Chương trình đào tạo
Thanh nhạc
Ca hát là môn nghệ thuật phối hợp âm nhạc và ngôn ngữ. Có thể gọi là một nhạc cụ sống với sức mạnh biểu hiện lớn lao,
khả năng phổ cập rộng rãi, đã làm cho nghệ thuật ca hát trở thành một phương tiện truyền cảm giáo dục tư tưởng, đạo đức,
thẩm mỹ và giải trí vô cùng quan trọng.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và thực hành ca hát nhiều năm, chúng tôi thấy Thanh nhạc là một bộ môn nghệ thuật
vô cùng phong phú, nhưng cũng hết sức phức tạp. Có một giọng hát tự nhiên tốt chưa đủ, muốn trở thành một ca sĩ
chuyên nghiệp thì phải học tập, rèn luyện. Một trong những vấn đề quan trọng đó là việc học tập kĩ thuật Thanh nhạc.
Đây là quá trình rèn luyện không thể thiếu nhằm phát triển giọng hát, nắm vững những kĩ thuật cơ bản, làm chủ được giọng
hát của mình, cho giọng hát của mình được vững vàng, chín chắn và sâu sắc hơn...
Bên cạnh một số ngành nghề đào tạo khác của Khoa Nghệ thuật, thì Thanh nhạc là một ngành mũi nhọn thu hút lượng
thí sinh đông đúc dự thi vào trường học tập qua các mùa tuyển sinh...Với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ ca sĩ, diễn viên
chuyên nghiệp tham gia biểu diễn phục vụ quần chúng và cho các đoàn nghệ thuật trong tỉnh. Hạt nhân văn nghệ cho các
đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, cán bộ âm nhạc có nghề nghiệp vững vàng, có kiến thức văn hóa,
nghệ thuật để phục vụ trong các trung tâm văn hóa, Đài phát thanh truyền hình…. Cung cấp nguồn nhân lực về nghệ thuật
cho các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây nguyên…Có đủ kỹ năng để tiếp tục học lên trình độ cao hơn...
Hiện nay tổ Thanh nhạc của Khoa Nghệ thuật có 6 giảng viên được đào tạo chính qui, gồm 5 thạc sĩ và 1 nghệ sĩ ưu tú. Nhiều giảng viên
có thâm niên gần 20 năm kinh nghiệm giảng dạy. Các giảng viên luôn có niềm đam mê sâu sắc với nghề, nhiệt huyết,
hăng say, nhiều năm được trau dồi qua biểu diễn thực tế, thi cử và đã vinh dự đạt nhiều huy chương vàng, bạc,
bằng khen của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng như bằng khen của cấp nhà nước trao tặng...
Đội ngũ giảng viên Thanh nhạc luôn nghiên cứu tìm tòi những tác phẩm,giáo trình hay, mới, cập nhật phương pháp
giảng dạyhiện đại nhằmnâng cao trình độ, bắt kịp xu thế phát triển của xã hội, giao lưu học hỏi những tinh hoa thế giới,
qua đó trang bị cho sinh viên, học sinh những kiến thức tốt nhất để đào tạo ra những ca sĩ, nghệ sĩ có trình độ
chuyên môn cao, phục vụ tốt cho xã hội...
Qua nhiều khóa đào tạo, những sinh viên, học sinh lần lượt ra trường đã góp một nguồn lực dồi dào cho đoàn Nghệ thuật
Hải Đăng, nhà hát Dân ca Khánh Hòa, các đơn vị quân đội, các trung tâm văn hóa của tỉnh cũng như các tỉnh lân cận,
tạo nguồn cho hệ Đại học Thanh nhạc vào các Học viện lớn ở trong nước và nước ngoài...
Chuyên ngành Thanh nhạc bậc Cao đẳng 3 năm sinh viên sẽ được học tập, rèn luyện những kỹ năng Thanh nhạc từ cơ bản
đến nâng cao. Được rèn luyện những kỹ năng sân khấu, trau dồi nghề nghiệp qua các môn học
hỗ trợ như: Kỹ thuật diễn viên, Thực hành dàn dựng và có nhiều cơ hội thực tập chuyên môn ở sân chơi âm nhạc
của trường Đại học Khánh Hòa và tham gia các chương trình nghệ thuật lớn nhỏ được tổ chức thường xuyên của khoa,
trường, tỉnh, các đơn vị đặt hàng...
Để đạt được yêu cầu trên, sinh viên thanh nhạc phải hoàn thành những nội dung học tập ngành Thanh nhạc
trong 3 năm như sau:
Phần kiến thức lý thuyết:
- Tìm hiểu về cơ quan phát âm
- Tìm hiểu về hơi thở Thanh nhạc
- Tìm hiểu về các loại giọng hát
- Tìm hiểu về các âm khu của giọng hát...
Phần thực hành luyện tập các kỹ thuật Thanh nhạc từ cơ bản đến nâng cao:
- Tập cách lấy hơi đúng, giữ hơi, điều tiết hơi thở, kéo dài hơi thở.
- Tập mở khẩu hình, giải phóng khẩu hình (cổ họng, hàm trên, hàm dưới, môi, lưỡi...)
- Tập phát âm các nguyên âm i, ê, a, ô, u kết hợp với các phụ âm....
- Tập luyện thanh các bài tập từ đơn giản đến phức tạp với các kỹ thuật hát liền tiếng, hát nhấn âm, hát nảy âm,
hát chạy lướt, hát rung láy, hát từ nhỏ đến to, từ to đến nhỏ...
- Tập hát hệ thống các chương trình tác phẩm Thanh nhạc gồm: các bài hát dân ca, các ca khúc
(nhạc nhẹ, nhạc trữ tình, nhạc cách mạng, âm hưởng dân ca...), romance (là ca khúc có phần đệm piano),
Aria (trích đoạn trong các nhạc kịch)...phù hợp với đặc điểm, khả năng của từng học sinh, sinh viên đáp ứng những yêu cầu của các loại hình âm nhạc...
- Tập xử lý tình cảm, phân tích nội dung, hình thức tác phẩm.
- Luyện tập thực hành biểu diễn trên sân khấu.
Sau khi khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nắm vững được những kỹ năng Thanh nhạc từ cơ bản đến nâng cao,
làm chủ giọng hát của mình, thể hiện tốt những tác phẩm Thanh nhạc thuộc nhiều màu sắc,
thể loại khác nhau, trình diễn được nhiều hình thức như hát đơn ca, song ca, đồng ca, hợp xướng... Có cơ hội trở thành
những ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp trên sân khấu...Bản lĩnh tự tin,có kỹ năng sân khấu tốt khi đứng trước
đám đông. Ngoài ra, có thể giảng dạy Thanh nhạc ở bậc tiểu học, trung học cơ sở. Hướng dẫn, dàn dựng các chương trình
nghệ thuật quần chúng cho các đơn vị nghệ thuật quân đội, trung tâm văn hóa... Có đủ trình độ, năng lực để học tập lên
bậc Đại học ở các Học viện âm nhạc trong nước và nước ngoài...
Theo khảo sát của khoa Nghệ thuật và phòng CTSV về tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành
Thanh nhạc vào năm 2016 là 100%, trong đó có 83,3% sinh viên có khả năng tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Nhạc cụ
Biểu diễn nhạc cụ phương Tây là một trong những chuyên ngành được các sinh viên lựa chọn nhiều nhất khi học tập tại trường Đại học Khánh Hòa. Sinh viên sẽ được đào tạo chính một trong những loại nhạc cụ: Piano, Guitare, Clarinette, Trompette, Violin, Keyboard điện tử, và thêm một loại nhạc cụ phụ tự chọn.
Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống có thể xem là một trong những chuyên ngành đặc biệt của Đại học Khánh Hòa. Trong quá khứ, đã có rất nhiều học sinh – sinh viên thuộc chuyên ngành Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch Nha Trang (tiền thân của Đại học Khánh Hòa) được đánh giá cao khi tiếp tục học lên cấp bậc cao hơn tại các Nhạc viện lớn trong nước.
Sinh viên chuyên ngành Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống sẽ được đào tạo chính một trong những loại nhạc cụ: Đàn tranh, đàn bầu, sáo, đàn nhị, tam thập lục, đàn nguyệt, và thêm một loại nhạc cụ phụ tự chọn.
Với đội ngũ giảng viên có trình độ Thạc sĩ, Cử nhân dày dặn kinh nghiệm cùng chương trình đào tạo chủ yếu hướng đến thực hành nghề nghiệp, sinh viên sẽ được tiếp xúc một cách chân thật nhất về kỹ năng biểu diễn trên sân khấu. Bên cạnh đó, cơ hội tìm kiếm việc làm trong và sau quá trình học tập khá thuận lợi khi bản thân sinh viên có thể tiếp xúc với nhiều người có kinh nghiệm trong nghề và tìm được môi trường công việc phù hợp với bản thân (có thể hoạt động độc lập hoặc làm việc trong các Nhà hát, Trung tâm văn hóa, giảng dạy tại các trường học hoặc trung âm âm nhạc…). Theo khảo sát của khoa Nghệ thuật và phòng CTSV về tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành biểu diễn nhạc cụ truyền thống vào năm 2016 là 100%, trong đó có 100% sinh viên làm việc trong khu vực nhà nước.
Bên cạnh đào tạo về chuyên ngành, sinh viên còn được đào tạo thêm khối kiến thức chuyên ngành như nhạc lý cơ bản, ký xướng âm, phân tích tác phẩm âm nhạc, tính năng nhạc cụ, hòa thanh, lịch sử âm nhạc phương tây và Việt Nam, hợp xướng, âm nhạc truyền thống Việt Nam và các môn học thực hành như Hòa tấu dàn nhạc, thực hành biểu diễn, thực hành dàn dựng…
Bên cạnh đó, sinh viên được tạo điều kiện biểu diễn hàng tuần phục vụ du khách trong chương trình đường phố của trường Đại học Khánh Hòa, góp phần giúp sinh viên được thực hành thực tế, tiếp xúc với khán giả và học cách xử lý tình huống trên sân khấu…
Trải qua hơn 30 năm đào tạo, khoa Nghệ Thuật là cái nôi cho rất nhiều các nhạc công trong và ngoài tỉnh, các sinh viên sau khi tốt nghiệp đầu quân cho các Nhà hát, các trung tâm văn hóa trong nước… Mỗi sinh viên có một lựa chọn nghề nghiệp khác nhau, tuy nhên tất cả đều hòa chung một niềm đam mê, cống hiến vì nghệ thuật nước nhà.
Đồ họa
Có thể rất nhiều bạn học sinh phổ thông băn khoăn rằng: mình có năng khiếu về mỹ thuật, mình có khả năng vẽ đẹp, vẽ giống mẫu… vậy mình có thể trở thành họa sĩ nổi tiếng hay không? Có thể trở thành một nhà thiết kế đồ họa hay một thầy giáo, cô giáo dạy mỹ thuật trong các trường phổ thông hay không? Liệu chúng ta có thể trở thành thiên tài? Hay ít nhất cũng là người có ích cho xã hội và khẳng định được bản thân mình. “Thiên tài một phần trăm là cảm hứng và chín mươi chín phần trăm là mồ hôi”- Thomas Edíson. Mồ hôi ở đây chính là sự rèn luyện, học hỏi, trau dồi kiến thức của bản thân từ môi trường giáo dục. Nếu bạn muốn chọn một môi trường giáo dục tốt, thì Đại học Khánh Hòa là ngôi trường thích hợp nhất để phát triển năng khiếu của bạn trong lĩnh vực nghệ thuật.
Tuy mới thành lập được hơn 2 năm, nhưng trường Đại học Khánh Hòa được thừa kế những tinh hoa nghệ thuật từ trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang cũ. Hiện nay, trường đang chú trọng đào tạo ngành Đồ họa, mã ngành 6210104. Đây là một trong số ngành đào tạo về mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng có bề dày lịch sử của trường Văn hóa nghệ thuật cũ và được xem là ngành “hot” nhất thời gian gần đây. Với đội ngũ giảng viên có trình độ từ cử nhân trở lên, trong đó 17/24 đạt trình độ Thạc sĩ, chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm và nhiệt huyết với nghề sẽ là người ươm mầm tốt nhất cho các tài năng.
Chương trình đào tạo cử nhân Đồ họa trình độ Cao đẳng chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về sáng tác mỹ thuật thuộc lĩnh vực đồ họa và thiết kế quảng cáo. Có thể làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực sáng tác mỹ thuật, thiết kế đồ họa, có kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa chuyên ngành đồng thời biết thiết kế các sản phẩm đồ họa ứng dụng gắn liền với nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Ngoài kiến thức chung, sinh viên Đồ họa còn được hoàn thiện khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp đảm bảo cho sinh viên có được kiến thức và kỹ năng cơ bản của nghệ thuật tạo hình; giải phẫu tạo hình, luật xa gần, mỹ thuật học, lịch sử mỹ thuật, lịch sử hình thành- phát triển của các kỹ thuật in thuộc ngành Đồ hoạ, hình họa, trang trí, bố cục; phương pháp và kỹ năng sử dụng các phần mềm đồ họa chuyên ngành (CorelDraw hoặc Adobe Illustrator và Adobe Photoshop, Adobe Indesign); kỹ thuật in các chất liệu đồ họa để vận dụng vào sáng tạo các tác phẩm, sản phẩm mỹ thuật ứng dụng bằng tay hoặc bằng phần mềm thiết kế đồ họa chuyên ngành phục vụ tốt cho nhu cầu của xã hội.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Đồ họa trình độ cao đẳng có khả năng đảm nhiệm các công việc sau:
- Làm họa sỹ sáng tác chuyên nghiệp về chất liệu đồ họa tạo hình;
- Làm họa sỹ thiết kế đồ họa trong các doanh nghiệp thiết kế quảng cáo, in ấn…
- Làm các công việc liên quan đến dịch vụ Mỹ thuật;
- Cán bộ làm công tác chuyên môn ở các cơ quan quản lý văn hóa…
Mỹ thuật
Chắc chắn quãng thời gian tuổi thơ cho đến khi định hướng nghề nghiệp tương lai, không ít người mơ ước sau này sẽ trở thành giáo viên. Nếu muốn trở thành người giáo viên dạy tốt bộ môn Mỹ thuật và Giáo dục công dân ở nhà trường phổ thông thì cách tốt nhất là đến với trường Đại học Khánh Hòa. Ngành sư phạm mỹ thuật – Giáo dục công dân từ lâu đã là ngành “thương hiệu” đối với trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang cũ. Với bề dày 43 năm đào tạo giáo viên cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh lân cận của trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang, nay là trường Đại học Khánh Hòa lại càng chú trọng và quy mô hơn về chất lượng đào tạo. Đây là cái nôi đào tạo ra những giáo viên giỏi và đặc biệt có nhiều tài năng và sự biến hóa như giáo viên Mỹ thuật – Giáo dục công dân.
Với chương trình đào tạo bài bản, ngoài kiến thức chung, sinh viên còn được thực hành kiến thức cơ bản về Mỹ thuật: Hình hoạ, trang trí, bố cục, điêu khắc, ký hoạ. Nắm được quá trình phát triển của mỹ thuật thế giới và của Việt nam. Có thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, biết phân tích đánh giá các tác phẩm nghệ thuật và tranh vẽ của thiếu nhi.
Song song với kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy - học đặc thù của môn Mỹ thuật và Giáo dục công là kỹ năng về Mỹ thuật như : kỹ năng vẽ hình họa, vẽ trang trí, vẽ tranh cùng kỹ năng sử dụng các chất liệu cơ bản của hội họa, kỹ năng phân tích tác phẩm Mỹ thuật là những trải nghiệm vô cùng thú vị cho người học.
Đại học Khánh Hòa, nơi có nguồn giảng viên chuyên ngành có trình độ 17/24 là Thạc sĩ mỹ thuật, có năng lực giảng dạy, trình độ chuyên môn vững vàng, đã qua nhiều năm giảng dạy chắc chắn sẽ đảm nhận tốt các học phần của chương trình đào tạo ngành Mỹ thuật và Giáo dục công dân.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư Phạm Mỹ thuật – Giáo dục công dân trình độ Cao đẳng có khả năng đảm nhiệm các công việc như: Trở thành người giáo viên dạy tốt bộ môn Mỹ thuật và Giáo dục công dân ở nhà trường phổ thông hoặc đảm nhận công tác chuyên môn ở các cơ sở quản lý giáo dục, cơ sở văn hóa… và làm các công việc liên quan đến dịch vụ Mỹ thuật ứng dụng...
Múa
Dẫn lời của các bậc tiền bối, các giáo sư, các nhà phê bình lý luận Múa đã viết về Nghệ Thuật Múa, đặc biệt là Giáo sư - Tiến sĩ - Nghệ sĩ Nhân dân Lê Ngọc Canh - cả cuộc đời ông đã gắn bó với Múa 70 năm (1946-2016), là nhà biên đạo, nhà lý luận đối với sự phát triển nghệ thuật múa chuyên nghiệp Việt Nam: "Múa là một loại hình nghệ thuật sớm nhất của loài người, có từ thời nguyên thủy.Trải qua lịch sử tiến hóa của loài người, nghệ thuật múa đã phát triển và hoàn thiện với những đặc thù riêng biệt. Nó đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người trong mọi thời đại và là một thành tố văn hóa của các tộc người, các quốc gia, là đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội, văn hóa, nghệ thuật".
Văn hóa - nghệ thuật có vai trò to lớn trong tiến trình lịch sử phát triển và là tấm gương kỳ diệu phản chiếu mọi biến đổi, mọi thời kỳ của dân tộc Việt Nam.
Từ thuở bình minh của dân tộc, văn hóa- nghệ thuật đã hiện diện trong đời sống văn hóa cộng đồng phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của con người.Từ thuở hồng hoang ấy, từ thời tiền sử, sơ sử, con người đã tạo ra những nền văn hóa mang dấu ấn lịch sử văn hóa của người Việt Nam.
Mối quan hệ Nghệ Thuật Múa với các ngành khoa học Nghệ Thuật là thành tố của văn hóa có liên quan tới nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội nhân văn, ảnh hưởng qua lại tới sự phát triển của các lĩnh vực. Mặt khác nghệ thuật Múa có tính tổng hợp liên ngành rất rõ nét. Nghệ thuật Múa cần thiết phải có âm nhạc, trang phục, đạo cụ người diễn.Với múa dân gian thì còn có quan hệ với phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, luật tục, lễ hội, và gắn bó với môi trường tự nhiên, môi trường lao động.
Trải qua tiến trình phát triển, nghệ thuật múa Việt Nam đã có nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực gồm sưu tầm, sáng tác, nghiên cứu, đào tạo, biểu diển. Nổi trội ở lĩnh vực sáng tác, các nhà biên đạo đã sáng tác hàng ngàn tác phẩm múa với nhiều thể loại khác nhau, phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu, sinh hoạt của dân tộc Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 tới ngày nay.
Múa là bộ môn Nghệ thuật đòi hỏi tính kiên nhẫn cao, đam mê, chịu khó rèn luyện, liên tục không mệt mỏi, nhưng đầy thăng hoa, bay bỗng, mỗi bước chân trên sân khấu như bay vào cỏi huyền ảo, diệu kỳ mơ mộng trên thiên đường, đỉnh cao Nghệ Thuật.
Hôm nay chúng ta đang sống, công tác tại khoa Nghệ thuật trường ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA, và đang tồn tại, phát triển mạnh mẽ, vững chắc. (trước đây là Trường CĐVH-NT Nha Trang-Khánh Hòa,khoa sân khấu –Điện ảnh-Múa).
Tổ bộ môn âm nhạc- múa có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao đã tốt nghiệp trong và ngoài nước, được đào tạo cơ bản, có học vị cử nhân Đại học và Thạc sĩ, Nghệ sĩ ưu tú được nhà nước phong tặng.
Theo khảo sát của khoa Nghệ thuật và phòng CTSV về tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành diễn viên múa vào năm 2016 là 100%, trong đó có 50% sinh viên làm việc trong khu vực nhà nước, 50% sinh viên làm việc trong khu vực tư nhân.
Qua nhiều năm hình thành và phát triển, bộ môn Múa đã đào tạo hàng trăm diễn viên múa cho trường, cho tỉnh nhà và khu vực. Các em đã trở thành diển viên đang công tác ở các đoàn, các nhà hát trong khu vực, và có nhiều em đã trở thành Nghệ sĩ ưu tú, lãnh đạo trong các nhà hát, là niềm kiêu hãnh, tự hào của khoa Nghệ Thuật chúng ta.
|