Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
       
  08/10/2020 10:56        

Công trình chỉnh sửa bộ Gene đạt giải Nobel Hóa học năm 2020

Theo công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại thủ đô Stockholm hôm 7-10, hai nhà khoa học nữ là Emmanuelle Charpentier (Pháp) và Jennifer A. Doudna (Mỹ) đã đạt giải Nobel Hóa học cho công trình nghiên cứu phát triển công nghệ CRISPR/Cas9 cho phép thay đổi DNA của động vật, thực vật hoặc vi sinh vật với độ chính xác cao.

1

Hình 1. Hai nhà khoa học Emmanuelle Charpentier và Jennifer A. Doudna Nguồn: Nobel Prize

Công nghệ này được ví như là một công cụ mang tính cách mạng trong liệu pháp điều trị các bệnh ung thư và các chứng bệnh mang yếu tố di truyền trong một tương lai gần. Để tôn vinh tầm quan trọng của nghiên cứu này, khi công bố những người đạt giải thưởng ông Goran K. Hansson, tổng thư ký Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã bình luận rằng “Giải thưởng năm nay thuộc về công cụ viết lại mật mã của cuộc sống”.

Trong 10 năm qua (2011-2020), đã có tới 04 công trình thắng giải Nobel Hóa học có liên quan mật thiết đến lĩnh vực Sinh học. Cụ thể là ngoài công trình đạt giải năm nay còn có thêm các công trình nghiên cứu: khám phá về chức năng của thụ thể tế bào bắt cặp với protein G (GPCR) năm 2012; khám phá cơ chế sửa chữa DNA của tế bào năm 2015; nghiên cứu về tiến hóa enzyme và kháng thể năm 2018.

Như vậy, có thể thấy rằng trong khoa học kỹ thuật hiện đại thì dường như không có ranh giới thật rõ ràng cho các chuyên ngành vì luôn luôn có sự giao thoa tuyệt vời giữa chúng. Giải thưởng Nobel danh giá sẽ đi kèm với huy chương vàng và số tiền thưởng trị giá 10 triệu krona Thụy Điển (hơn 1.1 triệu USD).

(Theo The New York Times, nobelprize.org)

Người viết
TS. Nguyễn Hoàng Sa - Tổ Hóa Sinh - Khoa KHTN & CN

 
Khoa Khoa học TN&CN