Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn ❯ Chi tiết
       
  14/02/2019 07:31        

Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn công bố thông tin tuyển sinh năm 2019

1.Thông tin chung

  Xét tuyển bằng cả hai phương thức trên cùng tổ hợp môn xét tuyển: học bạ lớp 12 và điểm kì thi THPT Quốc gia:

- Xét tuyển dựa vào học bạ: Tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 của 03 môn thuộc các tổ hợp môn dưới đây.
- Xét tuyển dựa vào điểm kì thi THPT Quốc gia: tổng điểm của 03 môn thuộc các tổ hợp môn dưới đây.

2.Thông tin cụ thể về từng ngành


 Ngành 1: Đại học Việt Nam học (Văn hóa Du lịch)

1. Mục tiêu đào tạo

Ngành Việt Nam học thiết kế theo hướng Văn hóa du lịch đào tạo chuyên sâu về văn hóa và du lịch Việt Nam; đáp ứng tốt yêu cầu của các công việc liên quan đến văn hóa và du lịch. Chương trình đào tạo cung cấp các kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn; những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học: kiến thức về tiếng Việt, văn hoá Việt Nam, văn học Việt Nam, Địa lí và Địa lí du lịch Việt Nam, lịch sử Việt Nam và các kiến thức về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị các kỹ năng mềm và phát triển các năng lực giao tiếp (năng lực thuyết trình trước công chúng, năng sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp ...); Năng lực hợp tác, phối hợp làm việc nhóm; Năng lực tổ chức, quản lí các hoạt động văn hoá dân tộc: lễ hội, du lịch lễ hội,…; Năng lực tổ chức và quản lý các chương trình du lịch, các sự kiện du lịch...
2. Cơ hội tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Việt Nam học có thể hướng đến 2 vị trí việc làm cơ bản là cán bộ văn hóa và hướng dẫn viên du lịch. Sinh viên tốt nghiệp chương trình này có thể làm việc ở các vị trí việc làm sau đây:
- Các trung tâm nghiên cứu và đào tạo Việt Nam học;
- Các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội về văn hoá, giáo dục như Ủy ban nhân dân, Sở, Phòng, Ban văn hóa...;
- Các hoạt động hướng dẫn du lịch tại doanh nghiệp lữ hành, đại lý lữ hành, điểm tham quan du lịch;
Tốt nghiệp chương trình đào tạo Việt Nam học theo hướng Văn hóa Du lịch, người học có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các chuyên ngành: Việt Nam học, Văn hóa học, Đông phương học…
3. Điểm ưu trội của ngành đào tạo
- Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học theo hướng Văn hóa Du lịch tiếp cận theo hướng đa mục tiêu. Sinh viên ra trường có thể lựa chọn làm cán bộ văn hóa hoặc làm hướng dẫn viên du lịch.
- Nhà trường có đầy đủ giảng viên cơ hữu tham gia đào tạo cả các modul kiến thức văn hóa lẫn kiến thức du lịch.

Ngành 2: Đại học Văn học (Văn học – Báo chí, truyền thông)

1. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Văn học (Văn học – Báo chí, truyền thông) đào tạo cử nhân làm công tác nghiên cứu văn học và những lĩnh vực có liên quan như báo chí, xuất bản, truyền thông; theo dõi và quản lí các hoạt động văn hóa; văn học nghệ thuật; báo chí, truyền thông (Khi cần, người học có thể học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để làm công tác giảng dạy văn học ở các cấp học THCS, THPT, cao đẳng, đại học). Chương trình đào tạo cung cấp những kiến thức đại cương cũng như kiến thức về văn học và ngôn ngữ học, báo chí và truyền thông. Bên cạnh đó, chương trình nhằm đào tạo và phát triển các kỹ năng: Kỹ năng nghiên cứu, phê bình các vấn đề thuộc lĩnh vực văn học, ngôn ngữ học; kĩ năng cảm thụ và dạy học Văn học; Kỹ năng viết báo, biên tập báo chí, xuất bản; kĩ năng tổ chức các sự kiện truyền thông; Kĩ năng xây dựng, tổ chức, quản lý các hoạt động nghiên cứu văn học, báo chí, truyền thông.
2. Cơ hội tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Văn học (Văn học – Báo chí, truyền thông) có thể hướng đến 3 vị trí việc làm cơ bản là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; Phóng viên, biên tập viên và cán bộ chức năng trong các cơ quan, cụ thể:
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về Văn học, Báo chí, Truyền thông.
- Phóng viên, bình luận viên, biên tập viên cho các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng; Nhân viên văn phòng, nhân viên PR, chuyên viên tại các cơ quan thông tin, truyền thông cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã…
- Cán bộ chức năng trong các cơ quan quản lý báo chí, xuất bản hoặc thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi những kiến thức cơ bản, hệ thống về truyền thông và kỹ năng, nghiệp vụ báo chí như các cơ quan văn hoá – tư tưởng, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, kinh tế, ngoại giao,...
Tốt nghiệp chương trình đào tạo Văn học theo hướng Văn học – Báo chí, Truyền thông, người học có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các chuyên: Văn học, Ngôn ngữ, Báo chí, Truyền thông,…
3. Điểm ưu trội của ngành đào tạo
- Chương trình đào tạo ngành Văn học (Văn học – Báo chí, truyền thông) tiếp cận theo hướng đa mục tiêu. Sinh viên ra trường có thể lựa chọn làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; Làm phóng viên, bình luận viên, biên tập viên hoặc làm cán bộ chức năng trong các cơ quan quản lý báo chí, xuất bản, các cơ quan văn hóa – tư tưởng,…
- Nhà trường có đội ngũ giảng viên Khoa học Xã hội và Nhân văn hùng hậu; có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu văn học, các cơ quan báo chí ở địa phương và khu vực.


Ngành 3: Cao đẳng Sư phạm Lịch sử (Lịch sử - Địa lí)

1. Mục tiêu đào tạo cụ thể

Đào tạo cử nhân Cao đẳng Sư phạm Lịch sử (Lịch sử - Địa lý) có kiến thức sâu rộng về khoa học Lịch sử, Địa lý, khoa học giáo dục; có các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, phân tích, giải quyết vấn đề, sử dụng ngoại ngữ, tin học…; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; có các năng lực lịch sử, năng lực địa lí, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu đạt chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở và có khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trường việc làm sau tốt nghiệp.
2. Cơ hội tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp ngành Cao đẳng Sư phạm Lịch sử (Lịch sử - Địa lý) có đủ năng lực đảm nhận công tác giáo viên Lịch sử - Địa lý ở các trường THCS và những công tác có yêu cầu chuyên môn liên quan đến kiến thức Lịch sử, Địa lý như công tác tuyên truyền, thuyết minh tại bảo tàng; hướng dẫn viên du lịch tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; công tác tuyên huấn ở Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận; công chức văn hóa – xã hội ở các cơ quan nhà nước. Cử nhân Cao đẳng Sư phạm Lịch sử (Lịch sử - Địa lý) có thể tiếp tục học lên đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
3. Điểm ưu trội của ngành đào tạo
- Chương trình đào tạo ngành Cao đẳng Sư phạm Lịch sử (Lịch sử - Địa lí) đào tạo theo kiểu môn ghép (gồm ngành chính và ngành phụ); trong đó, ngành chính là Lịch sử, ngành phụ là Địa lí. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận giảng dạy môn học mới ở trường THCS là môn Lịch sử và Địa lí mà không phải tham gia đào tạo lại.
- Nhà trường có đầy đủ giảng viên cơ hữu tham gia đào tạo cả các modul kiến thức Lịch sử lẫn kiến thức Địa lí. Khoa KHXH&NV có kinh nghiệm trên 40 năm đào tạo sư phạm nói chung, ngành Lịch sử - Địa lí nói riêng.


Ban Tuyên truyền tuyển sinh Khoa KHXH&NV

Lưu ý:
- Thí sinh có nhu cầu tìm hiểu thông tin cụ thể hơn về từng ngành nói trên có thể tiếp tục theo dõi trong những bài viết tiếp theo.
- Thí sinh cần trao đổi thông tin trực tiếp, liên hệ cô Bé – cán bộ tư vấn tuyển sinh của Khoa: 0982 282 909; Hoặc thầy Thiện – Trưởng khoa: 0982 053 058

 
Khoa Khoa học XH&NV