Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn ❯ Chi tiết
       
  19/05/2020 11:15        

Hồ Chí Minh với các bút danh và quan điểm của Người về Nhà báo chân chính

Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài là nhà cách mạng, nhà quân sự tài ba thì trên mặt trận báo chí, Người cũng luôn thể hiện mình là cây bút sắc bén, đa tài, có tâm và có tầm.

Người đã viết bài cho rất nhiều tờ báo uy tín quốc tế với nhiều bút danh khác nhau như: Nguyễn A.Q. 1921-1926. Hai bài báo ký tên Nguyễn A.Q. có tựa “Hãy Yêu Mến Nước Pháp, Người Bảo Hộ Các Anh.” đăng trên báo Người Tự Do, ngày 7 đến 10, 1921.

Với bút danh Nguyễn Ái Quốc Người bài viết trên L’Humanité ngày 18 tháng 3 năm 1922;  N.A.Q., 1922. Bút danh này trên báo Le Paria và L’Humanité từ 1922-1930;  Ng.A.Q., 1922. Bút danh này trên báo Le Paria từ 1922-1925.

         Sau đó, Nguyễn Ái Quốc dùng bút danh N. trong các năm 1923-1928 trên Le Paria;  Chen Vang, 1923. Ngày 13 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Paris đi Liên Xô. Ngày 16 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến nước Đức. Tại đây, Nguyễn được cơ quan đặc mệnh toàn quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghiã Xô Viết Liên Bang tại Berlin cấp cho giấy đi đường số 1829. Trong giấy này Nguyễn Ái Quốc mang tên Chen Vang.

 Năm 1923 Người lấy bút danh là Nguyễn, bút danh này trong các năm 1923, 1924, 1928 trên Le Paria;  Chú Nguyễn, 1923;  năm 1924  Nguyễn Ái Quốc dùng tên Lin trong thời gian ở Liên Xô từ 1923-1924 và 1934-1939; Un Annamite, 1924. Bút danh Annamite được ký dưới một bài viết trên Le Paria;  Năm 1924 trong bài "Thư Từ Trung Quốc, số 1", ngày 12 tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết về phong trào cách mạng Trung Quốc, sự thức tỉnh, giác ngộ cách mạng cho phụ nữ Trung Quốc, gửi tạp chí Rabotnhitxa. Trong bài này, Nguyễn Ái Quốc ký tên Loo Shing Yan, một nữ đảng viên Quốc Dân Đảng.

 Đến ngày 12 tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi cho một đồng chí trong Quốc Tế Cộng Sản báo tin ông Lu đã đến Quảng Châu, Trung Quốc. Cuối thư đề điạ chỉ liên lạc: Ông Lu, Hãng thông tấn Roxta, Quảng Châu, Trung Quốc. Sau này trong nhiều thư khác Nguyễn Ái Quốc cũng ghi địa chỉ liên lạc là Ông Lu.

Năm 1925 Người lấy bút hiệu  Z.A.C. Bút hiệu này được đăng trên báo Thanh Niên; Sau đó, cũng trong năm này. Báo Công Nhân Chi Lộ Đặc Hiệu, số 20, ra ngày 14 tháng 7 năm 1925, đã đưa tin một người Việt Nam gia nhập đội diễn thuyết và để giữ bí mật, Nguyễn Ái Quốc có tên là Lý Mỗ; Vương Sơn Nhi, 1925. Viết trên báo Thanh Niên với bút danh Vương Sơn Nhi, Trương Nhược Trừng;  Vương Đạt Nhân, 1926. Với bút danh này, Nguyễn Ái Quốc được Đoàn Chủ Tịch Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Quốc Dân Đảng Trung Quốc mời đến dự và phát biểu ý kiến. Ngày họp là 14 tháng 1 năm 1926.

      Năm1926 Người lấy bút danh là  Mộng Liên và  được ký dưới bài viết “Mục Dành Cho Phụ Nữ” đăng trên báo Thanh Niên, số 40, ngày 4 tháng 4 năm 1926;  Sau đó, Bác lấy bút danh là X. bút danh này dùng trong các năm 1926, 1927. X. viết loạt bài nhan đề “Các Sự Biến Ở Trung Quốc”, đăng trên 7 số báo L’Annam;  ….Và còn nhiều bút danh khác nữa.

Với quan niệm báo chí cách mạng là mặt trận chiến đấu của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Bài báo là tờ hịch cách mạng”. Bất cứ người cầm bút nào trên mặt trận báo chí cách mạng phải hiểu rõ mục tiêu và nhiệm vụ của cách mạng là gì? “Bắn thì phải có bia, phải có mục tiêu”, nghĩa là ngòi bút phải gắn với đối tượng.

Tháng 5/1949, trong thư gửi lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng đầu tiên ở chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân ch  v úng để đưa dân chúng đến mục đích chung”.

Tại Đại hội II Hội Nhà báo Việt Nam (16/4/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các nhà báo: “Tất cả những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được”.

Tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam (8/9/1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự và phát biểu nhấn mạnh: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Đề cập tới cách làm báo, Người đã nêu lên kinh nghiệm bản thân: "Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc".

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói đến báo chí trước hết là nói đến cán bộ báo chí”, họ là người cán bộ cách mạng, biết đặt quyền lợi của dân tộc, của nhân dân lên trên hết. Người làm báo phải là những Chiến sĩ trên Mặt trận báo chí, phải rèn luyện bản lĩnh chính trị đi liền với rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, đó là trách nhiệm của các nhà báo cách mạng Việt Nam.

 

                                                                           Sưu tầm và biên tập: Th.S Lê Thị Phương

 
Khoa Khoa học XH&NV