Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Tối ưu hóa quản trị các dịch vụ thông tin điện tử trong môi trường Thư viện đại học Việt Nam
09/03/2020

Các dịch vụ thông tin điện tử được xây dựng trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ máy tính và truyền thông để tăng cường khả năng truy cập, quản lý, sử dụng và phổ biến thông tin đến người dùng của thư viện đại học. Việc tối ưu hoá quản trị các dịch vụ thông tin điện tửsẽ tăng cường hiệu quả và tính ứng dụng của các dịch vụ thông tin. Bài viết phân tích các điều kiện để tối ưu hoá dịch vụ điện tử và các giải pháp công nghệ nhằm phát triển các dịch vụ thông tin điện tử ở thư viện đại học Việt Nam.

Xu hướng phát triển các hoạt động tiếp thị dịch vụ thông tin trong hệ thống thư viện đại học
08/03/2020

Tiếp thị dịch vụ thông tin đang diễn ra trong hệ thống thư viện đại học với nhiều hình thức khác nhau. Tiếp thị dịch vụ thông tin nếu được đầu tư phát triển bài bản sẽ tạo nên một công cụ cần thiết cho các thư viện trong thời đại cạnh tranh về cung cấp nội dung thông tin. Bài viết tập trung phân tích các nguyên tắc tiếp thị và các xu hướng tiếp thị dịch vụ thông tin ở thư viện đại học trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc phát triển tiếp thị dịch vụ thông tin tại hệ thống thư viện đại học sẽ tạo ra các giá trị về hiệu quả dịch vụ cũng như sự hài lòng, gắn bó của người sử dụng thư viện.

Nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại trung tâm công tác xã hội
05/03/2020

Chiếm tới gần 10% dân số, người cao tuổi là một lực lượng xã hội đông đảo, trong số đó có tỷ lệ không nhỏ người cao tuổi gặp vấn đề khó khăn về sức khỏe thể chất cũng như  sức khỏe tinh thần. Để người cao tuổi phát huy tốt vai trò của mình đối với sự phát triển của xã hội, hơn ai hết chúng ta – những nhân viên công tác xã hội – những người có đầy đủ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, cần nhận thức rõ vai trò của mình, từ đó hỗ trợ, giúp đỡ người cao tuổi giải quyết những khó khăn về sức khỏe mà họ gặp phải.

Sức sống của thể thơ Lục bát trong thơ ca Việt Nam hiện đại
25/05/2019

Lục bát là một trong những thể thơ truyền thống của dân tộc. Lục bát có ảnh hưởng lớn đối với văn học viết nói chung, thơ ca nói riêng. Lục bát thể hiện rõ sức sống của nó trong diễn ngôn thơ ca hiện đại. Kết hợp góc nhìn văn hóa học với góc nhìn kí hiệu học, bài viết khảo sát Tuyển tập Thơ Việt Nam thế kỉ XX nhằm làm rõ những hằng thể và biến thể của thể thơ lục bát trong thơ ca Việt Nam hiện đại.

Dấu ấn Văn họa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 nhìn từ đề tài phản ánh
18/05/2019

Những đề tài từ văn học dân gian đã trở thành nguồn suối trong mát, chất liệu thẩm mỹ và làm phát lộ những cách thức tiếp cận hiệu quả cuộc sống và con người. Từ đó, rút ngắn khoảng cách giữa duy cảm và duy lý, tạo ra cái nhìn đa diện về hiện thực. Việc tiếp biến một cách linh hoạt những đề tài từ kho tàng văn học dân gian làm tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 vừa mang “hồn dân gian” vừa diễn đạt tinh thần thời đại. Cùng đề cập đến những vấn đề của cuộc sống, song các đề tài về gia đình, xã hội, đạo đức dưới ngòi bút của các nhà văn thời hiện đại không đơn thuần chỉ phản ánh. Sâu sắc hơn, qua những đề tài ấy, không chỉ hàng loạt vấn đề của cuộc sống được khai thác triệt để ở nhiều khía cạnh, các nhà văn còn gửi gắm vào đó những thông điệp nhức nhối lay gọi người đọc về những vấn đề của con người và đời sống thời hiện đại.

Chuyên đề: Hình tượng người kể chuyện trong văn xuôi Bùi Ngọc Tấn
13/04/2019

Theo lí thuyết tự sự học, vấn đề người kể chuyện là một phương diện cơ bản để cấu trúc lại truyện kể. Nghiên cứu người kể chuyện trong Văn xuôi Bùi Ngọc Tấn nhằm tìm hiểu các hình thức chủ thể kể chuyện, hình tượng người kể chuyện và mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả. Qua đó thấy được những đóng góp của Bùi Ngọc Tấn trong việc kế thừa và cách tân hình thức người kể chuyện trong văn xuôi tự sự.

Lê Khánh Mai - Nhọc nhằn phận thơ, phận đời
13/03/2019

Lê Khánh Mai là nhà thơ có nhiều trăn trở về thơ ca và cuộc đời. Khát vọng dấn thân cho đổi mới và sáng tạo của một nhà thơ nữ Việt Nam đã tạo nên những vần thơ nhọc nhằn phận thơ, phận đời. Đó là những thi phẩm thơ viết về thơ. Bài viết tiếp cận những diễn ngôn ấy dưới góc độ nữ quyền luận và chủ nghĩa hiện sinh.

Văn học Chấn thương: Trường hợp Thế Vũ và Nguyễn Hoàng Thu
15/01/2019

Nha Trang – Khánh Hòa là một trong các đô thị lớn thuộc vùng địch tạm chiếm ở miền Nam. Thế hệ thanh niên trưởng thành trong giai đoạn này phải rơi vào tình thế mắc kẹt của lịch sử. Thế Vũ, Nguyễn Hoàng Thu, Trần Vạn Giã, Nguyễn Âu Hồng, Lê Kí Thương,… đều là những nạn nhân của tình thế ấy. Cái oái oăm, bi thương trong hoàn cảnh điêu linh của chiến tranh đã “kết trầm” thành những thiên tự sự ánh chiếu nhiều giá trị thẩm mĩ khác nhau trong sáng tác của Thế Vũ và Nguyễn Hoàng Thu. Có thể nhìn thấy ở đó những ám ảnh, những thổn thức về sự vong thân, vong bản. Cũng nhìn thấy ở đó những sang chấn tinh thần không thể nào bình lặng “mang theo xuống mồ”… Các giá trị trên được kết tinh thành một vệt dài qua nhiều tác phẩm trong những hồi ức khôn nguôi của hai nhà văn. Nói như Huỳnh Như Phương: “Họ không phải là những nhà văn trực tiếp nằm trong quỹ đạo của cách mạng, nhưng dường như lịch sử đã cài họ vào hàng quân đó để thu và phát những tín hiệu văn chương từ phía đối nghịch của chiến tranh mà thật ra, cho đến nay, người nghiên cứu văn học chưa phải đã quan tâm và thấu hiểu đầy đủ(1). Trong bài viết này, chúng tôi tìm lại những “tín hiệu văn chương” đó; chủ yếu tập trung soi chiếu qua các thiên tự sự được coi là cô đặc thành các tinh thể về vấn đề trên – Mưa trên lầu bát giác của Thế Vũ và Người bắt ruồi của Nguyễn Hoàng Thu.

Một giấc mơ trong một số tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986
07/11/2018

Theo Frued, tác phẩm văn học, trước hết là mocirc%3ḅt giấc mơ. Giấc mơ là mocirc%3ḅt trạng thái tâm lý do những ham muốn bị dồn nén, tiếp tục tồn tại trong vô thức và chúng chỉ có thể ùa vào ý thức với điều kiecirc%3ḅn đã ngụy trang để tránh khỏi kiểm duyecirc%3ḅt, là “mocirc%3ḅt kiểu chơi của trẻ con, không khác gì mocirc%3ḅng giữa lúc thức” [9, tr.38], “biểu tượng của cuocirc%3ḅc phiêu lưu cá thể, được cất sâu trong tâm khảm… Chiêm mocirc%3ḅng hiecirc%3ḅn ra với chúng ta như mocirc%3ḅt điều bí ẩn của chính mình” [2, tr.17]. Ngoài phần ý thức, con người còn có vô thức, tiềm thức và tâm linh.

Tích hợp rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh viên thông qua việc dạy học học phần Ngữ dụng học
25/05/2018

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục cần phải đào tạo ra những con người vừa có tri thức khoa học, vừa có tri thức chuyên môn ngành nghề đáp ứng yêu cầu của công việc, đồng thời cũng phải vừa có những năng lực chung và năng lực cá nhân để đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Chính vì vậy, việc dạy học ngôn ngữ cho sinh viên không chỉ đơn thuần là để hiểu, để biết ngôn ngữ mà học là để dùng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả. Bài viết tập trung vào vấn đề tích hợp rèn luyện năng lực giao tiếp cho sinh viên thông qua việc dạy học học phần Ngữ dụng học.

|<<    <   
1[2]
   >    >>|
Khoa Khoa học XH&NV