Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Ngoại ngữ ❯ Chi tiết
       
  15/10/2018 11:21        

Nâng cao kỹ năng mềm của sinh viên qua các bài học Tiếng Anh Thương mại

1. Dẫn nhập
Kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng đối với sinh viên (SV) trong môi trường công việc ngày nay ở thời đại toàn cầu hóa. SV có thể học được những kỹ năng mềm không chỉ trong các buổi học được thiết kế riêng mà còn qua các giờ học chuyên ngành như Tiếng Anh thương mại. Bài viết này đề cập đến một số hoạt động mà giáo viên (GV) có thể khai thác và vận dụng thông qua giờ học nhằm giúp sinh viên nâng cao kỹ năng mềm. 

2. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm
2.1. Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm (soft skills) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm (EQ) dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người, liên quan đến việc hòa mình vào sống, tương tác với xã hội ,cộng đồng, tập thể, tổ chức, gồm kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… (theo Wikipedia)
2.2. Tại sao cần nâng cao kỹ năng mềm cho SV?
- Nhu cầu xã hội : Trong những năm gần đây, bên cạnh yêu cầu ứng viên có trình độ chuyên môn tốt, kỹ năng mềm là một trong các yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng dựa vào để tìm ra ứng viên thực sự.
- Nhận thức của GV-SV : Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh, do áp lực phải chuyển tải kiến thức, nội dung chính của bài học, GV thường tập trung chính rèn luyện (language skills), kỹ năng ngôn ngữ, rèn luyện cho SV, nói đúng, viết đúng ngữ pháp, đúng cấu trúc …. Đồng thời, SV cũng chưa ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng mềm cho công việc tương lai.

2.3. Bằng cách nào giúp SV nâng cao kỹ năng mềm?
- Giáo viên có thể giúp SV trở thành ứng cử viên sáng giá sau khi tốt nghiệp bằng cách đưa việc rèn luyện kỹ năng mềm cho SV thông qua giờ học. (Greene, 2016).
- Ngữ liệu học (tiếng Anh thương mại) tiếp cận với thực tế, chủ đề liên quan đến kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, cách tổ chức sắp xếp, giải quyết vấn đề, phát kiến, kỹ năng làm việc nhóm trong công việc kinh doanh, viết thư xin việc…
Đặc biệt , nếu chúng ta muốn dạy cho người học tiếng Anh thương mại làm thế nào để đối phó với những vấn đề tương tác giữa cá nhận với cá nhân, kỹ năng mềm xử lý là không thể thiếu.

3. Chiến lược giảng dạy của GV
GV thiết kế bài giảng theo nguyên tắc lấy người học làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, giúp đỡ khi cần thiết, cách học “Thầy thiết kế - Trò thi công”, tạo điều kiện SV chủ động trong cách học . Cụ thể:
- Thường xuyên cho SV luyện tập đóng vai thực hành nói, động viên khen thưởng khi SV sử dụng ngôn ngữ đã học phù hợp trong tình huống, ngữ cảnh mới, biểu cảm và sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong lúc nói.
- Đưa các tình huống trong công việc để SV thảo luận/giải quyết (làm theo nhóm), yêu cầu SV trình bày ý kiến bằng cách nói hoặc viết, SV tự đánh giá hướng giải quyết nào là tốt nhất hoặc hợp lý nhất..
- Bài viết được đưa trong tình huống thực tế. SV viết bài cá nhân/ nhóm trên lớp, hoặc ở nhà có giới hạn thời gian. SV chấm bài của nhau (có thang điểm cụ thể), sau đó GV kiểm tra lại sửa bài chung cả lớp.
- Hướng dẫn và yêu cầu SV đặt câu hỏi để kiểm tra thông tin hoặc biết thêm thông tin (qua bài đọc, thư mẫu), tập SV biết cách đặt câu hỏi, biết thắc mắc.

SV tích hợp một số kỹ năng mềm cần thiết nào qua giờ học?
- Kỹ năng làm việc nhóm: biết cách tổ chức, chia việc (nhóm trưởng), biết lắng nghe, trợ giúp, tôn trọng, gắn kết, có trách nhiệm (cá nhân/ tập thể).
- Kỹ năng thuyết trình: khả năng trình bày một vấn đề rõ ràng, phát âm rõ, ngắt câu đúng, tự tin, giao tiếp bằng mắt, biết quản lý thời gian…
- Kỹ năng giao tiếp: sử dụng ngôn ngữ điệu bộ, cử chỉ, sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, biết lắng nghe, biết cười chào thân thiện …
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: hiểu và dự đoán những vấn đề thường phát sinh, hướng giải quyết.

4. Kết luận
Dưới sức ép cạnh tranh trong việc tìm kiếm công việc tốt, việc đào tạo chuyên môn tốt cho sinh viên ở nhà trường là nhiệm vụ chính, nhưng việc tạo cơ hội cho sinh viên tích lũy và duy trì rèn luyện kỹ năng mềm cũng không kém phần quan trọng. Vì bất kể sau này các em có làm nghề gì thì, bên cạnh chuyên môn tốt, các kỹ năng mềm: khả năng tự quản lý, giao tiếp tốt, làm việc nhóm tốt hay giải quyết một vấn đề hiệu quả và sáng tạo là những yếu tố giúp các em đứng vững và phát triển trong công việc. 

References
1. Wikipedia. Soft skills. Retrieved from https://en.wikipedia.org/wiki/Soft_skills, cập nhật ngày 28/09/2018.
2. Greene, J. (Feb. 2016). Colleges and employers emphasize the importance of core skills. AMLE Magazine. Retrieved from https://www.amle.org/BrowsebyTopic/WhatsNew/WNDet/TabId/270/ArtMID/888/ArticleID/585/Soft-Skills-Preparing-Kids-for-Life-After-School.aspx
3. Trần Thị Bích Liên, (2014), Đào tạo kỹ năng mềm - Giải pháp cần thiết cho sinh viên đại học, Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp, Số 4.

 

Ths Nguyễn Thị Trang

Cựu giảng viên tiếng Anh, khoa Ngoại Ngữ, Trường ĐH Khánh Hòa.

 
Khoa Ngoại ngữ