Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Nghệ thuật ❯ Chi tiết
       
  05/03/2018 09:53        

Ngành Diễn viên Múa

Dẫn lời của các bậc tiền bối, các giáo sư, các nhà phê bình lý luận Múa đã viết về Nghệ Thuật Múa, đặc biệt là Giáo sư - Tiến sĩ - Nghệ sĩ Nhân dân Lê Ngọc Canh - cả cuộc đời ông đã gắn bó với Múa 70 năm (1946-2016), là nhà biên đạo, nhà lý luận đối với sự phát triển nghệ thuật múa chuyên nghiệp Việt Nam. Múa là một loại hình nghệ thuật sớm nhất của loài người, có từ thời nguyên thủy.Trải qua lịch sử tiến hóa của loài người, nghệ thuật múa đã phát triển và hoàn thiện với những đặc thù riêng biệt. Nó đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người trong mọi thời đại và là một thành tố văn hóa của các tộc người, các quốc gia, là đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội, văn hóa, nghệ thuật.


Các sinh viên chuyên ngành múa biểu diễn trong chương trình của tỉnh


Văn hóa - nghệ thuật có vai trò to lớn trong tiến trình lịch sử phát triển và là tấm gương kỳ diệu phản chiếu mọi biến đổi, mọi thời kỳ của dân tộc Việt Nam.
Từ thuở bình minh của dân tộc, văn hóa- nghệ thuật đã hiện diện trong đời sống văn hóa cộng đồng phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của con người.Từ thuở hồng hoang ấy, từ thời tiền sử, sơ sử, con người đã tạo ra những nền văn hóa mang dấu ấn lịch sử văn hóa của người Việt Nam.
Mối quan hệ Nghệ Thuật Múa với các ngành khoa học Nghệ Thuật là thành tố của văn hóa có liên quan tới nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội nhân văn, ảnh hưởng qua lại tới sự phát triển của các lĩnh vực. Mặt khác nghệ thuật Múa có tính tổng hợp liên ngành rất rõ nét. Nghệ thuật Múa cần thiết phải có âm nhạc, trang phục, đạo cụ người diễn.Với múa dân gian thì còn có quan hệ với phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, luật tục, lễ hội, và gắn bó với môi trường tự nhiên, môi trường lao động.


Tiết mục múa Champa

Trải qua tiến trình phát triển, nghệ thuật múa Việt Nam đã có nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực gồm sưu tầm, sáng tác, nghiên cứu, đào tạo, biểu diển. Nổi trội ở lĩnh vực sáng tác, các nhà biên đạo đã sáng tác hàng ngàn tác phẩm múa với nhiều thể loại khác nhau, phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu, sinh hoạt của dân tộc Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 tới ngày nay.
Múa là bộ môn Nghệ thuật đòi hỏi tính kiên nhẫn cao, đam mê, chịu khó rèn luyện, liên tục không mệt mỏi, nhưng đầy thăng hoa, bay bỗng, mỗi bước chân trên sân khấu như bay vào cỏi huyền ảo, diệu kỳ mơ mộng trên thiên đường, đỉnh cao Nghệ Thuật.
Hôm nay chúng ta đang sống, công tác tại khoa Nghệ thuật trường ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA, và đang tồn tại, phát triển mạnh mẽ, vững chắc. (trước đây là Trường CĐVH-NT Nha Trang-Khánh Hòa,khoa sân khấu –Điện ảnh-Múa).


Tiết học múa tại trường Đại học Khánh Hòa

Tổ bộ môn âm nhạc- múa có đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao đã tốt nghiệp trong và ngoài nước, được đào tạo cơ bản, có học vị cử nhân Đại học và Thạc sĩ, Nghệ sĩ ưu tú được nhà nước phong tặng.
Theo khảo sát của khoa Nghệ thuật và phòng CTSV về tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành diễn viên múa vào năm 2016 là 100%, trong đó có 50% sinh viên làm việc trong khu vực nhà nước, 50% sinh viên làm việc trong khu vực tư nhân.
Qua nhiều năm hình thành và phát triển, bộ môn Múa đã đào tạo hàng trăm diễn viên múa cho trường, cho tỉnh nhà và khu vực. Các em đã trở thành diển viên đang công tác ở các đoàn, các nhà hát trong khu vực, và có nhiều em đã trở thành Nghệ sĩ ưu tú, lãnh đạo trong các nhà hát, là niềm kiêu hãnh, tự hào của khoa Nghệ Thuật chúng ta. 

                                                                                                Nguyễn Thanh Sơn – khoa Nghệ Thuật

 
Khoa Nghệ thuật