VĂN HÓA HỌC
(Chuyên ngành: văn hóa - truyền thông)
Mã ngành: 7229040
Ngành cử nhân Văn hóa học (Văn hóa – Truyền thông) đào tạo cử nhân có kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, quản lý, tổ chức hoạt động truyền thông trên nền tảng văn hóa; theo dõi và quản lí các hoạt động văn hóa; văn học nghệ thuật; báo chí, truyền thông. Với cách tiếp cận đa mục tiêu, sinh viên tốt nghiệp ngành Văn hóa học (Văn hóa – Truyền thông) có thể làm cán bộ văn hóa hoặc làm chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, PR, quảng cáo, marketing,… (Người học có thể học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ để làm giảng viên ở các Trường cao đẳng, đại học).
ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
● Ngành cử nhân Văn hóa học (Văn hóa – Truyền thông) ở Trường Đại học Khánh Hòa đào tạo theo hướng ứng dụng, ứng dụng Văn hóa học vào lĩnh vực truyền thông. Đây là cách tiếp cận đa mục tiêu, sinh viên tốt nghiệp có thể làm cán bộ văn hóa hoặc làm chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, PR, quảng cáo, marketing… (Người học có thể học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ để làm giảng viên ở các Trường cao đẳng, đại học).
● Nhà trường có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan văn hóa, các cơ quan báo chí - truyền thông ở địa phương và khu vực.
● Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của cán bộ lãnh đạo cơ quan văn hóa, chuyên viên truyền thông, các nhà báo chuyên nghiệp ở địa phương, trong khu vực và quốc gia.
● Đội ngũ giảng viên của Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn hùng hậu, nhiệt huyết với nghề, luôn đồng hành, hỗ trợ sinh viên trong suốt quá trình học tập, thực hành nghề; định hướng nghề nghiệp, tạo động lực nghề nghiệp tương lai cho sinh viên.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Khối kiến thức giáo dục đại cương
Kiến thức chung: Nắm vững các Nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, pháp luật đại cương. Người học nắm vững và thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nướcViệt Nam.
Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
- Kiến thức cơ bản ngành Văn hóa học (Văn hóa – Truyền thông)
- Kiến thức cơ sở ngành Văn hóa học (Văn hóa – Truyền thông)
- Kiến thức chuyên ngành Văn hóa học (Văn hóa – Truyền thông); Sinh viên được thực hành các kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa; Kỹ năng tác nghiệp báo chí – truyền thông, kỹ năng tổ chức các sự kiện báo chí – truyền thông, PR, quảng cáo, marketing,..
- Bên cạnh đó chương trình đào tạo còn cung cấp khối kiến thức liên ngành. Đặc biệt chú trọng đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành Văn hóa – Truyền thông cho sinh viên.
Triển vọng nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Văn hóa học (Văn hóa – Truyền thông) hướng đến 3 vị trí việc làm cơ bản: Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; Cán bộ văn hóa và Chuyên viên truyền thông, cụ thể:
- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về Văn hóa học, Văn hóa -Truyền thông
- Chuyên viên phòng/ban chức năng của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội về văn hoá, giáo dục như: Ủy ban nhân dân, Sở, Phòng, Ban văn hóa...;
- Chuyên viên tư vấn xây dựng và phát triển văn hóa cộng đồng
- Cán bộ truyền thông (tùy viên báo chí phụ trách quan hệ với báo chí, nhân viên PR, chuyên viên phụ trách truyền thông nội bộ, truyền thông thương hiệu…); Làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức hoặc các công ty truyền thông, quảng cáo; các báo, đài truyền hình; Nhân viên marketing, tổ chức sự kiện, v.v…
Tốt nghiệp chương trình đào tạo Văn hóa – Truyền thông, người học có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các chuyên ngành: Văn hóa học, Văn hóa – Truyền thông,…
Tổ Hợp môn xét tuyển
- Văn, Sử, Địa (C00); Văn, Sử, Giáo dục công dân (C19); Văn, Địa, Giáo dục công dân (C20); Toán, Văn, Tiếng Anh (D01)
Liên hệ ban tư vấn của Khoa:
- Cô Chu Thị Lộc An. ĐT: 098 5522 707.
- Cô Nguyễn Thị Bé. ĐT: 0982 828 909.