Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Du lịch ❯ Chi tiết
       
  07/05/2019 09:02        

CV - Những điều cần biết

I. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam cũng như một số nước khác trên thế giới, một bản sơ yếu lí lịch là không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc. Một bản sơ yếu lí lịch được chấp nhận là bản có đầy đủ nội dung, thông tin và được đóng dấu xác nhận bởi Uỷ ban nhân dân phường, Uỷ ban nhân dân xã hay một cơ quan có uy tín. Các Ủy ban Nhân dân chỉ chứng nhận khi sơ yếu lý lịch được điền theo đúng một khuôn mẫu in sẵn trong đó có mục về lịch sử gia đình. Chính vì vậy, thông tin trong bảng kê khai sơ yếu lí lịch rất hạn chế, người kê khai không có chỗ để viết nhiều về kỹ năng, kinh nghiệm cũng như sự hiểu biết của bản thân về ngành nghề mà mình nộp đơn. Thông tin trong sơ yếu lí lịch được trình bày theo khuôn mẫu như vậy gây ra sự nhàm chán, không mang lại sự mới mẻ sáng tạo cũng như không có tính thuyết phục cao đối với các nhà tuyển dụng. Điều này gây khó khăn không nhỏ trong quá trình chọn lọc hồ sơ và lên lịch hẹn phỏng vấn. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu cũng như mang đến sự thuyết phục đối với các nhà tuyển dụng, hiện nay người đi xin việc thường phải viết một bản CV bổ sung vào tập hồ sơ của mình.
Theo kết quả điều tra của Bộ giáo dục, năm 2011 cả nước có đến 63% sinh viên thất nghiệp, năm 2014 tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên sau tốt nghiệp cao đẳng, đại học tăng 104% so với năm 2010. Còn theo số liệu thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, năm 2015 cả nước có trên 200.000 người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, chiếm 20% tổng số lao động thất nghiệp. Theo một thống kê gần đây của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn: Có 26,2 % cử nhân ĐH ra trường không có việc làm; 70,8 % cử nhân có việc làm nhưng phần lớn là làm trái ngành nghề; chỉ 19% làm đúng ngành nghề được đào tạo. Có rất nhiều nguyên nhân để lí giải cho tình trạng trên như chất lượng đào tạo, mở ra quá nhiều trường đào tạo, đào tạo các ngành nghề không gắn liền với nhu cầu của xã hội… song một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là sinh viên chưa được đào tạo kĩ năng mềm, trong đó có kĩ năng phỏng vấn xin việc. Vì vậy sinh viên chưa biết đến kĩ năng thể hiện năng lực, trình độ, kinh nghiệm cũng như nhiệt huyết của bản thân để có thể thuyết phục hội đồng tuyển dụng.
Theo khảo sát thực tế của bản thân tại các lớp giảng dạy môn Quản trị nguồn nhân lực như lớp CĐ KTDLk35, CĐQTNHKSK36A thì 90% sinh viên được hỏi đều trả lời là không biết CV là gì, 10% còn lại trả lời là có nghe đến CV nhưng không biết là gì. Điều này cho thấy rằng sinh viên trường ta hoàn toàn xa lạ với CV và chưa biết đến tầm quan trọng của nó đối với họ. Nếu như họ biết đến vai trò và những kĩ năng cần thiết để viết CV, chắc chắn rằng sau khi tốt nghiệp ra trường họ sẽ thể hiện bản thân mình tốt hơn, thu hút được sự quan tâm của các nhà tuyển dụng vào những vị trí phù hợp.
II. Giải quyết vấn đề
2.1 Khái niệm và vai trò của CV trong tuyển dụng
CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae xuất phát từ tiếng Latinh và nghĩa của nó sơ yếu lý lịch, là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản thân, quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm.
Nói cách khác đây là một văn bản sơ lược về bản thân hay chúng ta còn gọi là lý lịch trích ngang thường được nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên khi nhận hồ sơ của người xin việc vì nó đóng vai trò cung cấp thông tin quan trọng cho người sử dụng lao động. Đây là một văn bản được dùng chủ yếu khi đi xin việc và được xem là yếu tố quan trọng tiên quyết và không thể thiếu được trong Hồ sơ xin việc. CV được xem là lời giới thiệu, thể hiện năng lực và mong muốn của bạn, đó là nơi bạn giới thiệu bản thân mình với khách hàng là các nhà tuyển dụng khi ứng tuyển.
Khi quyết định ứng tuyển một công việc nào đó, người ứng tuyển phải hiểu rằng công việc đó có thể có rất nhiều người cùng ứng tuyển và viết CV xin việc chính là việc đầu tiên để bạn có thể làm để nổi bật năng lực chuyên môn, trình độ học vấn, kinh nghiệm của bản thân để thuyết phục được nhà tuyển dụng, khiến họ quan tâm đến bạn nhiều hơn những người khác, bước qua vòng hồ sơ và đến vòng phỏng vấn trực tiếp. Thực tế cho thấy CV là một phần không thể thiếu trong các bộ hồ sơ xin việc hiện nay bởi vai trò to lớn của nó mang lại cho người đi xin việc cũng như đối với các nhà tuyển dụng. CV được xem là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên khi nhận Hồ sơ xin việc của các ứng viên bởi nó cung cấp các thông tin quan trọng về ứng viên và giúp các nhà tuyển dụng có thể đưa ra được đánh giá bước đầu về các ứng viên trước khi lựa chọn phỏng vấn. Bên cạnh đó, CV xin việc chính là chiếc cầu nối để người xin việc tỏ ý mong muốn được làm việc ở cơ quan có nhu cầu tuyển dụng. Khi một doanh nghiệp cần tuyển dụng những nhân sự của mình thì họ cần thông báo tuyển dụng và chờ đợi các ứng viên nộp hồ sơ. Mặt khác, các ứng viên luôn tìm kiếm các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng để nộp CV xin việc tại đó. Khi 2 đối tượng này chưa có bất cứ sự trao đổi, gặp gỡ nào cả thì CV xin việc là thứ duy nhất có vai trò đảm bảo sự tương tác giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Họ sẽ quyết định gọi cho ai đến phỏng vấn và những hồ sơ nào không cần để ý đến thông qua việc đọc CV mà các ứng viên cung cấp. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng không biết các ứng viên là ai, năng lực của họ đến đâu và trong số họ có ai là thực sự phù hợp với công việc đang tuyển dụng, lựa chọn người nào để phỏng vấn thì chỉ có CV xin việc mới giúp nhà tuyển dụng đưa ra được những quyết định đúng đắn.
2.2 Nội dung cơ bản của CV
Hiện nay trong các tài liệu sách báo cũng như trên mạng internet đề cập đến rất nhiều nội dung khác nhau có thể trình bày trong bản CV. Tuy nhiên tuỳ vào mục đích viết CV cũng như tuỳ thuộc vào các vị trí, ngành nghề, lĩnh vực mà ứng viên muốn ứng tuyển mà có những nội dung cho phù hợp.
a. Tên, địa chỉ liên hệ

   

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh:

Địa chỉ

 

Thành phố/ Tỉnh

 

Điện thoại

 

Email

 

 b. Công việc mong muốn (vị trí ứng tuyển)

Vị trí:

Ngày có thể bắt đầu:

Mức lương yêu cầu:

Anh/ chị đã từng xin việc ở công ty này hay chưa

Không

Nếu có thì vào vị trí nào và khi nào?

c. Trình độ học vấn

Tiểu học

Tên và địa chỉ của trường

Năm học

Học xong lớp:

Bằng (chứng chỉ):

 

Trung học

Tên và địa chỉ của trường

Năm học

Học xong lớp:

Bằng (chứng chỉ)

 

Đại học/ cao đẳng

Tên và địa chỉ của trường

Khoá học

Ngày tốt nghiệp

Bằng (chứng chỉ)

 

Trên đại học

Tên và địa chỉ của trường

 

Khoá học

Ngày tốt nghiệp

Bằng (chứng chỉ)

 

d. Quá trình làm việc
Trình bày theo trình tự thời gian, bắt đầu bằng công việc gần đây nhất

Công ty

Chức danh trong giai đoạn

Địa chỉ

Nhiệm vụ

Điện thoại

Mức lương

Loại hình kinh doanh

 

Số tháng/năm làm việc

Lý do thôi việc

e. Các lĩnh vực chuyên môn khác, kinh nghiệm khác

Các lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành hay các kinh nghiệm khác:

Các ngoại ngữ sử dụng thành thạo:

Đọc

Viết

 

 

 

f. Tóm tắt phẩm chất, kỹ năng đặc biệt
Tóm tắt các phẩm chất kỹ năng đặc biệt tích luỹ được qua quá trình làm việc hay các kinh nghiệm khác liên quan đến công việc mình ứng tuyển (các kỹ năng mềm, kỹ năng vi tính, kỹ năng chuyên ngành…)
g. Các hiệp hội chuyên môn
Các hoạt động và chức vụ trong các tổ chức chuyên môn, thương mại, kinh doanh hay đoàn thể xã hội
h. Nguồn thẩm tra, người giới thiệu

2.3 Một số lỗi thường gặp khi viết CV
Hầu hết các nhà tuyển dụng không dành quá 30 giây để đọc CV, chính vì vậy để tạo nên một bản CV ấn tượng phải hội tụ đủ các yếu tố về nội dung cũng như hình thức. Những bản CV không gây được ấn tượng sẽ bị loại, tức là ứng viên chưa có được cơ hội tiếp xúc với nhà tuyển dụng thì đã bị loại khỏi vị trí ứng tuyển. chính vì vậy để tạo nên một bản CV hoàn thiện cần lưu ý một số lỗi thường gặp sau:
- Thông tin đề cập trong bản CV khá nhiều, vì vậy nhiều ứng viên không biết sắp xếp theo trình tự thời gian làm cho thông tin lộn xộn, nhà tuyển dụng sẽ gặp khó khăn khi tiếp nhận thông tin. Thông thường có 2 cách sắp xếp thông tin, có thể từ gần tới xa hoặc là thông tin từ xa tới gần với hiện tại.
- Ở phần thông tin tham chiếu, nguồn thẩm tra, nhiều ứng viên còn nhầm lẫn và ghi thông tin của bản thân vào đó. Nếu là sinh viên mới ra trường, phần thông tin này có thể là thầy (cô) giáo chủ nhiệm, trưởng khoa hay hiệu trưởng.
- Lỗi sai chính tả trong trình bày bản CV. Đây là lỗi do các ứng viên làm ẩu, viết xong không đọc lại để kiểm tra, hoặc kiểm tra mà bị sót.
2.4 Một số kỹ năng viết CV
Để viết một bản CV hoàn thiện bên cạnh những yếu tố như kiến thức về một bản CV thì còn cần những cách thức cũng như chiến lược để viết. Các ứng viên, sinh viên mới ra trường cần được định hướng rõ về nghề nghiệp của mình và những kỹ năng cần thiết có liên quan, hỗ trợ cho công việc, nghề nghiệp đó. Đặc biệt, do tính chất của CV cần ngắn gọn trong 1-2 trang giấy, do đó không phải có bất cứ thông tin nào đều ghi hết vào. Bên cạnh đó là sinh viên mới ra trường nên sẽ không có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm cũng như các công việc đã làm vì vậy sẽ lúng túng không biết viết gì vào CV. Để bản CV hoàn thiện hơn, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi bắt tay vào viết CV để gửi cho vị trí công việc của công ty nào đó, ứng viên phải tìm hiểu về hoạt động cũng như văn hoá doanh nghiệp của công ty đó. Ứng viên phải biết được mình sẽ làm việc trong môi trường như thế nào, cách thức quản lí doanh nghiệp ra sao trên cơ sở hiểu biết về công việc mới bắt tay vào viết những thông tin cần thiết và phù hợp
- Đọc các bảng mô tả công việc cho vị trí mình ứng tuyển, từ đó ứng viên sẽ biết được nhà tuyển dụng cần gì, các yêu cầu đối với công việc. Điều này sẽ định hướng cho ứng viên biết được cần phải viết như thế nào.
- Đối với những sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm chưa có nhiều thì phải biết nhấn mạnh, tập trung vào cái khác liên quan đến công việc. Ví dụ như điểm mạnh, điểm yếu của bản thân hay những sở thích cá nhân liên quan đến văn hoá doanh nghiệp hay cách thức quản lí doanh nghiệp.
- Bên cạnh việc chú trọng vào nội dung của bản CV, ứng viên còn phải biết sử dụng các công cụ hỗ trợ như M.O. Word, Photoshop hay phần mềm tạo CV là Topcv… để có thể trình bày những thông tin trong bản CV của mình một cách khoa học và thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng.
III. Kết luận
Việc hướng dẫn tạo lập một bản CV hoàn chỉnh hỗ trợ cho vấn đề xin việc hiệu quả hơn là một việc cần thiết cho các sinh viên sắp ra trường. Nắm vững được điều này, sinh viên sẽ không những không bị lúng túng, thụ động trong quá trình làm hồ sơ xin việc mà còn chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin giúp sinh viên tự tin hơn khi đứng trước nhà tuyển dụng. Tuy nhiên hiện nay tình trạng chung của các trường đại học, cao đẳng là quá tập trung vào chuyên môn mà quên đi việc dạy các kỹ năng mềm cho sinh viên nên các em còn quá nhiều bỡ ngỡ khi rời ghế nhà trường đi xin việc. Trong bài viết này đã đưa ra những ý kiến cá nhân về nội dung cũng như những yếu tố để góp phần hoàn thiện hơn bản CV giúp cho sinh viên có thể giới thiệu về bản thân mình với nhà tuyển dụng tốt hơn. Tuy nhiên để sinh viên có thể tiếp cận được với những thông tin này, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau:
Thứ nhất: lồng ghép nội dung về hướng dẫn viết CV xin việc vào trong nội dung giảng dạy của môn học Quản trị Nguồn nhân lực, vì môn này có nhiều nội dung liên quan đến CV. Trong quá trình học, các em được hướng dẫn và có thể thực hành ngay nên tránh được những sai sót về sau.
Thứ hai: Tổ chức các buổi sinh hoạt cho sinh viên sắp ra trường, tương tự như những buổi hướng nghiệp để sinh viên tiếp cận và nhìn nhận thực tế được rõ ràng hơn.
Thứ ba: giáo viên chủ nhiệm của các lớp năm cuối có thể hướng dẫn cho các em trong những giờ sinh hoạt lớp, hoặc giới thiệu cho các em một số trang web, phần mềm miễn phí hướng dẫn làm CV để các em có thể chủ động trong việc tìm kiếm thông tin và tự viết bản CV hoàn hảo cho mình.

ThS. Vũ Thị Trinh - Khoa Du lịch

Tài liệu tham khảo
[1] “Bí kíp viết CV hoàn hảo”, 10/10/015, nhóm tác giả Topcv
[2] Quản trị nhân sự, Đỗ Ngọc 2006
[3] Kỷ yếu “ngày nhân sự Việt Nam – Viet Nam HRDay”, Ths. Nguyễn Đặng Tuấn Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội

 
Khoa Du lịch