Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Nghệ thuật ❯ Chi tiết
       
  05/03/2018 09:41        

Ngành Thanh nhạc

Ca hát là môn nghệ thuật phối hợp âm nhạc và ngôn ngữ. Có thể gọi là một nhạc cụ sống với sức mạnh biểu hiện lớn lao, khả năng phổ cập rộng rãi, đã làm cho nghệ thuật ca hát trở thành một phương tiện truyền cảm giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ và giải trí vô cùng quan trọng.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và thực hành ca hát nhiều năm, chúng tôi thấy Thanh nhạc là một bộ môn nghệ thuật vô cùng phong phú, nhưng cũng hết sức phức tạp. Có một giọng hát tự nhiên tốt chưa đủ, muốn trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp thì phải học tập, rèn luyện. Một trong những vấn đề quan trọng đó là việc học tập kĩ thuật Thanh nhạc. Đây là quá trình rèn luyện không thể thiếu nhằm phát triển giọng hát, nắm vững những kĩ thuật cơ bản, làm chủ được giọng hát của mình, cho giọng hát của mình được vững vàng, chín chắn vàsâu sắc hơn...
Ngày 3 tháng 8 năm 2015, Thủ tướng chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định Số 1234/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Khánh Hòa trên cơ sở sát nhập 2 Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang và Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang.
Bên cạnh một số ngành nghề đào tạo khác của Khoa Nghệ thuật, thì Thanh nhạc là một ngành mũi nhọn thu hút lượng thí sinh đông đúc dự thi vào trường học tập qua các mùa tuyển sinh...Với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ ca sĩ, diễn viên chuyên nghiệp tham gia biểu diễn phục vụ quần chúng và cho các đoàn nghệ thuật trong tỉnh. Hạt nhân văn nghệ cho các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, cán bộ âm nhạc có nghề nghiệp vững vàng, có kiến thức văn hóa, nghệ thuật để phục vụ trong các trung tâm văn hóa, Đài phát thanh truyền hình…. Cung cấp nguồn nhân lực về nghệ thuật cho các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây nguyên…Có đủ kỹ năng để tiếp tục học lên trình độ cao hơn... 

 

Sinh viên Sơn Hà k33 biểu diễn trong chương trình nghệ thuật đường phố 

Hiện nay tổ Thanh nhạc có 6 giảng viên được đào tạo chính qui, gồm 5 thạc sĩ và 1 nghệ sĩ ưu tú. Nhiều giảng viên có thâm niên gần 20 năm kinh nghiệm giảng dạy. Các giảng viênluôn có niềm đam mê sâu sắc với nghề, nhiệt huyết, hăng say, nhiều nămđược trau dồi quabiểu diễn thực tế, thi cử và đã vinh dự đạt nhiều huy chương vàng, bạc, bằng khen của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng như bằng khen của cấp nhà nước trao tặng... Đội ngũ giảng viên Thanh nhạc luôn nghiên cứu tìm tòi những tác phẩm,giáo trình hay, mới, cập nhật phương pháp giảng dạyhiện đại nhằmnâng cao trình độ, bắt kịp xu thế phát triển của xã hội, giao lưu học hỏi những tinh hoa thế giới, qua đó trang bị cho sinh viên, học sinh những kiến thức tốt nhất để đào tạo ra những ca sĩ, nghệ sĩ có trình độ chuyên môn cao, phục vụ tốt cho xã hội... Qua nhiều khóa đào tạo sinh viên, học sinh lần lượt ra trường đã góp một nguồn lực dồi dào cho đoàn Nghệ thuật Hải Đăng, nhà hát Dân ca Khánh Hòa, các đơn vị quân đội, các trung tâm văn hóa của tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, tạo nguồn cho hệ Đại học Thanh nhạc vào các Học viện lớn ở trong nước và nước ngoài...



Cựu sinh viên chuyên ngành thanh nhạc (Hải Lý k29 và Sơn Hà k33) biểu diễn trong chương trình của tỉnh

Chuyên ngành Thanh nhạc trong đào tạo hệ Cao đẳng 3 năm sinh viên sẽ được học tập, rèn luyện những kỹ năng Thanh nhạc từ cơ bản đến nâng cao. Được rèn luyện những kỹ năng sân khấu, trau dồi nghề nghiệp qua các môn học hỗ trợ như: Kỹ thuật diễn viên, Thực hành dàn dựng và có nhiều cơ hội thực tập chuyên môn ở sân chơi âm nhạc của trường Đại học Khánh Hòa và tham gia các chương trình nghệ thuật lớn nhỏ được tổ chức thường xuyên của khoa, trường, tỉnh, các đơn vị đặt hàng...
Để đạt được yêu cầu trên, sinh viên thanh nhạc phải hoàn thành những nội dung học tập ngành Thanh nhạc trong 3 năm như sau:
*Phần kiến thức lý thuyết:
- Tìm hiểu về cơ quan phát âm
- Tìm hiểu về hơi thở Thanh nhạc
- Tìm hiểu về các loại giọng hát
- Tìm hiểu về các âm khu của giọng hát...
*Phần thực hành luyện tập các kỹ thuật Thanh nhạc từ cơ bản đến nâng cao:
- Tập cách lấy hơi đúng, giữ hơi, điều tiết hơi thở, kéo dài hơi thở.
- Tập mở khẩu hình, giải phóng khẩu hình (cổ họng, hàm trên, hàm dưới, môi, lưỡi...)
- Tập phát âm các nguyên âm i, ê, a, ô, u kết hợp với các phụ âm....
- Tập luyện thanh các bài tập từ đơn giản đến phức tạp với các kỹ thuật hát liền tiếng, hát nhấn âm, hát nảy âm, hát chạy lướt, hát rung láy, hát từ nhỏ đến to, từ to đến nhỏ...
-Tập hát hệ thống các chương trình tác phẩm Thanh nhạc gồm: các bài hát dân ca, các ca khúc (nhạc nhẹ, nhạc trữ tình, nhạc cách mạng, âm hưởng dân ca...), romance (là ca khúc có phần đệm piano), Aria (trích đoạn trong các nhạc kịch)...phù hợp với đặc điểm, khả năng của từng học sinh, sinh viên đáp ứng những yêu cầu của các loại hình âm nhạc...
- Tập xử lý tình cảm, phân tích nội dung, hình thức tác phẩm.
- Luyện tập thực hành biểu diễn trên sân khấu.
Sau khi hoàn thành chuyên ngành Thanh nhạc 3 năm ở trường, khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nắm vững được những kỹ năng Thanh nhạc từ cơ bản đến nâng cao,làm chủ giọng hát của mình, thể hiện tốt những tác phẩm Thanh nhạc thuộc nhiều màu sắc, thể loại khác nhau, trình diễn được nhiều hình thức như hát đơn ca, song ca, đồng ca, hợp xướng... Có cơ hội trở thành những ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp trên sân khấu...Bản lĩnh tự tin,có kỹ năng sân khấu tốt khi đứng trước đám đông. Ngoài ra, có thể giảng dạy Thanh nhạc ở bậc tiểu học, trung học cơ sở. Hướng dẫn, dàn dựng các chương trình nghệ thuật quần chúng cho các đơn vị nghệ thuật quân đội, trung tâm văn hóa... Có đủ trình độ, năng lực để học tập lên bậc Đại học ở các Học viện âm nhạc trong nước và nước ngoài...
Theo khảo sát của khoa Nghệ thuật và phòng CTSV về tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành Thanh nhạc vào năm 2016 là 100%, trong đó có 83,3% sinh viên có khả năng tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

                                                                                           Th.s. Hoàng Thị Huệ - khoa Nghệ Thuật

 
Khoa Nghệ thuật