Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn ❯ Chi tiết
       
  28/06/2020 12:55        

Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Khánh Hòa

A. Mở đầu

Hàng năm, có tới hàng triệu trẻ  em được sinh ra trên thế giới. Trẻ em sinh ra và lớn lên trong những điều kiện và đặc điểm của mỗi gia đình khác nhau. Do vậy chúng cũng có những hoàn cảnh học tập, lao động và sinh hoạt khác nhau. Có những đứa trẻ được lớn lên trong sự yêu thương, chăm sóc của cha mẹ, được sống khỏe mạnh và được quan tâm một cách chu đáo thì đâu đó vẫn còn một số lượng không nhỏ các em đang chịu thiệt thòi về vật chất cũng như tinh thần, trong đó phải kể đến TEKT. Trẻ em khuyết tật tại trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa cũng không nằm ngoại lệ, trong khuôn khổ của chuyên đề, tác giả muốn đề cập tới khía cạnh công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm.

B. Nội dung

I. Lý luận về CTXH cá nhân 

1. Khái niệm công tác xã hội cá nhân

Trước hết ta đi tìm hiểu về khái niệm công tác xã hội, nói đến khái niệm công tác xã hội đã có nhiều quan điểm được đưa ra:

- CTXH là sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại các chức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí, địa vị, vai trò của cá nhân, nhóm, cộng đồng người yếu thế nhằm tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội.

- CTXH còn là một dịch vụ đã chuyên môn hóa, góp phần giải quyết những vấn đề của xã hội liên quan đến con người nhằm thỏa mản các nhu cầu căn bản của những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; mặt khác góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vai trò, vị trí xã hội của mình.

Tuy có những quan niệm khác nhau về công tác xã hội nhưng hầu hết các quốc gia đều sử dụng định nghĩa được Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế (IFSW) thông qua tháng 7 năm 2000 tại Canada. Nội dung định nghĩa:

Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho con người nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng là các nguyên tắc căn bản của nghề.

Khái niệm công tác xã hội cá nhân được định nghĩa như sau:

Ta đã biết thuật ngữ công tác xã hội cá nhân ít khi xuất hiện trước những năm 1920 trong các tài liệu công tác xã hội. Thuật ngữ này đến những năm 1990 được sử dụng rộng rãi hơn trước để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cá nhân và phòng ngừa các tệ nạn xã hội ở nhiều nước. Đó chính là một phương pháp nền tảng giúp cá nhân và gia đình mà chúng ta hay gọi là công tác xã hội với cá nhân. Chúng ta có thể tìm hiểu khái niệm công tác xã hội cá nhân thông qua quan điểm của các nhà nghiên cứu:

+ Theo Ms Helene Mathew: Công tác xã hội cá nhân là phương pháp giúp đỡ cá nhân thông qua mối quan hệ một – một. Phương pháp này được nhân viên xã hội ở các cơ sở xã hội sử dụng để giúp đỡ các cá nhân có vấn đề về chức năng xã hội cũng như việc thực hiện chức năng xã hội của họ.

+ Theo Ms Derlman: Công tác xã hội cá nhân là một tiến trình được các cơ quan lo lắng về an sinh cho con người sử dụng để cá nhân đối phó hữu hiệu hơn với các vấn đề thuộc về chức năng xã hội của họ.

+ Theo Lê Chí An: Công tác xã hội cá nhân là phương pháp giải quyết các trường hợp cá nhân và gia đình có vấn đề khó khăn trên cơ sở giúp họ thoát ra khỏi hoàn cảnh bằng chính năng lực, sức lực của họ.

Qua đây ta có thể rút ra được:

Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người thông qua mối quan hệ một – một.

Công tác xã hội cá nhân là một cách thức, quá trình nghiệp vụ mà cán bộ sử dụng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn để giúp đối tượng phát huy tiềm năng tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, cải thiện điều kiện sống của mình

2. Mục đích, nhiệm vụ, vai trò của công tác xã hội cá nhân

- Mục đích, nhiệm vụ:  Nhân viên CTXH thông qua phương pháp công tác xã hội với cá nhân để thiết lập mối quan hệ tốt với đối tượng, giúp họ hiểu rõ về họ, về hoàn cảnh của họ, xác định lại mối tương quan với những người xung quanh, giúp họ tăng khả năng huy động những nguồn lực của bản thân và của xã hội nhằm tạo sự thay đổi cho chính mình

Hay nói cách khác mục đích của công tác xã hội với cá nhân là nhằm giúp cá nhân, gia đình phục hồi, củng cố và phát triển cá     c chức năng xã hội, giúp họ giải quyết vấn đề, cải thiện tình hình của họ thông qua sự tham gia tích cực và phát huy tiềm năng của cá nhân và xã hội vào quá trình giải quyết vấn đề

3. Tiến trình công tác xã hội cá nhân

-  Tiến   trình là những bước công việc cần làm trong một khoảng thời gian nhất định. Khi giúp đỡ một cá nhân, nhân viên xã hội cũng thực hiện những bước đi trong một tiến trình gọi là tiến trình giải quyết vấn đề hay tiến trình giúp đỡ.

- Các giai đoạn của tiến trình công tác xã hội cá nhân:

+ Tiếp cận ca và xác định vấn đề ban đầu

- Việc tiếp cận ca (hay còn gọi là tiếp cận đối tượng được thực hiện có thể do phía nhân viên xã hội chủ động tìm đến đối tượng hoặc do đối tượng chủ động tìm đến với nhân viên xã hội để tìm kiếm sự hỗ trợ.

- Việc đầu tiên nhân viên xã hội phải làm là phải xác định vấn đề do đối tượng trình bày, nếu vấn đề đó nằm trong chức năng và khả năng của cơ quan xã hội thì chuẩn bị cho các bước tiếp theo, còn nếu nhu cầu giúp đỡ nằm ngoài khả năng của cơ quan xã hội thì cần nhanh chóng chuyển đối tượng đến với cơ quan chức năng phù hợp.

- Có ca chỉ liên quan đến một người cụ thể, nhưng có ca liên quan đến nhiều người (chẳng hạn vấn đề của gia đình) thì cần xác định ai trong số đó là đối tượng chính, tuy nhiên không được bỏ qua những người còn lại, mà xác định đối tượng chính để chúng ta có thể xác định được vấn đề trọng tâm và giải quyết vấn đề có hiệu quả hơn.

- Ngay từ giai đoạn này nhân viên xã hội cần thiết lập được mối quan hệ thân mật (ko quá thân mật), hợp tác với đối tượng.

+ Thu thập thông tin

- Thu thập thông tin để có cái nhìn tổng thể về đối tượng, các thông tin cần thu thập thường là:

+ Những vấn đề của đối tượng

+  Hoàn cảnh của đối tượng

+ Những người liên quan

+ Vấn đề đó bắt đầu từ khi nào

+ Đã có những can thiệp gì

- Nguồn thu thập thông tin:

+ Do chính bản thân đối tượng trình bày

+ Gia đình

+ Bạn bè

+ Trường học, nơi làm việc. dân phố

+ Các hồ sơ của đối tượng

+ Kết quả các trắc nghiệm tâm lý 

- Một số thông tin ban đầu có thể là mập mờ, sai lệch  do có nhiều lý do, đòi hỏi phải có sự kiểm tra thẩm định lại trong suốt quá trình thực hiện.

- Công việc thu thập thông tin được duy trì liên tục trong thời gian tiến hành hỗ trợ vì đối tượng và vấn đề hoàn cảnh của đối tượng liên tục thay đổi, nhất là khi có sự tác động từ phía nhân viên xã hội.

+ Chẩn đoán:

Dựa trên những thông tin thu được từ những giai đoạn trước tiến hành chẩn đoán như sau:

Xác định xem thực chất vấn đề trục trặc là ở chỗ nào, tính chất vấn đề là gì?

Phân tích thông tin để chỉ ra những nguyên nhân/nhân tố dẫn đến vấn đề vướng mắc:

+ Những điểm mạnh, điểm yếu của đối tượng

+ Những điểm mạnh, điểm yếu của hoàn cảnh, đối tượng cần tham gia vào để nhận thức được về bản thân và hoàn cảnh của chính mình.

+ Tâm trạng, nhận thức, mong đợi của đối tượng

Nhân viên xã hội cần nhận thức được những giới hạn của chính bản thân nhân viên xã hội và cơ quan xã hội để chia sẻ với đối tượng, giúp họ nắm bắt được tình hình, loại bỏ những khó khăn có thể

Sự chẩn đoán chính xác tạo ra cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch trị liệu hiệu quả.

+ Lập kế hoạch trị liệu

Đây là giai đoạn lên kế hoạch giải quyết vấn đề. Giai đoạn này phải xác định mục đích trị liệu và các mục tiêu cụ thể cần đạt được

Mục tiêu của trị liệu gồm:

Thay đổi hoặc cải thiện hoàn cảnh của đối tượng bằng cách hỗ trợ về nguồn lực (ví dụ tài chính tạo công ăn việc làm)

Thay đổi môi trường sống hoặc cải thiện mối quan hệ xã hội, mối quan hệ gia đình.

Giúp đối tượng thau đổi thái độ, hành vi trong hoàn cảnh trước mắt: ví dụ giúp người nghiện thấy được nguy cơ lây nhiễm HIV

Có thể thực hiện các mục tiêu trên cùng một lúc

Sự lựa chọn mục đích phải phụ thuộc vào

Mong muốn của đối tượng

Sự cần thiết (theo kết luận đánh giá của nhân viên xã hội)

Cơ sở khả năng có thể

Phạm vi chức năng của tổ chức  xã hội đó

Việc lựa chọn phương thức trị liệu cần xem xét các yếu tố

Tính chất của vấn đề

Nguồn lực có được để giải quyết

Động vơ và năng lực của đối tượng, sự tự nhận thức của đối tượng

Trong giai đoạn này đối tượng cần nắm vai trò chủ động tham gia với sự hỗ trợ của nhân viên xã hội (phân tích, góp ý) và đây cũng là cơ hội để nhân viên xã hội tìm hiểu được nhiều hơn về đối tượng, ví dụ qua cách thức lựa chọn phương pháp cho sự giải quyết vấn đề của chính họ?

+ Triển khai kế hoạch

Đây là quá trình tiền hành các hoạt động, dịch vụ nhằm hỗ trợ cá nhân giải quyết vấn đề dựa trên kế hoạch trị liệu đã được đưa ra

Để thực hiện được mục tiê đề ra nhân viên xã hội có thể triển khai các hoạt động su:

- Cung cấp một số dịch vụ cụ thể

- Tham vấn đối tượng

Trong giai đoạn này đối tượng càng phải nỗ lực tham gia vào giải quyết vấn đề của chính mình, họ vừa là người chèo chống, vừa là người định hướng mục tiêu của chính mình.

- Vai trò của nhân viên xã hội là người định hướng, hỗ trợ, là người đánh giá, phản ánh lại với đối tượng những cái mà đối tượng đã đạt được, là chỗ dựa tinh thần động viên họ, khuyến khích họ thực hiện các hoạt động, đặc biệt lúc họ gặp khó khăn, nhân viên xã hội không làm thay cho đối tượng.

-  Những cản trở khó khăn thực sự nổi lên trong giai đoạn này, do vậy đòi hỏi nhân viên xã hội phải sử dụng phát huy kỹ năng chuyên môn của mình để hỗ trợ thân chủ tiếp tục hay tìm một hướng đi khác. Tiến độ của quá trình trị liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng của đối tượng, tâm lý, thể trạng, sự nhìn nhận của bản thân họ cũng như các tài nguyên và cơ hội mà đối tượng đang có.

+ Lượng giá

- Là động tác đo lường và thẩm định các thay đổi tiến bộ của đối tượng, kết quả của sự can thiệp, sự đối chiếu những cái đã đạt được với mục tiêu đề ra, xem đã đạt được đến mức nào để kịp thời bổ sung điều chỉnh.

- Nếu kết quả lượng giá cho thấy hướng đi là tích cực, thể hiện sự tiến bộ của đối tượng thì vai trò của nhân viên xã hội cần được giới hạn để tạo điều kiện cho sự chủ động độc lập của đối tượng trong giải quyết vấn đề, giúp đối tượng có sự tiến bộ hơn.

- Nếu kết quả cho thấy có chiều hướng xấu đi thì cần thẩm định rõ mức độ đến đâu và từ đó có hướng tác động phù hợp, có thể nhờ sự hỗ trợ của các đồng nghiệp khác, các chuyên gia hay cơ quan chức năng khác.

- Lượng giá được tiến hành trong suốt quá trình giúp đỡ.

- Chỉ có thể lượng giá tốt khi:

+ Các mục tiêu được xác định rõ ràng và có thể đo đạc trên cơ sở thông tin đầy đủ.

+ Tham gia vào lượng giá phải có cả nhân viên xã hội, đối tượng và những người khác.

+ Có hồ sơ ghi chép tiến trình giải quyết vấn đề.

+ Kết thúc

- Là sự chấm dứt (khép lại hồ sơ) hay chuyển ca giúp đỡ sang một cơ quan hoặc nhân viên xã hội khác giải quyết. Hoạt động này tùy thuộc vào những tình huống sau:

+ Dịch vụ giúp đỡ đã được hoàn tất

+ Mục đích đã đạt được hay chưa

+ Đã chấm dứt hay muốn chuyển giao/

- Việc chấm dứt hay chuyển giao qua nhân viên xã hội khác phải dựa trên:

+ Nhu cầu và quyền lợi của đối tượng

+ Không kéo dài chỉ vì ý tưởng chủ quan của nhân viên xã hội

+ Không chấm dứt chỉ vì sự duy ý chí của nhân viên xã hội

II. Lí luận về công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động

1. Trẻ em khuyết tật vận động

1.1. Khái niệm trẻ em khuyết tật vận động

Khuyết tật là mất mát hay bất bình thường một bộ phận của cơ thể hay chức năng tâm lý do bệnh tật, tai nạn, di truyền hoặc do môi trường xảy ra.

Khái niệm về TEKT được sử dụng trong phân tích này liên quan đến khái niệm về TEKT được sử dụng trong Pháp lệnh về người tàn tật. Những khái niệm này cũng được sử dụng trong Khảo sát khuyết tật trẻ em Việt Nam 1998 (CDS, 1998, trang 18):

Trẻ em bị khuyết tật là những trẻ em từ 0-18 tuổi, không kể những nguyên nhân của khuyết tật, thiếu một hoặc hơn các bộ phận hoặc chức năng cơ thể khiến giảm khả năng hành động và gây khó khăn trong công việc, cuộc sống và học tập. Sự thiếu hụt về cấu trúc và hạn chế về chức năng ở TKT biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Các nhóm TKT gồm trẻ khiếm thính, khiếm thị, trẻ khó khăn về ngôn ngữ, trẻ đa tật và trẻ có các dạng khuyết tật khác.

Nhìn cung Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế đã sử dụng những thuật ngữ như tàn tật, khuyết tật, tật nguyền như Tổ chức Y tế thế giới đã định nghĩa (CDS, 1998, trang 18).

Khuyết tật (mức độ cá nhân): Khả năng bị giảm hoặc mất khả năng thực hiện do hậu quả của tàn tật. Khuyết tật đề cập đến việc giảm hoặc thiếu một số khả năng ngăn cản các hoạt động trong những điều kiện bình thường.

Tàn tật (ở mức độ cơ quan): Mất hoặc dị thường về cấu trúc cơ thể hoặc chức năng về tâm lý và thể chất, giống như mất tay, chân hoặc mất thị giác. Điều này có thể gây ra do bệnh tật, tai nạn, bẩm sinh hoặc chất độc từ môi trường. Tàn tật đề cập đến sự tổn hại, yếu hoặc rối loạn khả năng chức năng tâm lý/sinh lý.

Tật nguyền (ở cấp độ xã hội): Trải qua khó khăn bởi một người do hậu quả của khuyết tật khiến cho người đó không thể tham gia vào cuộc sống cộng đồng một cách bình đẳng và hoàn thành vai trò bình thường (phụ thuộc vào tuổi, giới tính, những yếu tố xã hội và văn hoá).       

1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em bị khuyết tật vận động

Tâm lý khá đông TKT là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Ở những người khuyết tật nhìn thấy được – chẳng hạn như tứ chi – họ có những biểu hiện tâm lí giống như mặc cảm ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder) họ chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn – mặc dù vậy trong tâm lý học, mặc cảm ngoại hình không được chuẩn đoán cho người có khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây đau khổ lớn – rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới những người có khiếm khuyết nhỏ nhưng lại cứ cường điệu chúng lên, có tâm lý ám ảnh sợ xã hội, một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người, khi có các đoàn thể đơn vị đến giao lưu với các em tại Trung tâm. Tuy nhiên rất nhiều TKT vẫn luôn nỗ lực tồn tại và phát triển cùng xã hội.

Người khuyết tật nói chung và TKT nói riêng có cơ chế bù trừ chức năng của các cơ quan cảm giác ở người khuyết tật được thể hiện rõ nét: Khi họ mất khả năng hoạt động của cơ quan cảm giác nào đó thì ở họ khả năng hoạt động của các cơ quan còn lại rất phát triển và sự nhận biết về thế giới xung quanh thực hiện chủ yếu thông qua giác quan còn lại này, trừ khuyết tật nặng và rất nặng (người khiếm thị thường rất nhạy cảm với các kích thích da, đôi tay; người khiếm thính nhạy cảm với kích thích rung động, biểu cảm phong phú).

Tuy nhiên có một số người có ý chí và nghị lực cao, đặc biệt những người khuyết tật về vận động nhưng trí tuệ phát triển bình thường hoặc thậm chí rất tốt. Họ thường cố gắn học tập, tìm kiếm việc làm để không phụ thuộc vào người khác.

Do những khiếm khuyết về chức năng và về cơ thể, TKT thường có tâm lí mặc cảm tự ti. Luôn cho rằng số phận mình không được may mắn, là gánh nặng cho người thân, gia đình. Do đó họ thường sống khép kín, ngại giao tiếp với mọi người.

Trong quá trình tương tác với người khác trong gia đình, cộng đồng, họ thường có cảm xúc buồn, thất vọng hay tự ái. Nếu sống trong những gia đình khó khăn thường người khuyết tật có cảm giác bị bỏ rơi.

Sự thiếu hụt về thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của người khuyết tật có thể bị giảm chức năng (chức năng nhận thức, vận động, giao tiếp…). Vì vậy gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, lao động, học tập, sinh hoạt hàng ngày.

1.3. Cơ sở pháp lý hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động

Quyền lợi chung của TKT được nêu lên trong Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật vào ngày 13/12/2006 được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua “Về quyền của TKT”.

Cụ thể: trong Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật có những điều quy định riêng đối với TEKT như sau:

- Tại Điều 3, Khoản h: tôn trọng khả năng phát triển của TEKT và tôn trọng quyền của TEKT trong việc bảo tồn bản sắc của trẻ em.

- Điều 7. TEKT.

1. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo TEKT được thụ hưởng đầy đủ quyền con người và các quyền tự do cơ bản như những trẻ em khác.

2. Trong tất cả các hoạt động có liên quan tới TEKT, thì những lợi ích tối ưu nhất của một TKT phải được quan tâm hàng đầu.

3. Các Quốc gia thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo TEKT có quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình về tất cả các vấn đề có liên quan tới trẻ em, quan điểm của các em sẽ được xem xét 1 cách thích đáng phù hợp với lứa tuổi và sự chín chắn của các em, giống như các trẻ em khác và sẽ có những hỗ trợ phù hợp với lứa tuổi và tình trạng khuyết tật để có thể thực hiện được quyền đó.

- Điều 8, Khoản 2, Mục b quy định: “Khuyến khích thái độ tôn trọng quyền của người khuyết tật ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục, bao gồm cả trẻ em ở mọi lứa tuổi”.

- Điều 18, Khoản 2: “TEKT phải được đăng ký khai sinh ngay sau khi sinh ra và có quyền được đặt tên từ khi sinh ra, có quyền nhập quốc tịch, và trong khả năng tối đa có quyền được biết cha mẹ mình là ai và được cha mẹ chăm sóc”.

- Tại Điều 24 Khoản 2 Mục … quy định: “Người khuyết tật không bị loại khỏi hệ thống giáo dục chung vì lý do bị khuyết tật vì rằng TEKT không bị loại trừ khỏi chương trình giáo dục tiểu học miễn phí và bắt buộc hoặc chương trình giáo dục Trung học cơ sở vì lý do bị khuyết tật”.

- Điều 30, Khoản 5, Mục d quy định “Đảm bảo rằng TEKT được tiếp cận bình đẳng như những đứa trẻ khác vào các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, kể cả các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí trong hệ thống giáo dục”.

* Pháp luật Việt Nam cũng có 1 số điều quy định riêng đối với TEKT.

- Cụ thể, Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2011 tại Điều 59 có quy định: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho TEKT, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp”.

- Luật Người Khuyết tật: Đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. Luật bao gồm có 10 chương, 53 điều. Trong đó:

+ Tại Điều 5, Khoản 3 quy định: “Ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em”.

+ Tại Điều 23, Khoản 2 quy định: “Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, TEKT”.

+ Tại Điều 23 khoản 3: “Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp”.

+ Tại Điều 44 Khoản 2 quy định: Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.

* Luật bảo vệ, chăm sóc & giáo dục trẻ em năm 2004:

Điều 52 quy định: “TEKT, tàn tật, trẻ em là nạn nhân chất độc hoá học được gia đình, nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, được nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành riêng cho TKT, tàn tật. Được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội”.

* Góc độ bảo vệ trẻ khuyết tật về mặt y tế, xã hội

Hướng trợ giúp TKT về mặt y tế xã hội có một vị trí đáng kể trong tổng thể các biện pháp quan tâm xã hội về giáo dục chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng, sinh hoạt đời sống cho những TKT.

Những người làm công tác chăm sóc và bảo vệ TKT phải luôn sẵn sàng giúp đỡ trẻ giải quyết hàng loạt vấn đề có tính chất pháp lí tâm lí học, sư phạm học, có tính chất y tế, xã hội.

Các cán bộ quản lí cần phải nắm được các chính sách cũng như quyền lợi của TKT để để đảm bảo trong công tác chăm sóc và bảo vệ TKT, cũng như các thủ tục gửi họ đi giám định y tế xã hội, xác định nguyên nhân và nhóm khuyết tật mức độ mất khả năng lao động, xác định các hình thức khối lượng và thời hạn phục hồi chức năng cho họ cũng như các biện pháp về mặt xã hội, nêu lên những kiến nghị để chăm sóc và bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.

Sự trợ giúp về mặt y tế, xã hội sẽ làm dịu nỗi đau của TKT, thức đẩy quá trình phục hồi tâm lí cho trẻ. TKT cần được chăm sóc, theo dõi thường xuyên đảm bảo đầy đủ các nhu cầu về đời sống cho trẻ.

* Góc độ quản lý các hoạt động quan tâm đến trẻ khuyết tật

Sự quan tâm đến TEKT không thể thiếu các cán bộ cơ quan quản lí tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa. Hệ thống quản lý các công việc về TKT nhiều cấp nhiều góc độ này đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của đối tượng đặc thù này. Song một vấn đề chính còn tồn tại là khâu tổ chức phải làm thủ tục đầy đủ chứng nhận mức độ khuyết tật.

Đối với người khuyết tật phải có tấm lòng bao dung, từ tâm. Tham gia vào việc đảm bảo cho TKT có những điều kiện cần thiết cho một cuộc sống theo đúng nghĩa của nó. Chính sách của Đảng và Nhà nước đối với TEKT tại Trung tâm được thực hiện thông qua các cơ cấu tổ chức của nhà nước, tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội. Hiện nay nhiều tổ chức xã hội, ở nhiều quốc gia đã có nhiều chương trình hành động tích cực đưa TKT hòa nhập vào cộng đồng (các kì PARAGAMES). Việc tiến hành được các hoạt động này là cả một quá trình mà các nhà quản lý đã bỏ nhiều công sức. Hiện nay Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa đã và đang cố gắn tìm được những người hảo tâm, tổ chức, các nhà bảo trợ hướng tới việc chăm sóc giúp đỡ và bảo vệ TKT.

Sự bảo trợ xã hội và công tác chăm sóc, bảo vệ TEKT phải đảm bảo cho họ có được những khả năng, những điều kiện ngang bằng nhau trong việc thực hiện các quyền của họ, loại bỏ những hạn chế trong sinh hoạt, tạo mọi điều kiện cho họ được tham gia tích cực vào tất cả các mặt của đời sống xã hội. Họ cần được giúp đỡ để thích nghi với cuộc sống.

- Các Thông tư, Nghị định:

Thông tư số: 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT- Thông tư liên tịch quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội hết hiệu lực thi hành từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lựcQuy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 23/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động

2.1. Khái niệm công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động

Công tác xã hội cá nhânvới người khuyết tật là nhân viên Công tác xã hội sử dụng những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của mình để giúp đỡ những trẻ em khuyết tật vận động tăng năng lực, sự tự tin cho người khuyết tật, khai thác những nhu cầu và đáp ứng những nhu cầu đó thông qua mối quan hệ một – một.

Ngoài ra, khi làm việc với trẻ khuyết tật nhân viên công tác xã hội sử dụng những chính sách an sinh xã hội, phối hợp với các cơ quan liên ngành tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ khuyết tật được tham gia hòa nhập xã hội, hòa nhập cộng đồng phát triển tiềm năng của bản thân trẻ khuyết tật. Kết hợp các chính sách của Đảng và Nhà nước mở rộng mô hình chăm sóc sức khỏe và giáo dục hòa nhập cộng đồng

2.2. Nội dung của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động

Cũng như  nội dung của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em khuyết tật, nội dung của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động bao gồm: Mục đích, nhiệm vụ của công tác xã hội cá nhân đối với trẻ  em khuyết tật vận động; kế hoạch hỗ trợ công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động. Cụ thể:

Về mục đích, nhiệm vụ: Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, nhu cầu, mong muốn của trẻ em khuyết tật vận động.

Về kế hoạch hỗ trợ công tác xã hội cá nhân: Kế hoạch bao gồm các nội dung sau: Mức độ chức năng hiện tại của thân chủ, các mục tiêu đặt ra; nguyên tắc xây dựng kế hoạch, các yêu cầu đối với người hỗ trợ cá nhân, đặc biệt phải có các giai đoạn thực hiện cụ thể của kế hoạch, giai đoạn tuân thủ theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận, xác định vấn đề ban đầu của thân chủ

Bước 2: Đặt mục tiêu

Bước 3: Lên kế hoạch thực hiện

Bước 4: Triển khai kế hoạch

III. Thực trạng CTXH cá nhân với trẻ em khuyết tật vận động tại TT Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa

1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu

1.1 Khách thể nghiên cứu

Tổng số khách thể nghiên cứu của đề tài là 50 bao gồm: Nhân viên công tác xã hội; Trẻ em bị khuyết tật vận động; cán bộ quản lý tại Trung tâm Bảo trợ xã hội; giáo viên, những người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em bị khuyết tật vận động tại Trung tâm Bảo trợ tỉnh Khánh Hòa

1.2. Địa bàn nghiên cứu

- Lịch sử Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa

+ Thông tin về cơ sở

Tên cơ sở: Trung tâm bảo trợ tỉnh Khánh Hò

Địa chỉ: 96A Đường 2/4 - Phường Vĩnh Hải - TP Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa.

Loại hình: Công lập

+  Lịch sử thành lập cơ sở

Trung tâm Bảo trợ tỉnh Khánh Hòa là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội Khánh Hòa, thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lí, chăm sóc nuôi dưỡng các đối tượng xã hội theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Bảo trợ xã hội hiện nay là Cơ sở từ thiện nuôi dưỡng người cao tuổi, trẻ em được thành lập từ trước năm 1975. Sau ngày giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc, Nhà nước tiếp thu cơ sở từ thiện và tiếp tục tiếp nhận, chăn sóc, nuôi dưỡng các đối tượng có hoàn cảnh đăc biệt khó khăn. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị từ năm 1975 cho đến nay, đơn vị đã nhiều lần thay đổi tên gọi cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

Từ năm 1975 đến năm 1992: Đơn vị có tên gọi là Trại xã hội Nha Trang.

Từ năm 1993 đến năm 1997: Đơn vị đổi tên gọi thành Cơ sở từ thiện xã hội

Từ năm 1998 đến năm  2002: Cơ sở từ thiện được chỉ đạo tách ra thành 2 đơn vị:

- Trung tâm Từ thiện, nuôi dưỡng người già cô đơn, lang thang – người tàn tật.

- Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi

Ngày 01/01/2003, Trung tâm Từ thiện, nuôi dưỡng người già cô đơn, lang thang – tàn tật và Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi sáp nhập lại thành Trung tâm bảo trợ Khánh Hòa theo Quyết định số 126/2002/QĐ-UB ngày 18/11/2002 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 01/01/2009 hợp nhất Trung tâm Bảo trợ tỉnh Khánh Hòa và Trung tâm Tiếp nhận & Quản lý đối tượng xã hội thành Trung tâm bảo trợ tỉnh Khánh Hòa theo Quyết định số 3021/QĐ – UBND ngày 09 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Trung tâm được thành lập bởi lí do nhằm tiếp nhận những đối tượng xã hội như: trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, những người già không nơi nương tựa, những người lang thang cơ nhỡ, nhằm đưa các đối tượng hòa nhập lại cộng đồng. Trung tâm bảo trợ tỉnh Khánh Hòa được nhà nước thành lập nên chính vì vậy mà Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội là bộ phận nhà nước đứng ra quản lí, không những thế mà còn các tổ chức khác ủng hộ và tài trợ.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Bảo trợ xã hội bao gồm có Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng ban:

Phòng Tổ chức – Hành chính – Kế toán

Phòng Y tế

Phòng nuôi dưỡng Người cao tuổi – Khuyết tật

Phòng Nuôi – Dạy trẻ em

Phòng Công tác xã hội

Cơ sở hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật

Có thể hình dung bằng sơ đồ sau:

Tổ chức bộ máy của Trung tâm

Cấu trúc tổ chức

Hình 1. Sơ đồ thể hiện cấu trúc bộ máy của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa

Bộ máy hoạt động

Giám đốc: Giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định của Pháp luật, chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Sở, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.

Phó Giám đốc: Phó Giám đốc do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Khánh Hòa bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm, Phó Giám đốc Trung tâm giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc phân.

Trưởng, phó các phòng chuyên môn

- Do Giám đốc Trung tâm bổ nhiệm và miễn nhiệm theo sự phân cấp quản lý sau khi có ý kiến của Giám đốc Sở.

- Trưởng, phó các phòng chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng theo chương trình kế hoạch được duyệt và theo sự chỉ đạo của Lãnh đạo Trung tâm và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Trung tâm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của phòng.

Cán bộ, viên chức, nhân viên:

- Viên chức và người lao động của Trung  tâm  có  trách  nhiệm chủ  động, nghiên cứu, tham mưu, thực hiện công việc trong phạm vi phân công, chịu trách nhiệm cá nhân trước Lãnh đạo Trung tâm về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc được giao, chấp hành sự phân công nhiệm vụ của Lãnh đạo Trung tâm, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định của pháp luật lao động.

Mục tiêu và chức năng hoạt động của cơ sở

 Mục tiêu

- Nhằm giảm những đối tượng sống lang thang cơ nhỡ, nhữngđơi tượng trẻ em, người già không có nơi nương tựa cho họ một mái ấm tình thương, một nơi ăn ở để họ có một cuộc sống tốt hơn, giảm thiểu những vấn đề xã hội xảy ra với đối tượng này.

- Bảo đảm an toàn an ninh xã hội tạo điều kiện cho những đối tượng yếu thế nhận được những nguồn trợ giúp từ xã hội.

- Chăm sóc, bảo vệ, phục hồi chức năng cho TKT, giúp đỡ trẻ em chất độc màu da cam.

- Hỗ trợ xây dựng các điểm vui chơi, giải trí cho các em vùng khó khăn, trung tâm nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật.

 Chức năng hoạt động

- Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa là đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Khánh Hòa thực hiện chức năng tiếp nhận, quản lí nuôi dưỡng giáo dục các đối tượng xã hội theo nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính Phủ ban hành quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.

- Thực hiện quyết định số 3021/QD-UBND ngày 9/12/2008 của ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

- Tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ, chăm sóc ban đầu, quản lí giáo dục và tổ chức lao động cho đối tượng lang thang, ăn xin tạo điều kiện cho họ có cuộc sống ổn định tái hòa nhập cộng đồng góp phần xóa bỏ lang thang, ăn xin ảnh hưởng đến đời sống an ninh trật tự xã hội của tỉnh.

- Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hóa thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng.

 Nhiệm vụ, quyền hạn:

1. Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành

2. Tiếp nhận và nuôi dưỡng các đối tượng cần sự bảo về khẩn cấp trong thời gian không quá 03 tháng

3. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh. Vận động các nguồn tài trợ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện hoạt động

4. Tiếp nhận, nuôi dưỡng các đối tượng tự nguyện đóng góp kinh phí hoặc có người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí.

5. Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng trong hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe của từng nhóm đối tượng.

 6. Chủ trì, phối hợp các đơn vị để tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, nhân cách.

7. Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương chuyển đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi Trung tâm trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng, hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.

8. Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội đối với đối tượng đang nuôi dưỡng tại Trung tâm và phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Khánh Hòa để tư vấn về công tác xã hội cho đối tượng tại Trung tâm.

9. Thực hiện quản lý tài chính, tài sản, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

10. Tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hỗ trợ vật chất và tinh thần cho đối tượng tại Trung tâm theo quy định của pháp luật

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa.

Trong đó Phòng Nuôi – Dạy trẻ em có nhiệm vụ là phối hợp với Phòng Y tế thực hiện các phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật, theo dõi tiến độ phục hồi của trẻ và phối hợp đề xuất thực hiện các phương pháp tập luyện có hiệu quả nhất để phục hồi chức năng nhanh nhất đối với từng trường hợp. Ngoài ra phòng đảm nhận dạy trẻ khuyết tật có nhiệm vụ tham mưu kế hoạch dạy văn hóa cho trẻ khuyết tật, theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức nhân cách của từng em.

2. Thực trạng trẻ em khuyết tật vận động tại trung tâm bảo trợ tỉnh Khánh Hòa

Bảng 1. Thực trạng trẻ em khuyết tật theo giới tính

Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nam

22

52

Nữ

20

48

Tổng cộng

42

100

(Nguồn số liệu khảo sát tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa, năm 2015)

Biểu đồ 1. Thực trạng trẻ em khuyết tật theo giới tính

Qua biểu đồ ta có thể thấy trong 42 trẻ khuyết tật vận động tại địa bàn  nghiên cứu được khảo sát thì có sự chênh lệnh về giới tính. Cụ thể số lượng trẻ khuyết tật là nam giới chiếm 52%, còn nữ giới là 48%.

Bảng 2. Mức độ khuyết tật vận động của trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa

Tình hình sức khỏe

Số lượng

Tỷ lệ (%)

TE Khuyết tật nhẹ

12

29

TE Khuyết tật nặng

21

50

Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng

9

21

Tổng cộng

42

100

 

Từ bảng số liệu có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2. Thể hiện mức độ khuyết tật của trẻ tại địa bàn nghiên cứu

Qua biểu đồ ta thấy tỷ lệ trẻ em khuyết tật ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), tiếp đến là trẻ em khuyết tật mức độ nhẹ (29%) và tỷ lệ trẻ em ở mức độ đặc biệt nặng cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ (21%). Qua đây ta thấy cần có những biện pháp tích cực và kịp thời để giúp trẻ có thể phần nào vượt qua những mất mát, những mặc cảm, những thiệt thòi mà cơ thể các em đang phải gánh chịu.

2.3. Thực trạng công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động từ thực tiễn trung tâm bảo trợ tỉnh Khánh Hòa

2.3.1. Nhận thức về công tác tham vấn, tư vấn công tác xã hội cá nhân với trẻ em bị khuyết tật vận động tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa.

Qua điều tra, quan sát, tìm hiểu và lập bảng hỏi thu thập thông tin về thực trạng công tác tham vấn, tư vấn công tác xã hội cá nhân với trẻ em bị khuyết tật vận động tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa, cho thấy:

Từ trước tới nay, tại Trung tâm, với tất cả các đối tượng từ người già neo đơn, người già khuyết tật, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật …chủ yếu được quan tâm, chăm sóc về mặt thể chất, sức khỏe hơn là về tâm lý, tinh thần hay tìm hiểu nhu cầu của đối tượng. Công việc hằng ngày của họ là nấu ăn, cho ăn, tắm giặt, thay đồ… hầu như họ làm thay tất cả mọi việc cho đối tượng như một nhiệm vụ không thể thiếu trong ngày, hết ngày này qua ngày khác, cứ thế các công việc cứ diễn ra và lặp đi lặp lại như thế.

Bản thân những người được chúng tôi điều tra, chỉ một số ít họ hiều đúng bản chất của công tác xã hội cá nhân với trẻ em khuyết tật vận động là phải làm những gì, tầm quan trọng của công việc này là gì, ý nghĩa, tác dụng mang lại ra sao. Còn phần lớn họ không hiểu, hiểu chưa đúng, đánh giá không cao vai trò, tầm quan trọng của công tác xã hội cá nhân đối trẻ em bị khuyết tật vận động.

Thực trạng này được thể hiện rõ thông qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3. Số liệu thể hiện nhận thức, đánh giá đúng tầm quan trọng của CTXH cá nhân dành cho TEKTVĐ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa

Vị trí người được chưng cầu ý kiến

Số người được chưng cầu ý kiến

Số người hiểu đúng, cho là quan trọng

Số người hiểu sai, cho là không cần

Số người không biết

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Cán bộ quản lý

7

100

4

57,2

2

28,5

1

14,3

Người trực tiếp chăm sóc

10

100

3

30

5

50

2

20

Người trực tiếp giáo dục

10

100

5

50

3

30

2

20

Qua bảng số liệu thể hiện nhận thức, đánh giá đúng tầm quan trọng của việc thực hiện CTXH cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa ta thấy:

Số người là cán bộ quản lý: hiểu đúng và đánh giá cao tầm quan trọng của CTXH cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động tại Trung tâm là 4/7 người được chưng cầu ý kiến (chiếm 57,2%); Hiểu sai và cho là không cần thiết phải thực hiện CTXH cá nhân cho TEKTVĐ là 2/7 người được chưng cầu ý kiến (chiếm 28,5%); Không biết CTXH cá nhân là gì là 1/7 người được chưng cầu ý kiến (chiếm 14,3 %).

Số người là người trực tiếp chăm sóc TEKT: Hiểu đúng và cho là quan trọng là 3/10 người được chưng cầu ý kiến (chiếm 30%); hiểu sai và cho là không cần thiết là 5/10 người được chưng cầu ý kiến (chiếm 50%); số người không biết là 2/10 người được chưng cầu ý kiến (chiếm 20%)

Số người trực tiếp giáo dục TEKTVĐ: hiểu đúng và cho là quan trọng có 5/10 người được chưng cầu ý kiến (chiếm 50%); hiểu sai và cho là không quan trọng có 3/10 người được chưng cầu ý kiến (chiếm 30%); không biết đến có 2/10 người được chưng cầu ý kiến (chiếm 20%).

Như vậy, chúng ta thấy rằng bản thân những người là cán bộ quản lý Trung tâm nhưng vẫn còn 28,8% số người được chưng cầu ý kiến hiểu sai và cho là không quan trọng và 14,3% số người được chưng cầu ý kiến chưa biết đến CTXH cá nhân. Đặc biệt những người trực tiếp chăm sóc các em lại có tới 50% số người được chưng cầu ý kiến hiểu sai và cho là không quan trọng, 20% trong số họ chưa biết đến CTXH cá nhân. Rồi những người trực tiếp giáo dục các em vẫn còn 30% số người được chưng cầu hiểu sai và cho là không quan trọng của CTXH cá nhân.

Đây là những con số không nhỏ thể hiện trình độ hiểu biết, sự nhận thức về một phương pháp trong công tác xã hội mà hơn ai hết những trẻ em khuyết tật cần phải được áp dụng thường xuyên, bởi các em là những người không được may mắn về thể xác, phần lớn lại là những đứa trẻ không được trực tiếp chăm sóc của cha mẹ đẻ, các em sẽ rất mặc cảm, tự ti, đồng thời các em cũng có những mong muốn và những nhu cầu chính đáng như những đứa trẻ bình thường khác. Nhưng, nếu không đi sâu vào tìm hiểu, không trò chuyện, không thực hiện vấn đàm thường xuyên với các em thì sẽ không bao giờ chúng ta biết được các em đang nghĩ gì, đang muốn và cần gì. Qua đây ta thấy cần có những lớp tập huấn, những lớp học ngắn và dài hạn về những kiến thức công tác xã hội cá nhân trước hết cho những cán bộ quản lý, những người trực tiếp giáo dục và trực tiếp chăm sóc các em.

IV. Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với trẻ em bị khuyết tật vận động tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa.

Trong quá trình chăm sóc và trợ giúp người khuyết tật nói chung và khuyết tật vận động nói riêng, các nhân viên công tác xã hội cần thực hiện tốt vai trò sau đây:

Nhân viên công tác xã hội (NVXH) đóng vai trò cung cấp cho người khuyết tật và gia đình họ nhiều loại dịch vụ hỗ trợ, từ hỗ trợ tâm lý, đến việc phát triển các mạng lưới liên kết để có thể giúp người khuyết tật tiếp cận được các dịch vụ y tế, xã hội hoặc tiếp cận các tổ chức có khả năng trợ giúp người khuyết tật. Các NVXH là người phải hiểu được cảm xúc và phản ứng của thân chủ đối với sự khuyết tật, ảnh hưởng của sự khuyết tật tới cơ hội và khả năng phát triển của họ cũng như của gia đình họ, tác động của khuyết tật tới vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình và cả những vấn đề tâm lý cá nhân cũng như vẫn đề xã hội của gia đình và cộng đồng dân cư. Các NVXH là người cung cấp các thông tin tâm lý xã hội của người khuyết tật nhằm giúp các nhân viên y tế, phục hồi chức năng, người chăm sóc...có sự hỗ trợ đúng đắn và hiệu quả. NVXH cũng sẽ tham vấn cho người khuyết tật và gia đình, giúp họ lập kế hoạch cá nhân và sử dụng tối đa những nội lực và ngoại lực sẵn có trong cộng đồng.

NVXH đóng vai trò nhà giáo dục, giúp người khuyết tật phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết như giao tiếp, hợp tác, xác định giá trị...để họ có thể tự tin hơn khi tham gia vào mọi hoạt động xã hội có ích cho cuộc sống tự lập

NVXH là người giúp các thành viên khác trong xã hội hiểu rõ và đúng hơn về người khuyết tật và bản chất của sự khuyết tật để xã hội có cái nhìn khách quan và khoa học về người khuyết tật, những khó khăn và rào cản từ phía xã hội dẫn đến hạn chế cơ hội tiếp cận của người khuyết tật để họ vươn lên sống độc lập.

NVXH là người đóng góp tiếng nói, biện hộ quyền lợi cho người khuyết tật, tham gia phát triển chính sách cũng như tổ chức những chương trình phát triển xã hội có sự tham gia của người khuyết tật vào quá trình ra quyết định, cũng như giám sát, lượng giá việc thực hiện những quyết định liên quan tới cuộc sống của người khuyết tật.

Mặt khác, với từng loại hình dịch vụ chăm sóc, trợ giúp cho người khuyết tật thì NVXH lại thể hiện những vai trò khác nhau, cụ thể:

Đối với dịch vụ can thiếp sớm cho trẻ khuyết tật: tức là việc nhận biết, phát hiện, chẩn đoán loại khuyết tật của trẻ và xây dựng chương trình can thiệp cho cha mẹ trẻ, cho nhà trường và giáo viên để giáo dục và điều trị y tế cho trẻ - những công việc này cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Vai trò chính của nhân viên công tác xã hội đối với dịch vụ can thiệp sớm này là: Khi làm việc với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật là hỗ trợ gia đình triển khai việc chăm sóc người khuyết tật một cách phù hợp và giúp gia đình xác định được những dịch vụ cần thiết. Vai trò chính của chuyên gia là cố gắng tìm hiểu xem quan điểm của gia đình về con cái như thế nào và họ muốn nhận được dịch vụ gì từ các chương trình can thiệp sớm.

 Từ đó có thể nhận thấy để trợ giúp trẻ khuyết tật và gia đình trẻ trong quá trình can thiệp sớm thì nhân viên công tác xã hội cần thể hiện những vai trò, nhiệm vụ cụ thể sau:

-  Nắm rõ về tình trạng phát triển hiện tại của trẻ, khả năng phát triển nhận thức, phát triển giao tiếp xã hội và cảm xúc, khả năng vận động của trẻ để sẵn sàng chia sẻ, cung cấp thông tin cho gia đình trẻ trong những điều kiện cần thiết.

- Tìm hiểu nguồn lực của gia đình, những ưu tiên và quan tâm liên quan tới việc tăng cường khả năng phát triển của trẻ khuyết tật.

- Dự đoán được những kết quả chính mà trẻ, gia đình có thể đạt được cũng như những tiêu chí, quy trình và thời gian để xác định tiến bộ và xác định việc cần điều chỉnh hoặc đánh giá với kết quả và dịch vụ cần thiết.

-  Biết được các dịch vụ can thiệp sớm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật và gia đình.

- Cùng với chuyên gia can thiệp sớm lên kế hoạch can thiệp cá nhân trẻ khuyết tật  một cách hợp lý và hiệu quả nhất.

- Thông tin và hỗ trợ cha mẹ trẻ trong việc tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ, bao gồm:

+ Giúp cha mẹ trẻ khuyết tật tham gia hiệu quả vào quá trình xây dựng kế hoạch trước khi họ thực sự tham gia bằng cách làm rõ vai trò trách nhiệm của họ.

+ Thảo luận với cha mẹ trẻ các bước xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân.

+ Tạo ra bầu không khí thân mật ngay từ ban đầu, giúp cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong buổi họp.

+ Khi làm việc phải thể hiện sự tôn trọng của mình đối với trẻ khuyết tật, nhạy cảm trước những diễn biến tình cảm của cha mẹ, thừa nhận quyền bảo mật thông tin cá nhân và sẵn sàng lắng nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân của cha mẹ trẻ khuyết tật.

+ Thực hiện những hoạt động nhằm thu hút sự tham gia của cha mẹ (hoặc những người thân trong gia đình trẻ) vào quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục như hướng dẫn họ cách đặt câu hỏi, trình bày quan điểm, khuyến khích bất kỳ sự phản hồi nào từ phía cha mẹ và chú ý tới câu hỏi của họ.

+ Trao đổi về những lo lắng đặc biệt của cha mẹ về trẻ khuyết tật và giúp nhóm tham gia xây dựng kế hoạch cá nhân cho trẻ khuyết tật hiểu được và cân nhắc đến những lo lắng của cha mẹ trẻ khuyết tật.

+ Cùng cha mẹ trẻ điểm lại kết quả đánh giá trong đó làm rõ những ưu điểm và hạn chế của trẻ, đồng thời minh họa những thông tin về các hoạt động của trẻ ở trường và ở nhà.

Đối với các dịch vụ giáo dục cho người khuyết tật:

- Với vai trò là người trợ giúp và cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật, trước hết nhân viên công tác xã hội cần nắm được các mô hình, phương thức giáo dục cho người khuyết tật, bao gồm các mô hình: Giáo dục chuyên biệt; Giáo dục hội nhập; Giáo dục hòa nhập. Với những mô hình này thì trẻ khuyết tật có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ giáo dục hơn. Tuy vậy, khi tham gia học tập thì bản thân trẻ khuyết tập còn gặp rất nhiều khó khăn như: khó khăn trong việc nhận thức, tiếp thu kiến thức, diễn đạt, trình bày quan điểm, tham gia các hoạt động… nên nhân viên công tác xã hội phải thể hiện những nhiệm vụ và các vai trò của mình trước những khó khăn của các em, cụ thể:

+ Xác định những vấn đề mà trẻ khuyết tật đang gặp phải.

+ Tham gia cùng giáo viên đứng lớp, giáo viên giáo dục đặc biệt xây dựng các kế hoạch học tập, kế hoạch giúp đỡ trẻ.

+ Hỗ trợ trẻ tìm ra các biện pháp, cách thức vượt qua những khó khăn, khủng hoảng mà trẻ có thể gặp phải

+ Tham gia xây dựng nhóm bè bạn hỗ trợ trẻ khuyết tật

+ Tổ chức các hoạt động nhằm thay đổi nhận thức thái độ không đúng của giáo viên, học sinh về trẻ.

+ Tư vấn, tham vấn cho giáo viên, học sinh về trẻ khuyết tật.

+ Kiến nghị, vận động, tìm kiếm nguồn lực xây dựng môi trường học tập vui chơi phù hợp với trẻ.

Nếu đánh giá đúng vai trò nhiệm vụ thì công việc này thuộc về Phòng Công tác xã hội của Trung tâm. Thực tế phòng Công tác xã hội mới thành lập khoảng 05 năm trở lại đây, trước đây chưa có phòng này. Nhiệm vụ của các nhân viên trong phòng là:

+ Tổ chức sàng lọc và phân loại đối tượng;

+ Đánh giá tâm sin lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của đối tượng;

+ Xây dựng kế hoạch chăm sóc, hỗ trợ giáo dục, tâm sinh lý, tình cảm, sức khỏe, những căng thẳng phát sinh, phòng chống ngăn ngừa tệ nạn xã hội… cho đối tượng;

+ Trực tiếp cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội, phương pháp và kỹ năng như: tham vấn, trị liệu, tư vấn, giáo dục, đàm phán, hòa giải, tuyên truyền;

+ Giám sát, rà soát lại hoạt động can thiệp theo sự phân công và đề xuất điều chỉnh kế hoạch chăm sóc nếu cần thiết;

+ Xây dựng kế hoạch ngừng chăm sóc và hòa nhập cộng đồng đối với đối tượng;

+ Thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;

+ Đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác xã hội trong phạm vi công việc;

+ Xây dựng kế hoạch rà soát, kiểm tra, đánh giá nhu cầu của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật

Ngoài Phòng Công tác xã hội thì tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa còn có Cơ sở hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, nhiệm vụ của cơ sở là:

+ Lập kế hoạch hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại Trung tâm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, vận động kinh phí ủng hộ, đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để triển khai thực hiện;

+ Tổ chức triển khai kế hoạch hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật;

+ Xây dựng kế hoạch, chương trình học nghề theo từng môn học, soạn giáo án phục vụ cho việc giảng dạy;

+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên.

Qua đây ta thấy, về cơ bản nhân viên công tác xã hội đã nhận thức đúng vai trò của mình, đã thực hiện được một số nhiệm vụ, nhưng chủ yếu là phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe, ăn uống, giúp các em trong các công việc sinh hoạt hằng ngày. Khi làm việc trực tiếp với một số trẻ em khuyết tật vận động, sau trò chuyện, phỏng vấn, tôi nhận thấy hầu hết các em còn rất e ngại, rụt rè, mặc cảm bởi vì các đặc điểm trên cơ thể mình. Các em ngại tiếp xúc với mọi người, nhất là những người lạ. Khi được hỏi về những công việc hằng ngày của các em và mức độ hài lòng cũng như  mong muốn, nguyện vọng của các em chúng tôi thu được kết quả như sau: Hầu hết công việc hằng ngày của các em dành nhiều cho việc ăn, uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt cá nhân và các công việc này đều có người trợ giúp các em.

C. KẾT LUẬN

Có thể thấy Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Bởi vậy, hơn ai hết, họ cần có sự quan tâm của gia đình, cộng đồng, của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội. Họ cần được chăm sóc chu đáo về thể chất, cần được quan tâm về mặt tinh thần và cần được tạo mọi điều kiện để có thể phát huy được những khả năng có thể có của bản thân. Công tác xã hội cá nhân đối với trẻ em khuyết tật vận động nói riêng và đối với người khuyết tật nói chung là một trong những biện pháp công tác xã hội có hiệu quả nhất có thể giúp cho người khuyết tật. Thông qua đó có thể tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hiểu được những suy nghĩ, những mong muốn của người khuyết tật, từ đó có thể đề xuất các giải pháp phù hợp để đáp ứng những mong muốn, nguyện vọng của họ, cũng như có thể phát huy được những khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người họ.

Chúng ta cũng thấy rằng, từ khi công tác xã hội ra đời, các đối tượng yếu thế trong xã hội đã được quan tâm nhiều hơn, có nhiều cơ hội để thể hiện khả năng của mình hơn. Những người trực tiếp làm việc với họ ngoài cái tâm với nghề, họ cũng đã không ngừng học hỏi, học tập để tích lũy, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề của mình, để khi trực tiếp làm việc với người khuyết tật sẽ thu được những kết quả cao hơn. Song thực tế cũng cho thấy bản thân người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng mới được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn về sức khỏe, thể chất, về ăn uống, ngủ nghỉ… còn những tâm tư nguyện vọng, những suy nghĩ của họ còn ít được quan tâm. Công tác xã hội cá nhân là một trong những phương pháp khá quan trọng và hữu ích, giúp chúng ta có cơ hội để hiểu về người khuyết tật hơn. Chỉ có khi trực tiếp làm việc với họ, khi đã thiết lập được mối quan hệ với họ, chúng ta mới hiểu hết được con người họ, cũng như những khả năng tiềm ẩn trong con người họ. Qua đây ta thấy việc đưa công tác xã hội cá nhân vào trong chương trình trợ giúp dành riêng cho người khuyết tật là một trong những việc làm cần thiết và hữu ích.

Tài liệu tham khảo:

1. Lê Chí An (2006) Công tác xã hội nhập môn, Đại học Mở-bán công TP. HCM,

2. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Giáo trình Nhập môn công tác xã hội, NXB Lao động – Xã hội.

3. Nguyễn Thị Kim Hoa; Nguyễn Hồi Loan (2015), Giáo trình Công tác xã hội đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Sinh Phúc (2014), Giáo trình Đại cương Chăm sóc sức khỏe tâm thần, NXB Lao động – Xã hội

5. Nguyễn Thị Kim Hoa (2014), Giáo trình Công tác xã hội với Người khuyết tật NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Huff KJ, Maarse A, Lancaster J. (2003). Situational analysis on children with disabilities in Vietnam. Hanoi.

7. Ife J. (2001). Human Rights and Social Work: Towards Rigths-based Practice. Cambridge University.

Th.S Lê Thị Phương

 
Khoa Khoa học XH&NV