Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Ngoại ngữ ❯ Chi tiết
       
  25/02/2019 12:14        

Thông tin tuyển sinh năm 2019 các ngành thuộc Khoa Ngoại ngữ

1. Phương thức tuyển sinh: 

Tuyển thẳng và xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
- Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.
- Xét tuyển dựa vào học bạ: Tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển.

2. Các ngành và tổ hợp xét tuyển:


3. Thông tin cụ thể về từng ngành và triển vọng nghề nghiệp của sinh viên khi ra trường:


3.1. Đại học ngành Ngôn ngữ Anh
3.1.1. Mục tiêu đào tạo

- Sinh viên ngành ngôn ngữ Anh sau khi kết thúc chương trình học có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, nắm vững tri thức lý luận và thực tiễn của việc sử dụng Tiếng Anh như một phương tiện hội nhập (tương đương mức C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu) nhằm góp phần phục vụ cho sự phát triển của đất nước; có trình độ ngôn ngữ tốt và có ý thức kỷ luật, thái độ lao động đúng đắn, có tinh thần làm việc độc lập, làm việc theo nhóm để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh; biết khai thác các tiện ích của công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc.
- Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh chọn định hướng Du lịch có thể tích lũy thêm các học phần cần thiết của ngành Quản trị Dịch vụ - Du lịch và Lữ hành để có thể tốt nghiệp với hai bằng đại học: Cử nhân Ngôn ngữ Anh và Cử nhân Quản trị Dich vụ -Du lịch và Lữ hành.
- Sinh viên có năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực nghiên cứu khoa học và học lên trình độ cao hơn.
3.1.2. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đòi hỏi kiến thức văn hoá, xã hội và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Đặc biệt thích hợp cho các công tác biên phiên dịch, cho các công ty có yếu tố nước ngoài, các cơ quan văn hóa, giáo dục, kinh tế và các vị trí làm việc trong các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn, văn phòng tour du lịch, công ty du lịch lữ hành, trung tâm thông tin du lịch và các khu nghỉ mát lớn.

3.2. Cao đẳng ngành Sư phạm Tiếng Anh
3.2.1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Tiếng Anh trình độ cao đẳng:
- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước; yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức tác phong của người giáo viên chuẩn mực.
- Có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về Tiếng Anh và sử dụng được Tiếng Anh (tương đương mức B2 theo Khung tham chiếu Châu Âu) trong hoạt động chuyên môn và nghiệp vụ; thực hiện những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Tiếng Anh ở trường Tiểu học, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Tiểu học. Có khả năng tư duy phản biện và khả năng tìm tòi, nghiên cứu và tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.
3.2.2. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
- Làm việc tại các trường Tiểu học hay các Trung tâm ngoại ngữ

3.3. Cao đẳng ngành Tiếng Anh
3.3.1. Mục tiêu đào tạo

Sinh viên ngành tiếng Anh sau khi kết thúc chương trình học:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, nắm vững tri thức lý luận và thực tiễn của việc sử dụng Tiếng Anh như một phương tiện hội nhập nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
- Có kiến thức tiếng Anh tương đương mức B2 theo khung tham chiếu châu Âu.
- Có ý thức kỷ luật tốt, thái độ lao động đúng đắn, có tinh thần làm việc độc lập, làm việc theo nhóm để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh.
3.3.2. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đòi hỏi kiến thức văn hóa, xã hội và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Tính theo chuẩn tiếng Anh đạt trình độ B 2 theo khung tham chiếu châu Âu (605- 780 TOEIC), sinh viên tốt nghiệp cao đẳngcó thể làm việc trong các công ty du lịch, dịch thuật, đài truyền hình.

3.4. Cao đẳng ngành Tiếng Trung quốc (Trung-Anh)
3.4.1. Mục tiêu đào tạo

- Đào tạo trình độ cao đẳng, ngành Tiếng Trung Quốc (Trung – Anh) cho sinh viên. Sau khi tốt nghiê%3ḅp, sinh viên có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Sau khi kết thúc chương trình học, sinh viên ngành Tiếng Trung Quốc (Trung – Anh) sẽ có vốn tiếng Trung Quốc đủ tốt và tiếng Anh bổ trợ để làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn đòi hỏi kiến thức văn hóa, xã hội và khả năng giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
- Là cơ sở để sinh viên có thể học tiếp một chứng chỉ về nghề du lịch để có thể làm việc chuyên nghiệp hơn trong các cơ sở du lịch lữ hành, các nhà hàng, khách sạn...
- Sinh viên có ý thức kỷ luật tốt, thái độ lao động đúng đắn, có tinh thần làm việc độc lập, làm việc theo nhóm để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng Tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
3.4.2. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Tiếng Trung Quốc (Trung – Anh) có thể đảm nhận một số công việc như hướng dẫn viên du lịch, trợ lý điều hành tại văn phòng du lịch; trợ lý quản lý nhà hàng, lễ tân khách sạn; nhân viên văn phòng, thư ký, biên dịch làm việc không đòi hỏi chuyên môn quá cao trong các công ty, xí nghiệp, các cơ quan văn hóa có sử dụng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Có thể giảng dạy tiếng Trung Quốc ở các Trung tâm Ngoại ngữ (nếu được bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).

 

3.5. Cao đẳng ngành Tiếng Pháp (Pháp-Anh)

3.5.1. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung

- Đào tạo trình độ cao đẳng, song ngữ Pháp-Anh cho sinh viên. Sau khi tốt nghiê%3ḅp, sinh viên có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Sau khi kết thúc chương trình học, sinh viên ngành Tiếng Pháp (Pháp-Anh) sẽ có vốn tiếng Pháp đủ tốt để làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn đòi hỏi kiến thức văn hóa, xã hội và khả năng giao tiếp bằng tiếng Pháp. Đồng thời nắm được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, văn hóa Anh, rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ tương đối tốt.
- Là cơ sở để sinh viên có thể học tiếp lên chương trình đại học tiếng Pháp hoặc học chứng chỉ về nghề du lịch, sư phạm để có thể làm việc chuyên nghiệp hơn trong các cơ sở du lịch lữ hành, các nhà hàng, khách sạn, các trường học và các doanh nghiệp có sử dụng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
- Sinh viên có ý thức kỷ luật tốt, thái độ lao động đúng đắn, có tinh thần làm việc độc lập, làm việc theo nhóm để có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng Tiếng Pháp và có khả năng xoay xở trong các tình huống nghề nghiệp có sử dụng tiếng Anh.
Mục tiêu cụ thể
- Sau khi kết thúc chương trình học, sinh viên ngành Tiếng Pháp (Pháp-Anh) sẽ nắm được những kiến thức đầy đủ về ngôn ngữ, văn hóa Pháp; rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp ở mức độ tốt. Đồng thời sinh viên cũng nắm được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, văn hóa Anh; rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ tương đối tốt.
2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Tiếng Pháp (Pháp-Anh) có thể đảm nhận một số công việc như hướng dẫn du lịch, lễ tân khách sạn, nhà hàng ; nhân viên văn phòng, làm việc trong các công ty, xí nghiệp có sử dụng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh

 
Khoa Ngoại ngữ