Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
       
  15/10/2022 10:43        

KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN&CÔNG NGHỆ HƯỚNG ĐẾN SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM THIÊN NHIÊN

   Môi trường tự nhiên là nguồn khai thác tài nguyên và năng lượng quý giá để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và trong cuộc sống như: đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng ánh sáng, gió,...Cũng như các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch.

   Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, mưa axit, nước biển dâng, sa mạc hoá. Theo điều một số điều tra, Trái Đất đang nóng hơn gần 40°C so với kỷ băng hà cách đây 13.000 năm. Dự báo trong 100 năm trở lại đây, nhiệt độ sẽ tăng từ 0.6 – 0.7°C và ước tích trong vòng 100 năm tới nhiệt độ sẽ tăng khoảng 1.4-5.8°C.

   Sự nóng lên của Trái Đất như vậy sẽ có tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của con người. Cụ thể, nhiệt độ tăng cao sẽ làm băng tan và mực nước biển cũng tăng theo; hàng năm các cơn bão sẽ gia tăng, làm suy giảm tầng ozon… Bên cạnh đó, một số loài động vật không kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết có thể sẽ bị tuyệt chủng.

   Khi môi trường bị ô nhiễm, cuộc sống của con người cũng sẽ bị đe dọa và ảnh hưởng nặng nề. Con người có thể sẽ mắc các bệnh về phổi, tim mạch, gan, trẻ em sẽ bị giảm trí thông minh… Vì vậy, việc cấp thiết cần phải làm hiện nay đó là bảo vệ và cải thiện môi trường đang bị ô nhiễm. Bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của tất cả mọi người, chứ không phải của một cá nhân hay tập thể nào. Tuy nhiên phần lớn con người chưa có được ý thức được tại sao phải bảo vệ môi trường hay làm thế nào để góp phần bảo vệ môi trường. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho môi trường sống của con người và các loài động vật bị hủy hoại nặng nề.

 

Hình 1: Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ bảo môi

   Nhận thức được điều này, Khoa KHTN&CN chúng tôi đã và đang nghiên cứu, hướng đến sản xuất một số sản phẩm tiêu dùng trong gia đình từ các nguyên liệu hoàn toàn thiên nhiên. Tiếp nối sự thành công của nước xịt khuẩn được chiết xuất từ gel nha đam, chúng tôi hiện đã sản xuất thêm một số sản phẩm gồm nước rửa chén thiên nhiên hương chanh, nước rửa chén sinh học, nước xịt phòng thiên nhiên từ các nguyên liệu hoàn toàn organic như vỏ bưởi, chanh, bồ kết, bồ hòn…

Hình 2: Nước rửa chén thiên nhiên hương danh được sản xuất tại Phòng thí nghiệm Hóa-học

   Đúng như tên gọi, nước rửa chén thiên nhiên hương chanh là sản phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường và người tiêu dùng. Từ khâu được sản xuất cho đến quá trình sử dụng và trở thành chất thải ra ngoài môi trường, nước rửa chén thiên nhiên sẽ hạn chế được những tác nhân làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Quy trình sản xuất khá đơn giản, chúng ta có thể làm được ngay tại nhà theo công thức như sau:

NGUYÊN LIỆU:

  • Chanh : 6 - 8 quả
  • Giấm trắng: 100ml
  • Muối hạt: 100 gram

QUY TRÌNH:

Bước 1: Chanh vắt lấy nước ( bỏ hạt ), vỏ chanh giữ lại và cắt nhỏ.

Bước 2: Hòa thêm 100 gam muối hạt cùng với nước cốt chanh, vỏ chanh  và cho thêm nước lọc sao cho lượng nước vừa xấp mặt vỏ chanh.

Bước 3: Đun hỗn hợp trên với lửa lớn đến sôi, sau đó đun thêm 20 phút với lửa nhỏ.

Bước 4: Tắt bếp, thêm vào hỗn hợp vừa đun ở trên 100ml giấm trắng, để nguội và lọc lấy phần dung dịch qua vải hoặc rây.

Bước 5: Dung dịch sau khi lọc để thật nguội, cho vào chai lọ sạch và bảo quản ở nhiệt độ bình thường. Sản phẩm thu được là nước rửa chén thiên nhiên hương chanh với dung tích là 500ml.

Lưu ý:

  • Nếu để sản phẩm ở nhiệt độ thường thì thời gian sử dụng từ 7 – 10 ngày
  • Nếu muốn dùng trong thời gian dài thì bảo quản sản phẩm trong ngăn mát tủ lạnh.

Hình 3: Các chị em ban nữ công trường Đại học Khánh Hòa cùng nhau làm nước rửa chén thiên nhiên để sử dụng tại hộ gia đình, chung tay bảo vệ môi trường

   Ngoài nước rửa chén, Khoa KHTN&CN hiện đang nghiên cứu và hoàn thiện nước rửa chén sinh học và nước xịt khử mùi thiên nhiên.

Hình 3: Nước rửa chén sinh học

 

 

 

 
Khoa Khoa học TN&CN