế giới áp dụng, triển khai rất hiệu quả. Ở Việt Nam giáo dục STEM cũng đã được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai thí điểm ở một số trường phổ thông trên cả nước. Đặc biệt, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục STEM được định hướng sử dụng trong các môn học như: Toán học, Khoa học, Khoa học tự nhiên, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học [1]. Tuy nhiên, để mô hình giáo dục STEM phát huy được tính ưu việt và đạt hiệu quả cao trong các trường phổ thông tại Việt Nam thì cần phải xây dựng được mô hình giáo dục STEM phù hợp với sở thích học sinh và bối cảnh cụ thể từng địa phương.
Khánh Hòa nằm ở khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch, kinh tế biển, dịch vụ, tài chính, bất động sản, khoa học công nghệ,... Bối cảnh này có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục gia đình, trường học và xã hội. Từ đó chi phối việc hình thành sở thích cuộc sống của học sinh, qua đó ảnh hưởng tới sở thích các sở thích môn học STEM. Vì vậy để có mô hình giáo dục STEM phù hợp với bối cảnh Khánh Hòa, cần có nghiên cứu mối tương quan giữa sở thích cuộc sống và sở thích môn học STEM nhằm phát huy tính ưu việt của mô hình STEM.
Tổng hợp các nghiên cứu về giáo dục theo định hướng STEM [2], [3] cho thấy, đa số các nghiên cứu đều đề cập tới hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. Các thông tin về mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích cuộc sống của học sinh phổ thông hoàn toàn chưa được đề cập. Vì thế nghiên cứu mối tương quan giữa sở thích môn học với sở thích cuộc sống của học sinh phổ thông là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học thực tiễn cho việc thiết kế các chủ đề giáo dục STEM phù hợp với học sinh phổ thông tại Nha Trang, Khánh Hòa.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu giáo dục STEM [4], chương trình giáo dục phổ thông 2018 [1], sở thích cuộc sống [5].
Phương pháp nghiên cứu
- Lập phiếu điều tra sở thích môn học STEM, sở thích cuộc sống của học sinh ở các khối lớp khác nhau. Mỗi khối khảo sát 7 lớp đại diện, mỗi lớp khảo sát 20 học sinh đại diện cho các học sinh đạt loại học lực khác nhau như loại giỏi, loại khá, loại trung bình, loại yếu, loại kém. Mỗi trường khảo sát 28 lớp với tổng số 560 học sinh. Khảo sát 5 trường phổ thông ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.
- Phân tích mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích cuộc sống bằng phép phân tích tương quan đa biến (Canonical Correspondence Analysis – CCA) [6] trên phần mềm Past V.3.07 [7] theo hướng dẫn của Phan Đức Ngại và cs (2018) [8].
- Mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích cuộc sống của học sinh phổ thông thành phố Nha Trang, Khánh Hòa được phân tích dựa vào kết quả thống kê đa biến về mối liên hệ giữa sở thích cuộc sống với sở thích môn học STEM của học sinh phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành [9].
- Xác định yếu tố sở thích môn học STEM có ý nghĩa chi phối sở thích cuộc sống được lựa chọn theo phương pháp chọn tiến tới (forward selection) của Ter Braak C. J. F. (1986) [6].
Phân tích và xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm Excel 2016 để mã hóa số liệu.
- Mã hóa các cụm từ về sở thích cuộc sống [10]: Hội họa (Hoihoa), Làm thơ (Lamtho), Làm vườn (Lamvuon), Nghe nhạc (Nghenhac), Chơi bóng (Choibong), Xem bóng đá (Xembongda), Uống trà (Uongtra), Uống café (Uongcafe), Chơi điện tử (Choidientu), Xem tivi (Xemtivi), lướt Internet (Luotinternet), Đọc truyện tranh (Doctruyentranh), Đọc sách (Docsach), Viết văn (Vietvan), Viết nhật ký (Vietnhatky), Tự truyện (Tutruyen), Blog, Facebook, Sưu tập (Suutap), Ảnh (Anh).
- Sử dụng phần mềm Past V.3.07 [7] theo hướng dẫn của [8] để truy xuất biểu đồ, hình ảnh, bảng biểu về mối quan hệ sở thích môn học STEM với sở thích cuộc sống. Trong biểu đồ, loại sở thích cuộc sống nào phân bố càng gần với đường thẳng biểu thị sở thích môn học STEM thì có quan hệ càng gần gũi và chịu sự chi phối của sở thích môn học STEM đó của học sinh.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Tương quan giữa sở thích môn học STEM và sở thích cuộc sống của học sinh phổ thông tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
2.3. Kết quả nghiên cứu
2.3.1. Mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh khối 6
Kết quả phân tích tương quan đa biến (CCA) cho thấy, giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh khối 6 có mối quan hệ chặt chẽ với độ tin cậy 76% (Mức độ sai khác có ý nghĩa bằng 0,24) (Bảng 1, Hình 1). Trong đó, một số sở thích của học sinh chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích môn học STEM như: Sở thích lướt internet, blog, viết nhật ký chịu sự chi phối của môn Công nghệ; Sở thích đọc truyện tranh, nghe nhạc chịu sự chi phối của môn Vật lý; Sở thích xem ti vi, làm vườn chịu sự chi phối của môn Hóa học; Sở thích uống cafe, lướt facebook chịu sự chi phối của môn học Toán.
Bảng 1: Yếu tố sở thích môn học STEM có ý nghĩa chi phối sở thích của học sinh khối 6 được lựa chọn theo phương pháp chọn tiến tới
|
Trục
|
f1
|
f2
|
f3
|
f4
|
f5
|
Tương quan của yếu tố sở thích môn học STEM với thứ tự các trục
|
|
|
|
|
|
(1) Toán
|
0.212
|
0.1
|
0.061
|
-0.129
|
0.24
|
(2) Lý
|
0.023
|
-0.093
|
0.031
|
-0.089
|
0.054
|
(3) Hóa
|
-0.232
|
-0.036
|
0.093
|
-0.061
|
0.08
|
(4) Sinh
|
-0.196
|
0.007
|
-0.072
|
-0.164
|
0.109
|
(5) Công nghệ
|
-0.114
|
0.153
|
0.037
|
-0.153
|
0.095
|
Giá trị eigen
|
0.04
|
0.009
|
0.007
|
0.003
|
0.001
|
Biến thiên phần trăm lũy tiến tương quan giữa sở thích của học sinh với sở thích môn học STEM
|
33.53
|
85.06
|
88.94
|
94.828
|
97.644
|
Tổng giá trị eigen có giới hạn (Canonical eigen values)
|
|
|
|
|
0.06
|
Mức độ sai khác có ý nghĩa của tổng giá trị eigen bằng Monte Carlo test
|
|
|
|
|
0.24
|
Hình 1: Mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh khối 6
2.3.2. Mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh khối 7
Kết quả phân tích tương quan đa biến (CCA) cho thấy, giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh khối 7 có mối quan hệ chặt chẽ với độ tin cậy 74% (Mức độ sai khác có ý nghĩa bằng 0,258) (Bảng 2, Hình 2). Trong đó, một số sở thích của học sinh chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích môn học STEM như: Sở thích nghe nhạc chịu sự chi phối của môn Công nghệ; Sở thích uống trà chịu sự chi phối của môn Sinh học; Sở thích xem ti vi chịu sự chi phối của môn Hóa học.
Bảng 2: Yếu tố sở thích môn học STEM có ý nghĩa chi phối sở thích của học sinh khối 7 được lựa chọn theo phương pháp chọn tiến tới
|
Trục
|
f1
|
f2
|
f3
|
f4
|
f5
|
Tương quan của yếu tố sở thích môn học STEM với thứ tự các trục
|
|
|
|
|
|
(1) Toán
|
-0.117
|
-0.043
|
0.167
|
-0.054
|
-0.284
|
(2) Lý
|
-0.131
|
-0.017
|
-0.127
|
-0.095
|
-0.075
|
(3) Hóa
|
-0.119
|
0.188
|
-0.01
|
0.026
|
-0.064
|
(4) Sinh
|
0.162
|
0.135
|
-0.115
|
0.039
|
-0.129
|
(5) Công nghệ
|
0.021
|
-0.109
|
-0.094
|
0.159
|
-0.066
|
Giá trị eigen
|
0.05
|
0.026
|
0.021
|
0.011
|
0.006
|
Biến thiên phần trăm lũy tiến tương quan giữa sở thích của học sinh với sở thích môn học STEM
|
56.02
|
76.8
|
81.71
|
90.743
|
94.72
|
Tổng giá trị eigen có giới hạn (Canonical eigen values)
|
|
|
|
|
0.114
|
Mức độ sai khác có ý nghĩa của tổng giá trị eigen bằng Monte Carlo test
|
|
|
|
|
0.258
|
Hình 2: Mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh khối 7
2.3.3. Mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh khối 8
Kết quả phân tích tương quan đa biến (CCA) cho thấy, giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh khối 8 có mối quan hệ chặt chẽ với độ tin cậy 56,9% (Mức độ sai khác có ý nghĩa bằng 0,431) (Bảng 3, Hình 3). Trong đó, một số sở thích của học sinh chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích môn học STEM như: Sở thích lướt internet chịu sự chi phối của môn Công nghệ; Sở thích blog, facebook chịu sự chi phối của môn Hóa học; Sở thích đọc truyện tranh chịu sự chi phối của môn Toán.
Bảng 3. Yếu tố sở thích môn học STEM có ý nghĩa chi phối sở thích của học sinh khối 8 được lựa chọn theo phương pháp chọn tiến tới
|
Trục
|
f1
|
f2
|
f3
|
f4
|
f5
|
Tương quan của yếu tố sở thích môn học STEM với thứ tự các trục
|
|
|
|
|
|
(1) Toán
|
-0.174
|
-0.134
|
-0.214
|
0.054
|
-0.19
|
(2) Lý
|
0.134
|
0.082
|
-0.207
|
-0.038
|
-0.053
|
(3) Hóa
|
0.06
|
0.207
|
-0.057
|
0.111
|
-0.12
|
(4) Sinh
|
0.125
|
0.089
|
0.074
|
-0.11
|
-0.224
|
(5) Công nghệ
|
-0.167
|
0.223
|
-0.15
|
-0.096
|
-0.044
|
Giá trị eigen
|
0.027
|
0.023
|
0.013
|
0.006
|
0.003
|
Biến thiên phần trăm lũy tiến tương quan giữa sở thích của học sinh với sở thích môn học STEM
|
63
|
68.6
|
81.69
|
91.152
|
95.548
|
Tổng giá trị eigen có giới hạn (Canonical eigen values)
|
|
|
|
|
0.072
|
Mức độ sai khác có ý nghĩa của tổng giá trị eigen bằng Monte Carlo test
|
|
|
|
|
0.431
|
Hình 3. Mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh khối 8
2.3.4. Mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh khối 9
Kết quả phân tích tương quan đa biến (CCA) cho thấy, giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh khối 9 có mối quan hệ chặt chẽ với độ tin cậy 66,4% (Mức độ sai khác có ý nghĩa bằng 0,336) (Bảng 4, Hình 4). Trong đó, một số sở thích của học sinh chịu sự chi phối mạnh mẽ của sở thích môn học STEM như: Sở thích uống cafe chịu sự chi phối của môn Công nghệ; Sở thích lướt internet chịu sự chi phối của môn Hóa học; Sở thích sưu tập chịu sự chi phối của môn Vật lý; Sở thích uống trà chịu sự chi phối của môn Sinh học.
Bảng 4. Yếu tố sở thích môn học STEM có ý nghĩa chi phối sở thích của học sinh khối 9 được lựa chọn theo phương pháp chọn tiến tới
|
Trục
|
f1
|
f2
|
f3
|
f4
|
f5
|
Tương quan của yếu tố sở thích môn học STEM với thứ tự các trục
|
|
|
|
|
|
(1) Toán
|
0.215
|
0.076
|
0.162
|
-0.02
|
-0.191
|
(2) Lý
|
0.155
|
-0.193
|
-0.001
|
0.013
|
-0.082
|
(3) Hóa
|
0.129
|
0.013
|
-0.139
|
-0.045
|
-0.137
|
(4) Sinh
|
-0.203
|
-0.071
|
-0.006
|
-0.134
|
-0.114
|
(5) Công nghệ
|
0.212
|
-0.003
|
0.031
|
-0.158
|
0.01
|
Giá trị eigen
|
0.031
|
0.023
|
0.016
|
0.009
|
0.002
|
Biến thiên phần trăm lũy tiến tương quan giữa sở thích cuộc sống với sở thích môn học STEM
|
62.37
|
71.79
|
79.91
|
88.92
|
97.002
|
Tổng giá trị eigen có giới hạn (Canonical eigen values)
|
|
|
|
|
0.081
|
Mức độ sai khác có ý nghĩa của tổng giá trị eigen bằng Monte Carlo test
|
|
|
|
|
0.336
|
Hình 4. Mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh khối 9
2.4. Thảo luận
Kết quả nghiêu cứu trên cho thấy, có mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh phổ thông Khánh Hòa. Tuy nhiên, có sự khác nhau về độ tin cậy giữa các khối 6, 7, 8 và 9. Trong đó, độ tin cậy về mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh khối 6 và 7 chiếm tỷ lệ cao hơn (74 – 76%) so với học sinh khối 8 và 9 (56 – 66,4%) (Hình 5). Vì vậy, đối với học sinh phổ thông ở thành phố Nha Trang, nhà trường nên thiết kế các chủ đề giáo dục STEM và tổ chức cho học sinh trải nghiệm sáng tạo STEM theo sở thích cuộc sống với sở thích môn học STEM nhằm kích thích tính hưng phấn, khơi dậy tiềm năng, sở trường của học sinh. Thông qua hình thực trải nghiệm này giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức sở thích môn học STEM nhanh và hiệu quả nhất.
Hình 5. Độ tin cậy mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh phổ thông Nha Trang
3. Kết luận
Kết quả phân tích tương quan đa biến (CCA) cho thấy, sở thích môn học STEM có mối tương quan chặt chẽ và chi phối sở thích của học sinh phổ thông Nha Trang, Khánh Hòa. Vì vậy, đối với học sinh phổ thông ở thành phố Nha Trang, nhà trường nên thiết kế các chủ đề giáo dục STEM và tổ chức cho học sinh trải nghiệm sáng tạo STEM theo sở thích cuộc sống với sở thích môn học STEM nhằm kích thích tính hưng phấn, khơi dậy tiềm năng, sở trường của học sinh. Kết quả nghiên cứu này góp phần cùng cấp cơ sở khoa học thực tiễn cho việc thiết kế các chủ đề giáo dục STEM phù hợp với học sinh phổ thông Nha Trang, Khánh Hòa.
Tài liệu tham khảo
[1]Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Hà Nội.
[2] Bùi Ngọc Diệp, (2015), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 113, tr.37-43.
[3] Nguyễn Thị Kim Dung & Nguyễn Thị Hằng, (2015), Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phổ thông, Tạp chí Khoa học Giáo dục, tr.60.
[4] Bộ giáo dục và Đào tạo, (2019), Tài liệu tập huấn xây dựng và thực hiện các chủ đề giáo dục STEM, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
[5] Ter Braak C. J. F., (1986), Canonical correspondence analysis: a new eigenvector technique for multivariate direct gradient analysis, Ecology, 67, p.1167 - 1179.
[6] Natural History Museum, (1999-2015), Paleontological Statistics Version 3.07, Norway, University of Oslo.
[7] Phan Đức Ngại, (01/2018), Mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của học sinh Trường Trung học cơ sở Trần Quốc Toản, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 14, p.97-102.
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006, Hà Nội.
[9] https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%9F_th%C3%ADch#cite_note-3
TS. Phan Đức Ngại - CRES-UKH