Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn ❯ Chi tiết
       
  10/06/2020 09:48        

Công tác xã hội đối với trẻ em bị xâm hại tình dục tại Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ, thành phố Hồ Chí Minh.

1.         Mở đầu

Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ mang lại nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời cũng nảy sinh các vấn đề mang tính tất yếu ảnh hưởng đến mọi tầng lớp, đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ em. Ngày nay, người dân không còn lạ lẫm khi nghe các vấn đề nhức nhối về trẻ như: trẻ mồ côi, trẻ lang thang cơ nhỡ, trẻ đường phố, trẻ bị bóc lột sức lao động, trẻ khuyết tật, trẻ nghiện ma túy, trẻ nhiễm HIV,  … và trẻ bị xâm hại tình dục đang là một vấn nạn nhức nhối đánh động cả xã hội bởi thủ phạm nằm ở mọi tầng lớp xã hội.

Trước những thách thức nguy hại cho trẻ em mang tính chất nghiêm trọng ảnh hưởng thế hệ tương lai của đất nước, Chính phủ nhận thức được tầm quan trọng trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã thành lập nhiều cơ quan, ban ngành, cơ sở xã hội … chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đóng góp không nhỏ vào tiến trình này là hoạt động của ngành Công tác xã hội. Các vấn đề trẻ em đề cập trên đều thuộc đối tượng của ngành Công tác xã hội. Tại thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động của ngành Công tác xã hội đối với trẻ em đã cho ra đời nhiều cơ sở xã hội dành cho các đối tượng trẻ em tương ứng với các vấn đề của trẻ nêu trên. Và chính vì vậy, đội ngũ nhân viên công tác xã hội đáp ứng cho công việc đầy thách thức này đã và đang hoạt động nhằm đem lại sự thay đổi tích cực cho các vấn đề trẻ em gặp phải.

Các vấn đề trẻ em nêu trên cũng được nhiều chuyên gia, học giả, người quan tâm… nghiên cứu nên cũng góp phần làm sáng tỏ và hướng dẫn cho hoạt động thực tiễn khi làm việc với đối tượng. Tuy nhiên, với đối tượng trẻ bị xâm hại tình dục, những khía cạnh cần được nghiên cứu còn hạn chế. Trong khi đó, trẻ bị xâm hại tình dục ngày càng gia tăng vừa để lại hậu quả nghiêm trọng cho chính cuộc đời của trẻ, vừa ảnh hưởng nặng nề đến giá trị đạo đức xã hội.

Chính vì vậy, công tác xã hội với trẻ bị xâm hại tình dục được ngành công tác xã hội quan tâm can thiệp. Bài viết mong muốn làm sáng tỏ hoạt động công tác xã hội với trẻ bị xâm hại tình dục tại cơ sở xã hội Hoa Hồng Nhỏ thành phố Hồ Chí Minh – cơ sở đầu tiên thực hiện công tác xã hội với trẻ bị xâm hại tình dục.

2.         Nội dung

2.1.      Khái quát về trẻ em bị xâm hại tình dục

2.1.1.  Khái niệm trẻ em bị xâm hại tình dục:

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), đinh nghĩa “xâm hại tình dục trẻ em là sự lôi kéo trẻ em vào hoạt động tình dục mà em đó không hiểu biết đầy đủ, không có khả năng đồng ý một cách hiểu biết, hoặc chưa phát triển đầy đủ và không thể đồng ý hoặc vi phạm phạm luật hay các cấm kỵ của xã hội. Xâm hại tình dục trẻ em là hành vi giữa trẻ em với người lớn hoặc trẻ em khác mà về mặt tuổi tác hoặc phát triển có quan hệ với trẻ em đó về trách nhiệm, niềm tin và quyền hạn. Hành vi này nhằm làm hài lòng hoặc để thoả mãn nhu cầu của người khác” (Karin Heissler 2001).

  Như vậy, xâm hại tình dục trẻ em là những hành vi dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào việc quan hệ tình dục cho dù đứa trẻ đó có nhận thức được những gì đang xảy ra hay không, tất cả những hành vi đó đều được bị coi là xâm hại tình dục trẻ em.

Các hành vi xâm hại cụ thể là: Tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể trẻ (cưỡng dâm, hiếp dâm, giao cấu) và hành vi không tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể trẻ (cho trẻ xem phim, ảnh, sách bảo khiêu dâm; xem cảnh quan hệ tình dục giữa hai người với nhau; nói những lời nói hàm chứa nội dung kích dục, bắt trẻ sờ mó vào các bộ phận sinh dục của người khác, hoặc sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ…). Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm xâm hại tình dục trẻ em còn bị chi phối và ảnh hưởng bởi nền văn hóa, sự nhận thức, sự phân biệt khái niệm xâm hại, nên xâm hại tình dục trẻ em còn bị giới hạn trong những hành vi rõ ràng và cụ thể như hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, sờ vào bộ phận/ bắt trẻ sờ vào bộ phận sinh dục người khác. Còn các hành vi khác thì vẫn chưa được coi trọng về mức độ và hành vi xâm hại.           

2.1.2.  Thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục ở Việt Nam

Theo thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều lần chiếm 28,2% và số trẻ em bỏ học, sống lang thang, bị xâm hại tình dục chiếm 11,6%. Bên cạnh đó theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố cho thấy, trung bình mỗi năm, cả nước xảy ra 1.000 vụ xâm hại tình dục, năm sau thường cao hơn năm trước. Trong đó, số trẻ em bị hiếp dâm chiếm đến 65%. Năm 2014, cả nước đã xảy ra 839 vụ xâm hại tình dục đối với người vị thành niên tăng 1,2% so với năm 2013 và chiếm 60% số vụ xâm hại trẻ em), với 797 đối tượng và 745 nạn nhân bị xâm hại; trong đó, hiếp dâm trẻ em 439 vụ (tăng 1,5%), dâm ô với trẻ em 80 vụ (giảm 31%), giao cấu với trẻ em 291 vụ (tăng 19,7%), cưỡng dâm trẻ em 29 vụ (tăng 19 vụ so với 2013)[1].

Theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng Chống Bạo hành trẻ em (NSPCC) độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục.Đáng nói hơn, 93% nạn nhân quen kẻ xâm hại mình, trong đó có 47% kẻ xâm hại đến từ họ hàng, gia đình. Tại Việt Nam, tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục liên tục gia tăng với mức độ ngày càng phức tạp. Nếu trước đây trẻ bị xâm hại thường là 13-18 tuổi thì nay xuất hiện nhiều vụ việc ở lứa tuổi 5-13 tuổi.

Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH), trong 5 năm (2011-2015), cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em trong đó tình trạng xâm hại tình dục trẻ em nam có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, số vụ xâm hại tình dục trẻ em được ghi nhận tại Việt Nam trong những năm qua thực tế chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm". Ông Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTB-XH cho biết, con số hơn một ngàn vụ mỗi năm thực chất chỉ là những vụ việc được báo cáo. Rất nhiều vụ bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hay vì lý do khác nhau mà không báo cáo[2].

Theo báo cáo của Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 720 vụ xâm hại trẻ em, trong đó xâm hại tình dục trẻ em gồm 573 vụ, chiếm 79,5% tổng số vụ xâm hại trẻ em. Qua đó, lực lượng công an đã xác minh, điều tra xử lý hình sự 538 vụ với 579 đối tượng, xử lý hành chính 55 vụ và đang điều tra 127 vụ. Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cũng cho biết, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%. Những hành vi, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em chỉ khi chạm ngưỡng hình sự mới bị phát hiện, xử lý, do đó những con số được nêu ra có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.Đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao với 21,3%; gần 60% số trẻ em bị xâm hại bởi người quen, hàng xóm. Ước tính, khoảng 68,4% số trẻ em từ 1-14 tuổi phải chịu ít nhất một hình phạt thể chất hoặc tâm lý bởi các thành viên trong gia đình.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, do nhiều nguyên nhân tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đang có nhiều diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Đáng chú ý là tình trạng loạn luân (bố đẻ hiếp dâm con gái nhiều lần; bố dượng hiếp dâm con gái riêng của vợ; anh trai hiếp dâm em gái) hay tình trạng hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ em dưới 5 tuổi, hiếp dâm rồi giết trẻ em, thầy giáo xâm hại học sinh… đang có chiều hướng gia tăng, phản ánh những hiện tượng tâm lý xã hội không bình thường; số trẻ em ít tuổi bị xâm hại tình dục có chiều hướng gia tăng; đối tượng xâm hại tình dục trẻ em đa số là người có quan hệ gần gũi với nạn nhân, trong đó có cả người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, kinh doanh; phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng đa dạng và nghiêm trọng hơn, thậm chí một số đối tượng lợi dụng sự mê tín dị đoan để xâm hại tình dục trẻ em, cho trẻ em uống rượu say, uống thuốc lắc… để xâm hại tình dục. Chính vì vậy, tính chất, hậu quả của các vụ xâm hại tình dục trẻ em là đặc biệt nghiêm trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức của không ít người trong xã hội hiện nay[3].

2.1.3.  Nguyên nhân trẻ em bị xâm hại tình dục ở Việt Nam

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em gia tăng là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu ở một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do các bậc cha mẹ, gia đình, nhà trường, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em. Từ đó, dẫn tới các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục. Giáo dục nhà trường, đặc biệt là tiểu học vẫn chưa đưa các nội dung phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Trẻ em non nớt, không hiểu biết về giáo dục giới tính. Các phụ huynh thường xuyên đăng tải hình ảnh con cái, trẻ em lên mạng xã hội mà không lường được con em mình có thể trở thành mục tiêu của loại tội phạm này. Bà Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Lao động cho biết, công nghệ phát triển mang lại lợi ích nhưng phụ huynh nên hạn chế đưa hình ảnh gia đình, con cái lên diễn đàn, mạng xã hội. “Đối với trẻ em, nếu cần phải dùng điện thoại thì chỉ nên sử dụng những thiết bị phục vụ nhu cầu nghe, gọi, nhắn tin là chủ yếu, để hạn chế thấp nhất nguy cơ khó lường”, bà nói[4].

Thứ hai, do sự phân hóa giầu nghèo với những chênh lệch về điều kiện sống trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, những rạn vỡ trong gia đình và sự xói mòn những giá trị truyền thống đã dẫn tới con số trẻ em bị bỏ rơi, bị sao nhãng, bị lạm dụng và bóc lột ngày càng tăng. Trẻ em bị xâm hại thường xảy ra nhiều ở phường có nhiều dân nhập cư, phòng cho thuê, khu vực có đông người lao động nghèo và địa bàn vắng, hay gần đây là gia tăng đối với vùng nông thôn, bên cạnh thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Số vụ xâm hại trẻ em được báo cáo đến cơ quan chức năng điều tra thường được phát hiện chậm dẫn đến thu thập chứng cứ khó khăn, đối tượng không nhận tội hoặc bỏ trốn.

Thứ ba, công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội chưa bao phủ được hết các địa bàn, đối tượng; số người thực hiện được nghiệp vụ truyền thông, tư vấn còn hạn chế nên chất lượng truyền thông trực tiếp chưa cao; các sản phẩm truyền thông sản xuất với số lượng ít, chưa đến tay các gia đình... dẫn đến nhận thức, trách nhiệm, năng lực Bảo vệ chăm sóc trẻ em của các cấp chính quyền, đặc biệt kỹ năng về bảo vệ trẻ em, thực hành quyền trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn thiếu hụt. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ chưa được rộng rãi, thường xuyên.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tuy có nhiệt tình nhưng chế độ tiền lương của Nhà nước trả cho họ hiện tại vẫn chưa hợp lý. Việc giải quyết đối với cán bộ không chuyên trách ở mức tương đương bậc 1 hệ trung cấp và không tăng lương theo niên hạn, đây là rào cản rất lớn cho công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. Nhiều cán bộ đã bỏ ngành ra làm kinh tế riêng vì đồng lương đã không đủ nuôi sống gia đình họ. Điều này làm cho lực lượng cán bộ không ổn định, yếu chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều vụ việc xâm hại trẻ em xảy ra đã không xử lý được do thiếu kinh nghiệm giải quyết.

Thứ năm, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường; sự du nhập của lối sống thực dụng, sa đọa từ các nước phương Tây; quá coi trọng giá trị đồng tiền, tác động của phim ảnh bạo lực khiêu dâm, tình trạng ly hôn, ly thân... cũng dẫn đến các sang chấn tâm lý, hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và người lớn. Trẻ có nguy cơ cao bị bỏ rơi, đi lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật và bị bạo lực, xâm hại. Các dịch vụ xã hội, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ trẻ em chưa đáp ứng kịp sự thay đổi của xã hội...

Thứ sáu, nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế; khả năng nhận thức, phòng vệ và tự vệ của nạn nhân còn non nớt; công tác phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có cả thái độ bất hợp tác từ phía nạn nhân và gia đình nạn nhân; một số tội danh chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe tội phạm, nhiều khi không tương xứng với hành vi bạo lực cần xử lý cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng này.[5]

Thứ bảy, có nguyên nhân liên quan đến văn hóa truyền thống .Văn hóa Việt Nam vẫn còn e dè khi nhắc đến những cụm từ liên quan đến “tình dục” hay “xâm hại tình dục”… nên việc dạy con cách thức phòng chống lạm dụng tình dục vẫn chưa được chú trọng hoặc còn lúng túng trong các gia đình Việt. Một nét văn hóa nữa liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em đó là sự tổn hại đến “danh dự gia đình”. Khi trẻ bị xâm hại tình dục, nhiều gia đình đã phải làm ngơ vì lo ngại dư luận ảnh hưởng đến danh dự của gia đình. Đây là một hạn chế khiến cho các cơ quan chức năng khó khăn trong việc thu thập số liệu, bỏ sót tội phạm .

Bên cạnh đó, luật còn thiếu chặt chẽ, xử lý tội xâm hại tình dục trẻ em chưa nghiêm. Luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên cho biết theo Bộ luật hình sự hiện hành, có 4 tội danh liên quan hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Đó là: hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em và dâm ô đối với trẻ em.Thực tế có 2 tội danh thường gặp và cơ quan tố tụng áp dụng định tội rất khó chuẩn xác, rạch ròi là tội danh hiếp dâm trẻ em và dâm ô với trẻ em (mức hình phạt nhẹ hơn).Có nhiều trường hợp đáng lý phải bị xử lý về tội hiếp dâm trẻ em nhưng đã bị chuyển xuống tội danh dâm ô đối với trẻ em.[6]

2.1.4.  Hậu quả tác động đến trẻ em bị xâm hại tình dục

Đặc trưng của trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý. Chính vì vậy hậu quả do xâm hại dụng tình dục gây ra đối với các em là rất nặng nề cả về thể chất cũng như tâm lý, tình cảm.

Về mặt thể chất: Những hậu quả về mặt thể chất thường có thể thấy từ sớm, ngay sau khi trẻ bị xâm hại tình dục và phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của trẻ khi bị xâm hại. Xâm hại tình dục khi các em còn nhỏ gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục và các tổn thương khác đối với cơ thể. Nhất là ngay sau khi bị xâm hại tình dục, trẻ đi lại hoặc ngồi khó khăn. Đặc biệt, những trường hợp đi kèm với bạo lực, trẻ nhỏ bị xâm hại có thể dẫn tới tử vong. Nhiều nạn nhân trẻ em bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, mang thai ngoài ý muốn nguy hiểm cho bản thân các em và cả thai nhi. Nhiều trường hợp trẻ em phải phá thai vì chưa ý thức được vai trò, trách nhiệm làm mẹ. Điều này gây tổn hại về sức khoẻ, thậm chí có khả năng dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc gia đình của các em về sau.

Ngoài ra, theo một số tài liệu y khoa, trong trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số triệu chứng cơ thể khác có liên quan mật thiết với các tổn thương tinh thần có thể thấy là: đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi khẩu vị, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục, đái dầm, ỉa đùn, toát mồ hôi (rối loạn thần kinh thực vật), hay tự làm hại mình (gây đau cho cơ thể, tự sát... ). Với trẻ nhỏ, nỗi đau về tinh thần nhiều khi được bộc lộ bằng nỗi đau thể chất, đó là các bệnh tâm thể.

Về mặt tinh thần: Xâm hại tình dục có thể gây ra những hậu quả về mặt tinh thần cho trẻ em cả thời gian ngay sau khi sự kiện xảy ra và cả về lâu dài.

•Hậu quả tinh thần trong thời gian ngay sau khi sự kiện xảy ra:

Các tài liệu nhi khoa và Tâm bệnh lý nhi cho biết nhiều trẻ sau khi bị xâm hại tình dục có sự hoảng loạn, xuất hiện các ảo giác bệnh lý (luôn có cảm giác bất an, giật mình, tưởng tượng ra hình ảnh kẻ xâm hại hay tiếng nói của kẻ xâm hại,...) Trẻ có thể có những cơn tức giận bất thường và có các hành vi hung tính (đập phá đồ đạc, đánh người xung quanh,...)

Nghiêm trọng hơn, sau khi bị xâm hại tình dục không ít em có suy nghĩ tìm đến cái chết do bị sốc về mặt tinh thần. Các em rơi vào trạng thái hoảng sợ và cảm thấy không có lối thoát. Một phần do xấu hổ, một phần khác do bị kẻ lạm dụng đe doạ nên các em không dám thổ lộ cùng ai. Vì thế nhiều em thấy bế tắc và tìm đến cái chết. Nhiều trường hợp trẻ tự gây hại cho bản thân (chẳng hạn như việc trẻ tự làm đau mình, tự cắn mình hoặc dùng dao rạch vào cơ thể,...).

Việc hỗ trợ can thiệp thông thường tại địa phương qua nhiều thủ tục, công đoạn như lấy lời khai, giám định,… khiến trẻ bị hoảng loạn tinh thần như sợ hãi, giật mình trong khi ngủ, la hét, đái dầm,… Thậm chí trẻ có dấu hiệu thoái lui như phát âm khó khăn, không biết đọc, biết viết dù trước đó trẻ đang đi học.

•Hậu quả tinh thần về lâu dài:

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi bị xâm hại tình dục, trẻ trở nên hoang mang, ngơ ngác, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân, gia đình, cộng đồng,…. có cảm giác tủi nhục, tự ti và có các hành vi tiêu cực. Nhiều em còn cảm thấy xấu hổ vì nghĩ mình là người không tốt nên mới bị như vậy. Tâm lý xấu hổ và sợ hãi làm các em lánh xa mọi người.

Xâm hại tình dục còn có khả năng gây ra những lệch lạc giới tính cho các em. Khi các em nam bị xâm hại tình dục thì các em sẽ không phát triển tự nhiên về mặt sinh lý mà có nguy cơ bị lệch lạc về tình dục. Những ám ảnh về việc bị lạm dụng, đặc biệt là hành vi tình dục đồng giới sẽ khiến các em trở thành những người đồng tính luyến ái.

Ngoài ra, những lệch lạc giới tính về sau này khi trưởng thành có thể dẫn đến việc quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người. Đối với một số em thì việc lạm dụng làm cho các em trở nên chai sạn và xem chuyện bị lạm dụng là chuyện bình thường. Khi trở thành người trưởng thành, những trẻ có tiền sử bị xâm hại tình dục có thể trở thành tội phạm xâm hại tình dục trẻ em hoặc người khác.

2.2.      Vai trò của ngành Công tác xã hội với trẻ bị xâm hại tình dục

2.2.1. Khung pháp lý hỗ trợ:

Trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, tháng 8-2010, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 23/2010/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. Theo Thông tư này, trẻ em bị xâm hại tình dục chính là nạn nhân của một trong các hành vi dâm ô, giao cấu, cưỡng dâm, hiếp dâm. Thông tư quy định quy trình can thiệp gồm năm bước. Cụ thể như sau:

 - Bước 1: Tiếp nhận thông tin; kiểm tra, đánh giá nguy cơ sơ bộ Trách nhiệm tiếp nhận thông tin trẻ em bị xâm hại tình dục thuộc về cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã. Người tiếp nhận thông tin cần ghi chép kịp thời, đầy đủ thông tin về vụ việc, báo cáo với chủ tịch UBND cấp xã và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để kiểm tra tính xác thực của thông tin. Tiếp đó, người tiếp nhận phải đánh giá nguy cơ sơ bộ làm cơ sở để đưa ra nhận định về tình trạng hiện tại của trẻ. Nếu trẻ đang ở trong tình trạng khẩn cấp, người tiếp nhận cần phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ.

 Bước 2: Thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức liên quan để thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể  đối với trẻ bị xâm hại tình dục. Thông tin cần thu thập là những thông tin liên quan đến môi trường sống của trẻ, bằng chứng tố giác tội phạm… Trên cơ sở các thông tin liên quan, cán bộ này tiến hành đánh giá nguy cơ cụ thể đối với trẻ nhằm xác định các vấn đề và nhu cầu của trẻ bị xâm hại tình dục, làm cơ sở thực hiện bước thứ ba.

- Bước 3: Xây dựng và thông qua kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với cán bộ các ngành công an, tư pháp, y tế, giáo dục và các tổ chức đoàn thể liên quan xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục.

 - Bước 4: Thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp Căn cứ vào kế hoạch đã thông qua ở bước ba, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với các cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ bị xâm hại tình dục. Trong quá trình thực hiện, cán bộ thực hiện phải theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp để kịp thời điều chỉnh nếu cần, đồng thời vận động các chủ thể hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc cho trẻ.

 - Bước 5: Rà soát, đánh giá nguy cơ sau can thiệp. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tiến hành ra soát, đánh giá nguy cơ đối với trẻ sau khi thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp.

Kết quả của bước năm phải theo hai hướng sau: Nếu trẻ không còn nguy cơ bị xâm hại tình dục, các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ ổn định: Lưu hồ sơ và báo cáo theo quy định. Nếu trẻ vẫn có nguy cơ bị xâm hại tình dục hoặc các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ chưa ổn định: Tiếp tục rà soát, đánh giá nguy cơ, kết quả can thiệp, trợ giúp lần trước và xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp tiếp theo.

2.2.2. Vai trò của ngành công tác xã hội đối với trẻ bị xâm hại tình dục:

Trước thực trạng nhức nhối xâm hại tình dục trẻ em ngày càng gia tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm và thủ đoạn ngày càng tinh vi, sau khi phân tích nguyên nhân và xác định hậu quả nghiêm trọng của nó đối với trẻ em, cùng cơ sở pháp lý từ Thông tư số 23/2010/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, ngành công tác xã hội đối với trẻ bi xâm hại tình dục giữ vai trò quan trọng trong việc trợ giúp đối tượng này.

Công tác xã hội đối với trẻ bị xâm hại tình dục là những hoạt động chuyên nghiệp được nhân viên xã hội áp dụng để giúp đỡ, phục hồi tâm sinh lý của trẻ bị xâm hại tình dục nhằm đạt được các mục đích cụ thể: Thứ nhất là phòng ngừa. Phải có các dịch vụ để ngăn ngừa trước khi có vấn đề để ngăn ngừa; Thứ hai là chữa trị. Phải loại trừ, giảm bớt và chữa trị trong những trường hợp đã và đang có vấn đề khó khăn; Thứ ba là phục hồi. Phải phục hồi chức năng hoạt động (thực thể, tâm lý, xã hội) cho những trường hợp đã và đang bị thiệt thòi; Thứ tư là phát triển. Triển khai các tiềm năng, nâng cao đời sống, tăng thêm năng lực mọi mặt.

Để thực hiện công tác xã hội với trẻ bị xâm hại tình dục, nhân viên xã hội phải có vai trò, trách nhiệm lẫn kiến thức chuyên môn cụ thể sau:

Nhà tâm lý trị liệu hữu hiệu cho những trẻ em bị rối nhiễu về hành vi, trẻ em lệch lạc chuẩn mực đạo đức, trẻ em bị khủng hoảng về tinh thần, cuộc sống, trẻ em bị tệ nạn xã hội.

Nhà biện hộ sắc sảo bênh vực cho quyền của trẻ em trong những tình huống trẻ cần được giúp đỡ.

Nhà giáo dục, người đỡ đầu hỗ trợ những trẻ bị thiệt thòi (không nơi nương tựa), lệch lạc chuẩn mực…

Nhà tư vấn về mọi lĩnh vực xung quanh các quyền của trẻ em trong luật quốc gia và luật quốc tế.

Người chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ, che chở cho trẻ tại các trung tâm xã hội, mái ấm tình thương, các trại giáo dưỡng…

Người cán bộ quản lý lưu trữ, theo dõi chặt chẽ hồ sơ của các đối tượng trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em làm trái pháp luật thuộc khu vực mình hoạt động công tác xã hội.

Người cung cấp các dịch vụ công tác xã hội hữu hiệu cho trẻ tại cộng đồng, các trung tâm bảo trợ xã hội và gia đình trẻ.

Người tổ chức, xây dựng và quản lý các dự án phát triển cộng đồng đáp ứng mục tiêu vì trẻ em.

Người trung gian kết nối các tổ chức, ban ngành đoàn thể hợp lực hỗ trợ về nguồn lực cho trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Người cán bộ đào tạo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho đồng nghiệp và cho chính trẻ em để hỗ trợ họ tự lực trong công việc hàng ngày…

Để có thể đáp ứng được sự mong đợi của trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cán bộ xã hội còn phải là những người bạn gần gũi, chia sẻ với trẻ , luôn cảm thông và thấu hiểu tâm tư của trẻ… vì vậy người cán bộ xã hội phải thường xuyên được trang bị nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ về công tác xã hội nhằm giúp họ hoàn thành vai trò trách nhiệm của mình, đồng thời cơ quan quản lý cần có sự quan tâm đúng mức đến cuộc sống của cán bộ xã hội.”

2.3. Công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại tình dục tại Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ, thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1 Khái quát về cơ sở xã hội: Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ

Từ thực trạng ngày càng nhiều trẻ em bị xâm hại tình dục, mái ấm Hoa Hồng Nhỏ trực thuộc Hội bảo trợ trẻ em thành phố là cơ sở xã hội tiên phong chăm sóc trẻ nữ có nguy cơ cao hoặc bị xâm hại tình dục. Mái ấm được thành lập năm 1992, nằm trên địa bàn Phường Tân Kiểng, Quận 7 - là một điểm nóng của tệ mại dâm và các tệ nạn xã hội, nơi có nhiều trẻ được sinh ra từ các bà mẹ trẻ làm gái nên chính các trẻ cũng có nguy cơ cao hoặc đã bị đẩy vào con đường mại dâm. Mái ấm được thành lập đúng thời điểm nảy sinh vấn đề xâm hại tình dục trẻ em báo động tại chính địa bàn và ngày một nhiều từ khắp mọi miền đất nước để thực hiện chức năng công tác xã hội với đối tượng này. Ra đời đúng thời điểm vấn đề xâm hại tình dục trẻ em nảy sinh, mái ấm Hoa Hồng Nhỏ mong muốn thực hiện chức năng công tác xã hội với trẻ em bị xâm hại tình dục. Những năm đầu thành lập trong điều kiện sơ khai, công tác xã hội lúc đó chỉ dừng ở biện pháp can thiệp, bảo vệ trẻ thoát khỏi môi trường nguy hiểm. Về sau, khi ngành công tác xã hội được nhiều quan tâm, Mái ấm dần chuyên môn hoá công việc của mình.

Hiện tại, mái ấm đang có 25 trẻ và 6 nhân viên xã hội đang làm việc trực tiếp với trẻ. Các trẻ tại Mái ấm đến từ các địa phương, tỉnh thành trong cả nước do các ban ngành đoàn thể, do gia đình hoặc do chính nhân viên mái ấm tiếp cận đưa về mái ấm. Các trẻ sẽ được nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi tâm lý tại mái ấm trong khoảng ba năm, ngoại trừ trường hợp đặc biệt sẽ được ở lâu hơn, sau đó trẻ sẽ được đưa ra hội nhập gia đình và xã hội.

2.3.2 Công tác xã hội đối với trẻ bị xâm hại tình dục cơ sở xã hội Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ

Đúng theo chức năng ngành nghề, Công tác xã hội đối với trẻ bị xâm hại tình dục là những hoạt động chuyên nghiệp được nhân viên xã hội áp dụng để giúp đỡ, phục hồi tâm sinh lý của trẻ bị xâm hại tình dục nhằm đạt được các mục đích cụ thể: “Thứ nhất là phòng ngừa: phải có các dịch vụ để ngăn ngừa trước khi có vấn đề để ngăn ngừa. Thứ hai là chữa trị: phải loại trừ, giảm bớt và chữa trị trong những trường hợp đã và đang có vấn đề khó khăn. Thứ ba là phục hồi: phải phục hồi chức năng hoạt động (thực thể, tâm lý, xã hội) cho những trường hợp đã và đang bị thiệt thòi. Thứ tư là phát triển: Triển khai các tiềm năng, nâng cao đời sống, tăng thêm năng lực mọi mặt.” [T Radda Barnen, 2000, Công tác xã hội với trẻ làm trái pháp luật, Lao động – Xã hội Hà Nội, tr.140.]

Cũng theo nghiên cứu của Radda Barnen năm 2000, trong cuốn sách Công tác xã hội với trẻ em làm trái pháp luật, tr.145, để thực hiện công tác xã hội với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và không ngoại trừ trẻ bị xâm hại tình dục nói riêng, nhân viên xã hội phải có vai trò, trách nhiệm lẫn kiến thức chuyên môn cụ thể sau:

“Nhà tâm lý trị liệu hữu hiệu cho những trẻ em bị rối nhiễu về hành vi, trẻ em lệch lạc chuẩn mực đạo đức, trẻ em bị khủng hoảng về tinh thần, cuộc sống, trẻ em bị tệ nạn xã hội.

Nhà biện hộ sắc sảo bênh vực cho quyền của trẻ em trong những tình huống trẻ cần được giúp đỡ.

Nhà giáo dục, người đỡ đầu hỗ trợ những trẻ bị thiệt thòi (không nơi nương tựa), lệch lạc chuẩn mực…Nhà tư vấn về mọi lĩnh vực xung quanh các quyền của trẻ em trong luật quốc gia và luật quốc tế. Người chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ, che chở cho trẻ tại các trung tâm xã hội, mái ấm tình thương, các trại giáo dưỡng…

Người cán bộ quản lý lưu trữ, theo dõi chặt chẽ hồ sơ của các đối tượng trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em làm trái pháp luật thuộc khu vực mình hoạt động công tác xã hội.

Người cung cấp các dịch vụ công tác xã hội hữu hiệu cho trẻ tại cộng đồng, các trung tâm bảo trợ xã hội và gia đình trẻ.

Người tổ chức, xây dựng và quản lý các dự án phát triển cộng đồng đáp ứng mục tiêu vì trẻ em.

Người trung gian kết nối các tổ chức, ban ngành đoàn thể hợp lực hỗ trợ về nguồn lực cho trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Người cán bộ đào tạo cung cấp kiến thức, kỹ năng cho đồng nghiệp và cho chính trẻ em để hỗ trợ họ tự lực trong công việc hàng ngày…

Để có thể đáp ứng được sự mong đợi của trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cán bộ xã hội còn phải là những người bạn gần gũi, chia sẻ với trẻ, luôn cảm thông và thấu hiểu tâm tư của trẻ… vì vậy người cán bộ xã hội phải thường xuyên được trang bị nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ về công tác xã hội nhằm giúp họ hoàn thành vai trò trách nhiệm của mình, đồng thời cơ quan quản lý cần có sự quan tâm đúng mức đến cuộc sống của cán bộ xã hội.”

Hoạt động công tác xã hội với trẻ bị xâm hại tình dục có sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của nhiều tài liệu, giáo trình... lẫn sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của các tổ chức trong và ngoài nước. Mái ấm Hoa Hồng nhỏ đã có sự tổng hợp và đề ra các hoạt động cụ thể dựa vào thực tiễn địa phương như sau:

  • Tiếp cận, tiếp nhận trẻ gái trên đường phố và những điểm nóng.
  • Giúp trẻ gái có nguy cơ cao, bị lạm dụng tình dục, mãi dâm… có ăn mặc và chỗ ở.
  • Giúp trẻ phục hồi tâm lý
  • Chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí
  • Giúp trẻ học chữ, học nghề, hướng nghiệp và tạo việc làm cho trẻ, giúp trẻ sớm hội nhập gia đình và xã hội.
  • Đưa trẻ hồi gia và  theo dõi trẻ sau khi hồi gia (hoặc hội nhập xã hội).\

Hoạt động Tiếp cận và tiếp nhận. Tiếp cận là tiếp xúc, cận kề với trẻ bằng các kỹ năng chuyên môn của người làm công tác xã hội nhằm khai thác thông tin, lấy thông tin về trẻ. Từ đó, nhân viên xã hội đánh giá xem vấn đề của trẻ gặp phải đúng theo mục tiêu ,tiêu chí thu nhận đối tượng của cơ sở hay không để có quyết định tiếp theo là tiếp nhận, tức nhận trẻ về cơ sở. Nhân viên xã hội nhận được thông tin về trẻ từ nhiều nguồn khác nhau, tùy theo nơi trẻ đang sống nhân viên đến để tiếp cận, có thể đến gia đình, trên đường phố, tại điểm thu gom trẻ, Ủy Ban, sở cảnh sát…

Trẻ bị xâm hại tình dục được xác định các mức độ khủng hoảng tâm lý với những biểu hiện nêu trên rất khó tiếp cận. Nhân viên xã hội phải có kế hoạch làm việc với từng đối tượng khác nhau. Nếu trẻ được gởi đến cơ sở trực tiếp, nhân viên sẽ tiếp cận tại cơ sở để tiếp nhận. Bước tiếp cận tại cơ sở sẽ gặp nhiều thuận lợi vì trẻ được các nơi gởi đến thường gởi đúng theo đối tượng của cơ sở. Lúc này, nhân viên tiếp cận trẻ ban đầu để lấy thông tin làm hồ sơ xã hội đã ít nhiều có một số thông tin về trẻ do nơi gởi cung cấp, nên việc tiếp cận chủ động và trẻ cũng có thái đô hợp tác hơn.

Tiếp cận tại gia đình nếu trẻ bị xâm hại đang sống tại gia đình và gia đình mong muốn gởi trẻ đến cơ sở nhằm thay đổi môi trường sống và phục hồi tâm lý. Trường hợp này nhân viên xã hội sẽ đến gia đình để tiếp cận trẻ, đồng thời tiếp cận cả gia đình nhằm đưa ra biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho trẻ, xem xét sẽ giúp đỡ trẻ tại gia đình hay đưa vào cở sở. Tiếp cận gia đình cũng có lợi thế là nhân viên xã hội tìm hiểu có được thông tin về trẻ từ phía gia đình, nhân viên xã hội cũng tạo mối liên hệ tốt với gia đình để có những hợp tác giúp trẻ tốt hơn về sau.

Tiếp cận trẻ tại những “điểm nóng” trên đường phố, tức những nơi thường có trẻ tu tập và nơi thường xảy ra dụ dỗ trẻ em vào con đường mua bán, mại dâm, như: công viên, bến xe, bến tàu, nhà lồng chợ… Nơi tiếp cận này phức tạp hơn so với hai nơi trên và tính chất của trẻ cũng phức tạp hơn nhiều, đòi hỏi nhân viên xã hội phải có kỹ năng, kinh nghiệm.

Số lượng trẻ tiếp nhận phải khớp với mục tiêu ban đầu và khả năng, sức chứa của cơ sở. Nhân viên xã hội không được làm trái mục tiêu về đối tượng và số lượng đã đề ra, nhằm đảo bảo cho các hoạt động được vận hành tốt.

Như vậy, hoạt động tiếp cận rồi tiếp nhận là hoạt động khởi đầu trong công tác xã hội với trẻ bị xâm hại tình dục. Khi các em được tiếp nhận sẽ được hỗ trợ các hoạt động tiếp theo.

Hoạt động hoạt động giúp trẻ sinh hoạt ăn uống, ở tại cơ sở  xã hội là hoạt động thiết thực nhằm đưa trẻ thoát khỏi môi trường nguy hiểm hoặc nguy cơ cao, tạo một môi trường mới, trong lành cho trẻ. Đa số các trẻ bị xâm hại tình dục do sống trong môi trường không an toàn: sống ở những nơi có nhiều hoạt động giải trí thiếu lành mạnh, do cha mẹ chủ quan với những người thân xung quanh trẻ, do cha mẹ bỏ bê không chú ý nhiều đến con cái… dễ rơi vào trường hợp bị xâm hại tình dục. Theo bài viết trên báo Phụ nữ phát hành ngày 26 – 06 – 2009 của tác giả Mai Tâm có viết “ Theo nhận định của tổng cục cảnh sát, đa số các vụ xâm hại tình dục đều xảy ra đối với trẻ trong những gia đình không an toàn như bố mẹ trục trặc, có bố dượng, bố nghiện rượu, cha mẹ để mặc con nhỏ cho người quen, hàng xóm trông nom mà không có ý thức bảo vệ con…để phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, việc xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ là rất cấn thiết…”

Từ môi trường không lành mạnh - nơi dễ nảy sinh xâm hại tình dục, các cơ sở xã hội được xem là một trong những nơi trú ngụ nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn và giúp trẻ thoát khỏi nguy hiểm đang đối mặt. Khi được vào cơ sở xã hội, tất cả các trẻ có nguy cơ cao hoặc bị xâm hại tình dục có được một chổ ở sạch sẽ, an toàn.

Quan sát Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ, người nghiên cứu xác định được nơi đây tương đối tiện nghi. Mái ấm nằm trên một khuôn viên rộng khoảng 700m2, được xây dựng mới và kiên cố, có sân rộng, thoáng mát. Cơ sở vật chất bên trong tương đối đầy đủ, bao gồm: Hội trường lớn cho trẻ sinh hoạt chung, hai phòng làm việc dành cho nhân viên, một phòng trị liệu tâm lí để sách và các vật dụng trị liệu tâm lí, một phòng may có nhiều máy may cho trẻ học may, một phòng dạy trẻ học uốn tóc, bảy phòng ngủ rộng rãi, bảy nhà vệ sinh, một phòng dành cho nhân viên trực đêm, một gian nhà bếp. Với diện mạo cơ sở vật chất ban đầu như thế này có thể được xem là một ngôi nhà tốt giúp trẻ có được nơi ăn , chốn ở tốt. Tại Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ, khoảng năm trẻ ở chung một phòng rộng khoảng 30 mét vuông. Tùy theo thời gian rảnh của mình, các trẻ chia nhau đi chợ, nấu ăn cho nhau như các chị em sống cùng một nhà. Nhân viên xã hội cũng ăn cùng trẻ và buổi tối có một nhân viên trực đêm cùng với bác bảo vệ nhằm tạo bầu không khí gia đình, tạo sự gần gũi và tạo sự an toàn cho trẻ. Các nhân viên xã hội cũng hài lòng với điều kiện sống dành cho trẻ và thừa nhận rằng, so với các cơ sở xã hội dành cho trẻ lang thang, thì hai cơ sở này được đầu tư từ phía nhà tài trợ tương đối đầy đủ nhằm hỗ trợ tốt cho việc phục hồi tâm lý trẻ. Nhìn chung, các cơ sở xã hội đáp ứng tốt các nhu cầu cơ bản dành cho trẻ trong phạm vi số lượng cho phép của mình. Việc tổ chức ăn ở cho trẻ đòi hỏi các nhân viên xã hội phải có những cách thức cụ thể, khoa học và phù hợp với đối tượng trẻ. Các nhân viên xã hội đã dành thời gian để sắp xếp, tổ chức cuộc sống cho trẻ tại cơ sở tốt sẽ mang lại cho trẻ cảm giác yên tâm, ấm áp trong môi trường mới.

Hoạt động phục hồi tâm lý. Sau khi giúp trẻ các nhu cầu cơ bản, hoạt động phục hồi tâm lý được xem là hoạt động chuyên môn rất quan trọng của cơ sở xã hội. Hoạt động này đòi hỏi sự thành thạo chuyên môn và nổ lực học hỏi hàng ngày của các nhân viên xã hội, tuy nhiên mức độ đáp ứng chuyên môn còn là vấn đề cần xem xét bởi sự phúc tạp về tâm sinh lý của đối tượng này. Hậu quả tâm lý như đã đề cập mức độ tổn thương của trẻ bị xâm hại tình dục ở trên. Nói về tâm sinh lý của trẻ bị xâm hại tình dục, trong đề tài của nhóm nghiên cứu “khảo sát mô hình chăm sóc, chữa trị và phục hồi trẻ gái bị xâm hại tình dục” (14,tr14), cũng đã tìm hiểu và cho thấy:

“Trẻ bị xâm hại tình dục, ngoài thương tổn về thể xác, còn bị ảnh hưởng xấu về tinh thần, danh dự. Hành vi của kẻ cưỡng bức có thể ảnh hưởng đến suốt cuộc đời đứa trẻ, thậm chí làm các em bị rối loạn tâm thần, sợ đàn ông hoặc buông thả, sa chân vào con đường mại dâm.

Trẻ bị xâm hại tình dục có thể bị coi là đã bị rơi vào một stress âm tính, trước mắt cũng như lâu dài. Đây có thể trở thành nguyên nhân gây hậu quả rối loạn tình dục cho đứa trẻ sau này. Chính hậu quả rối loạn chức năng tình dục lại là một trong những nguyên nhân gây stress và stress sẽ lại làm nặng nề hơn tình trạng này. Đây là một cái vòng luẩn quẩn có thể bám theo đứa bé suốt đời.

Về mặt tâm lý, trước mắt đứa trẻ bị xâm hại tình dục thường bị rơi vào trạng thái tâm lý khép kín, lo sợ, xấu hổ trước người thân, bè bạn, ngại tiếp xúc xã hội... Mặc cảm tội lỗi có thể là một ảnh hưởng tâm lý của nạn nhân đối với hôn nhân. Khủng hoảng tâm lý này có thể gây ra những vấn đề rối loạn sinh lý sau này. ở tuổi vị thành niên, các cô bé đã trở thành những người đàn bà mang cái nhìn cảnh giác với con người, không còn biết tin yêu vào cuộc sống. Sự tổn thương quá lớn về tinh thần và thể chất ấy rất khó có thể bù đắp nổi. Không ít trẻ sau khi bị xâm hại tình dục đã tìm giải pháp kết thúc cuộc đời bằng cách tự vẫn. Do tình dục không an toàn, hậu quả có thể còn để lại việc mang thai, sinh nở khi các em chưa thật sự trưởng thành. Kèm theo gánh nặng tâm lý thì việc nuôi dạy con ở những trẻ vị thành niên là một gánh nặng cho cả bản thân, gia đình và xã hội.

Ở một khía cạnh khác, chúng ta cũng phải nhận thấy rằng, có những vấn đề tế nhị khi mà đứa trẻ bị tổn hại lại hành nghề mại dâm để đáp ứng nhu cầu sinh lý và các nhu cầu khác.

Yếu tố tâm lý đóng vai trò rất quan trọng toàn bộ đời sống tình dục. Hành vi bạo lực của kẻ chiếm đoạt thường để lại một vết hằn trong tâm lý của người bị hại. Rối loạn tình dục đem lại hậu quả nặng nề cho cả vợ lẫn chồng trong hôn nhân khi mà một trong hai thành viên của gia đình vốn là nạn nhân của nạn bạo lực tình dục, của sự xâm hại tình dục trẻ em trước đây...”

Phục hồi tâm lý là làm chuyển đổi tâm lý từ trạng thái xấu sang trạng thái tốt dần lên để được chuyển sang trạng thái ổn định ban đầu. Trẻ em gái bị xâm hại tình dục ban đầu khi đưa vào cơ sở xã hội này thường bị tổn thương, khủng hoảng nặng về tâm lý và cần phải được phục hồi.

Hoạt động phục hồi tâm lý trẻ gái bị xâm hại tình dục tại cơ sở xã là một trong những hoạt động được tập trung chú trọng và có thể được xem như chuyên môn trị liệu chuyên biệt của Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ khác hoàn toàn với các Mái ấm, nhà mở, cơ sở xã hội khác. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực trang bị kiến thức về chuyên môn của các nhân viên xã hội tại hai cơ sở xã hội này.

Để thực hiện việc chữa trị tâm lý, đội ngũ nhân viên xã hội tại Mái ấm được trang bị kiến thức chuyên môn từ các ngành xã hội học, Phụ nữ học, Tâm lý học, công tác xã hội tại các trường đại học trong nước và luôn được tham gia huấn luyện nâng cao năng lực chuyên môn trong quá trình làm việc.

Có nhiều phương pháp trị liêu tâm lý, trong điều kiện cho phép, Tham vấn là phương pháp chính để phục hồi tâm lý trẻ tại các cơ sở xã hội. Bằng kiến thức chuyên môn đã được học và tự tìm hiểu, theo các nhân viên xã hội tham vấn là tâm sự, khơi gợi vấn đề và nắm bắt vấn đề trẻ bị tổn thương và cùng trẻ, đưa ra những phương pháp nhằm chế ngự nổi đau tinh thần và dần giúp trẻ phục hồi tâm lý. Tham vấn được xem là một quá trình. Quá trình này diễn ra đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai phía: người tham vấn và người được tham vấn, tức là nhân viên xã hội và trẻ. Các nhân viên xã hội tại cơ sở đều là nhà tham vấn, nhưng cái khó ở chỗ người được tham vấn là trẻ không chủ động tìm đến bộc bạch nổi niềm với nhà tham vấn mà chính các nhà tham vấn này phải tìm mọi cách tiếp cận, lấy lòng tin ở trẻ, khơi gợi cho trẻ để trẻ tự nói lên nổi đau của bản thân mình, từ đó nhân viên xã hội tìm cách tháo gỡ dần những uẩn khuất trong lòng trẻ, giúp trẻ dần vượt qua cơn khủng hoảng, lấy lại niềm tin đối với mọi người, với cuộc sống. Tham vấn được xem là tiêm những liều thuốc tinh thần vào cơ thể con bệnh, nhưng cách thức tiêm thuốc và thời gian tiêm thuốc tùy thuộc vào bệnh tình của con bệnh, đòi hỏi các nhân viên xã hội phải có kiến thức chuyên môn lẫn sự kiên nhẫn, tận tâm thấu đáo. Từng tiến triển và biến đổi tâm lý theo chiều hướng tốt hay xấu của trẻ được ghi nhận trong suốt tiến trình. Tuy nhiên, để có được sự thành công cho một tiến trình tham vấn không hề đơn giản. Mục tiêu của trị liệu tâm lý nhằm giúp trẻ lấy lại niềm tin vào con người, cân bằng tâm sinh lý, chấp nhận nổi đau của mình là một tai nạn phải vượt qua. Một thời gian sau khi được phục hồi tâm lý, trẻ có những chuyển biến tích cực trên sẽ được xem có diễn tiến tốt và có thể chuẩn bị những dự định tiếp theo cho trẻ. Phục hồi tâm lý đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, ngay cả khi trẻ xem chừng như đã thoát khỏi trạng thái khủng hoảng vẫn rất dễ bị tái khủng hoảng lại, nên trẻ vẫn rất cần được theo dõi sau khi có những chuyển biến tích cực. Có nhiều trường hợp trẻ có tiến triển tốt ban đầu, sau đó do tác động của môi trường sống bị khủng hoảng ở trạng thái tệ hơn. Như vậy, quá trình phục hồi tâm lý trẻ rất khó đo lường thành công hay thất bại trong thời gian ngắn và theo dõi ca vẫn là yếu tố cần thiết cho quá trình tham vấn.

Hoạt động Chăm sóc sức khỏe luôn sát cánh bên cạnh các hoạt động nêu trên.

Sức khỏe luôn cần thiết cho một cơ thể sống. Trẻ em bình  thường vẫn luôn được chú trọng chăm sóc sức khỏe, trẻ bị xâm hại tình dục bị tổn thương về thể chất lẫn tinh thần, nên việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ phải được chú trọng. Thông thường khi vừa tiếp nhận trẻ, nhân viên xã hội đã thực hiện bước kiểm tra sức khỏe ban đầu nhằm chữa trị ngay nổi đau thể xác nếu có, nhiều trẻ bị xâm hại có mức độ tổ thương thể xác nghiêm trọng, chữa trị nhanh chóng kịp thời vừa bảo vệ sức khỏe vừa góp phần xoa dịu nổi đau tinh thần cho trẻ.

Trẻ bị xâm hại tình dục cũng dễ nảy sinh các vấn đề sức khỏe do nổi đau tinh thần đè nặng dễ ảnh hưởng đến thể trạng, và do khủng hoảng tinh thần cũng dễ nảy sinh những hành động tiêu cực ảnh hưởng sức khỏe, thế nên nhân viên các cơ sở xã hội luôn trang bị những kỹ năng sơ cấp cứu và vật dụng y tế cần thiết chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ phân công tại sơ cở mình một nhân viên xã hội chịu trách nhiệm chính về y tế, nhân viên sẽ liên hệ với mạng lưới y tế trong cộng đồng hỗ trợ khám chữa bệnh cho trẻ khi có nhu cầu. Tất cả trẻ bị xâm hại tình dục sống tại sơ sở luôn được hỗ trợ khám chữa bệnh phụ khoa định kỳ tại bệnh viện Từ Dũ.

Rõ ràng là bất ổn tinh thần ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhiều khi trẻ có những hành động quá khích gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân, am hiểu tâm lý trẻ bị xâm hại tình dục, trang bị kiến thức về sức khỏe giúp cho đối tượng rất cần thiết cho một nhân viên xã hội trong trường hợp này, nhưng đôi khi lại bị lãng quên hay chưa được chú trọng đúng mức. dẫn đến việc khi gặp phải sự cố nhân viên xã hội dễ tỏ ra bối rối chưa có hình thức xử lý kịp nhằm hỗ trợ tốt cho trẻ. Không chỉ trang bị những kiến thức thông thường, nhân viên xã hội cần phải trang bị chuyên sâu về sức khỏe nảy sinh của trẻ bị xâm hại tình dục để có những ứng dụng kịp thời cho các tình trạng bệnh  bất thường của trẻ. Rất chú trọng chăm sóc sức khỏe cho trẻ, nhưng kiến thức trang bị chưa đúng, chưa đầy đủ hay có cách chữa trị theo cảm tính cũng dễ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lẫn tâm lý của trẻ.

Hoạt động vui chơi giải trí. Vui chơi giải trí là những hoạt động rất cần thiết cho trẻ em. Các hoạt động này diễn ra trong hoặc ngoài cơ sở xã hội tùy theo điều kiện cho phép. Cơ sở trang bị cho mình phòng vui chơi giải trí và cũng được xem là phòng trị liệu bởi vui chơi giải trí hỗ trợ rất nhiều cho việc trị liệu tâm lý. Các hoạt động vui chơi giải trí tại cơ sở như: vẽ tranh, đọc truyện, chơi các trò chơi vận động, thể thao, ca nhạc, xem truyền hình, nghe nhạc… các hoạt động vui chơi giải trí bên ngoài như: tham gia các cuộ thi văn nghệ, vẽ, thi kiến thức các chủ đề cụ thể, đi dã ngoại… Vui chơi giải trí sẽ giúp trẻ sớm vơi đi nổi buồn, có hưng phấn hơn trong cuộc sống.

Hoạt động giúp trẻ học chữ, học nghề, hướng nghiệp và tạo việc làm cho trẻ thực hiện sau các hoạt động trên, nghĩa là khi trẻ đã được ổn định về tâm lý, sức khỏe. Kết nối trẻ với các môi trường xã hội: trường học, nơi học nghề …là những môi trường tốt trẻ cần tham gia bắt đầu sự hòa nhập cộng đồng.  Đi học vừa nâng cao nhận thức cho trẻ, tái tạo lại môi trường mà lẽ ra trẻ được quyền hưởng thụ, thực hiện đúng theo quyền trẻ em , vừa là môi trường trong lành góp phần trị liệu tâm lý cho trẻ. Trẻ dần tập trung vào việc học văn hóa sẽ có nguồn vui mới trong việc học, với bạn bè mới, ít còn thời gian suy nghĩ sẽ sớm cân bằng trạng thái tâm lý để hòa nhập xã hội.

Tất cả các trẻ ở độ tuổi đến trường đều được các cơ sở xã hội tìm cách xin cho trẻ tiếp tục đi học, có thể không đủ điều kiện vào trường phổ thông thì trẻ sẽ học ở lớp học tình thương, lớp xóa mù chữ ở gần cơ sở. Những trẻ quá tuổi đến trường và đã có trình độ nhất định thì sẽ được học nghề theo sở thích và khả năng. Có trẻ vừa học nghề vừa tham gia học bổ túc văn hóa buổi tối nhằm trang bị thêm kiến thức cho bản thân. Nhân viên xã hội hỗ trợ giúp trẻ học chữ, học nghề và có thể kết hợp với tình nguyện viên theo dõi, động viên , hỗ trợ trẻ.

Tại mái ấm Hoa Hồng Nhỏ, hầu hết trẻ em ở độ tuổi đi học đều được đến trường, một số trẻ xin được vào học ở trường phổ thông, còn lại thì tham gia lớp học tình thương Ánh Linh và trường dành cho trẻ xóa mù chữ của dự án Cầu Hàn. Việc tiếp thu bài vở của trẻ cũng gặp nhiều khó khăn do có sự đứt đoạn trong việc học và nhiều trẻ sống trên đường phố nên chưa từng được đi học. Đến trường đối với các em bình thường là điều rất đơn giản và hiển nhiên là quyền của các em, nhưng đối với trẻ bị xâm hại bị chi phối bởi nhiều yếu tố: khả năng bản thân, điều kiện vật chất… làm cho điều tưởng chừng đơn giản này thành mong ước, khát khao bởi một số trẻ do mặc cảm bản thân, do bỏ học quá lâu … mãi mãi không thực hiện được việc đến trường.

Đối với những em không thể xin đi học được do không còn hồ sơ hay do chênh lệch tuổi so với trình độ lớp học quá nhiều, thường các em trong độ tuổi thừ 14 – 17, các em sẽ được hướng nghiệp, tức được các nhân viên định hướng, tư vấn để chọn một nghề thích hợp bản thân. Sau đó, các em sẽ học nghề. Một số nghề thường được các trẻ chọn học như: may, thêu, đan, kết cườm, vẽ hoa trên vải, vẽ tranh trên gỗ, làm tóc, nấu ăn, làm đồ chơi trẻ em, làm quà lưu niệm….

Như vậy, học chữ, học nghề là bước khởi động cho quá trình hội nhập xã hội của trẻ, hay còn gọi là tái hòa nhập xã hội. Nhân viên xã hội là cầu nối gắn kết trẻ vào các chức năng xã hội mà trẻ cần hòa nhập. Khi trẻ đã quen với công việc, có thể tự đi vào cuộc sống của mình, nhân viên xã hội rút dần vai trò của mình và thực hiện viêc chuyển giao trẻ.

Hoạt động đưa trẻ hội nhập lại với xã hội hay tái hòa nhập là hoạt động đưa trẻ rời khỏi cơ sở xã hội, trở về lại với gia đình hay một nơi ở mới nếu trẻ không còn gia đình hoặc gia đình không phải là nơi an toàn cho trẻ . Hoạt động này được thực hiện khi đã hoàn thành tất cả những hoạt động trên, lúc này, trẻ được xem đã vững vàng trong nhận thức, có thể sống tự lập, độc lập và trưởng thành về nhận thức.

Đối với những trẻ còn gia đình, trong quá trình trẻ sống ở cơ sở nhân viên xã hội luôn là người kết nối giữa trẻ với gia đình, duy trì trách nhiệm của trẻ và gia đình trẻ với nhau, làm việc tâm lý với gia đình để chuẩn bị cho sự đón nhận trẻ trở về, nhân viên xã hội cũng phải có kỹ năng làm việc với gia đình.

Đối với những trẻ không còn gia đình hay gia đình quá phức tạp, không thể là nơi cho trẻ quay về thì nơi ở mới với cuộc sống tự lập sẽ đón nhận trẻ. Nhân viên xã hội định hướng trẻ xác định một nơi ở mới cho tương lai. Thông thường, nơi ở mới của những trẻ này thường được chọn gần nơi trẻ đang làm viêc, gần nhà bà con họ hàng, hoặc gần cơ sở xã hội… Một số trẻ cùng hoàn cảnh không có gia đình có thể thuê nhà ở chung với nhau. Thời gian đầu, nhân viên xã hội vẫn theo sát trẻ nhằm hỗ trợ những khó khăn về vật chất lẫn tinh thần.

Bằng nhiều cách khác nhau, tùy hoàn cảnh, tính cách từng trẻ và tùy theo điều kiện cho phép của cơ sở mà nhân viên xã hội có hành động giúp trẻ phù hợp. Trong thời gian đầu trẻ quay lại với cuộc sống gia đình hay sống tự lập không tránh khỏi những va chạm, bỡ ngỡ. Đưa trẻ về và theo dõi trẻ là nhiệm vụ mà nhân viên xã hội cần thực hiện, tuy nhiên để thực hiện được tốt thì cần đến sự hỗ trợ của nhiều yếu tố khác như: kinh phí, thời gian…

Như vậy, công tác xã hội với trẻ bị xâm hại tình dục tại cơ sở xã hội là sử dụng các hoạt động trên  để giúp đỡ trẻ bị xâm hại tình dục thoát khỏi tình trạng khó khăn về tâm sinh lý, tiếp tục cuộc sống tương lai như bao trẻ khác. Xét theo tính chất, xét về bản chất, thực hiện các hoạt động trên không đơn giản mà đòi hỏi sự đầu tư chuyên môn, thời gian, kinh nghiệm… rất nhiều. Nhân viên xã hội phải có năng lực thực sự, tức phải nắm vững các vai trò chuyên môn mới có thể làm tốt công việc.

3.         Kết luận:

Như vậy, vấn đề bảo vệ ngăn ngừa trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại tình dục là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Nhân viên công tác xã hội cần có những kiến thức kỹ năng, tâm huyết để góp phần cùng các đoàn thể chức năng hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, vấn đề này còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tác động khác, nên cũng cần có sự hỗ trợ của các yếu tố tác động như : về thể chế, chính sách, cơ sở đào tạo, điều kiện đảm bảo, vấn đề tổ chức, nguồn lực phát triển. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chuyên môn của nhân viên xã hội như: về thể chế, chính sách, cơ sở đào tạo, điều kiện đảm bảo, vấn đề tổ chức, nguồn lực phát triển... tác giả rút ra những khuyến nghị phù hợp nhất cho bối cảnh hiện nay.

Thứ nhất, chính sách hỗ trợ dành cho nhân viên xã hội nói chung và nhân viên xã hội làm việc với trẻ bị xâm hại tình dục nói riêng chưa có. Công tác xã hội với trẻ bị xâm hại tình dục là một nghề đòi hỏi năng lực chuyên môn cao, tức đòi hỏi khả năng đáp ứng chuyên môn cho nghề rất cao. Nhân viên xã hội làm việc đòi hỏi sự đầu tư công sức lớn, nhưng chưa có những chính sách hỗ trợ của nhà nước, nhằm gia tăng uy tín, sự hỗ trợ liên ngành và chế độ lương bổng... hạn chế nhiệt huyết, giảm nhiệt tình duy trì chuyên môn, giảm sự đầu tư thời gian tận tâm cho công việc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đế khả năng chuyên môn.

Thứ hai, vấn đề đào tạo chuyên môn, công tác xã hội với trẻ bị xâm hại tình dục đòi hỏi khả năng chuyên môn cao, trong khi đó, trước đây các nguồn đào tạo chưa đào tạo chuyên ngành chuyên sâu về công tác xã hội với đối tượng trẻ bị xâm hại tình dục. Cơ sở chuyên môn ban đầu của các nhân viên xã hội chưa được trang bị làm sao đáp ứng được chuyên môn. Vấn đề cải tạo chuyên môn thông qua các khóa huấn luyện chuyên sâu về đối tượng thường diễn ra khi nhân viên xã hội vào làm việc với đối tượng một thời gian, như vậy ban đầu nhân viên xã hội vẫn còn yếu chuyên môn trong công việc.

Thứ ba, điều kiện đảm bảo, tức lương trực tiếp từ phía tài trợ thấp sẽ hạn chế khả năng đáp ứng chuyên môn. Nhân viên xã hội đòi hỏi phải thành thạo quá nhiều hoạt động như đã nêu trên, tức đòi hỏi nhiều  kiến thức lẫn kỹ năng , tức đòi hỏi chuyên môn cao lại nhận một mức lương không tương xứng. Như vậy, họ sẽ khó thực hiện tốt công việc của mình, dẫn đến sẽ làm qua loa, thiếu đầu tư suy nghĩ, như vậy chuyên môn nếu có cũng sẽ mai một. Chính vì vậy, điều kiện đảm bảo làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng chuyên môn của nhân viê xã hội

Thứ tư, vấn đề tổ chức, tức trong nội bộ một cơ sở, phải có sự chia sẻ chuyên môn, tiếp thu ý kiến chuyên môn để có hướng giải quyết đúng chuyên môn, như vậy mới phát huy được khả năng đáp ứng chuyên môn của nhân viên xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Phú, Công tác xã hội ( Social work), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2004

2. Huỳnh Thị Bích Phụng, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thanh Tùng, đề tài “ Khảo sát mô hình chăm sóc, chữa trị, phục hồi cho trẻ gái bị xâm hại tình dục” (Nghiên cứu trường hợp tại Mái ấm Hoa Hồng Nhỏ - Thành phố Hồ Chí Minh.), 2007

3.T Radda Barnen, 2000, Công tác xã hội với trẻ làm trái pháp luật, Lao động – Xã hội Hà Nội, tr.140.

4. Lưu Bích Ngọc (2012), Thiếu kiến thức và nguy cơ về sức khỏe sinh sản của thanh thiếu niên Việt Nam, Tạp chí dân số và phát triển, số 7

5. Nguyễn Thị Nhẫn, Huỳnh Minh Hiền (2011), An sinh nhi đồng và gia đình, Đại học Mở - Bán Công TP. HCM.

6. Đoàn Huy Oánh, Tâm lý sư phạm (2005), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

 

                                                        Th.S Huỳnh Thị Bích Phụng

 


[1] /http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/1104/Tinh-trang-tre-em-bi-xam-hai-tinh-duc-Nhung-van-de-can-quan-tam

[2] Vietnamnet.vn ,30/06/2016 .

[3] http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/1104/Tinh-trang-tre-em-bi-xam-hai-tinh-duc-Nhung-van-de-can-quan-tam

[4] Tọa đàm “Chính sách về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” do Bộ Lao động – thương binh và xã hội, UNICEF khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, ngày 29/3/2016

[5] http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/1104/Tinh-trang-tre-em-bi-xam-hai-tinh-duc-Nhung-van-de-can-quan-tam

[6] Tọa đàm “Chính sách về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” do Bộ Lao động – thương binh và xã hội, UNICEF khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, ngày 29/3/2016

 
Khoa Khoa học XH&NV