Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn ❯ Chi tiết
       
  29/06/2020 11:38        

Vai trò của công tác xã hội trường học trong hỗ trợ giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường

1. Đặt vấn đề

                  Công tác xã hội trường học là những hoạt động về các dịch vụ của nhà thực hiện chính sách xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại trường học. Công tác xã hội trường học thực hiện những dịch vụ chủ yếu làm cho giáo dục gắn bó chặt chẽ hơn với thực tại xã hội, giúp trẻ (học sinh) tiếp cận với các cơ hội giáo dục và bảo đảm các cơ hội đó được trẻ hưởng dụng. Các dịch vụ hỗ trợ trường học thông qua một nhân viên xã hội, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biểu hiện bất thường của học sinh. Công tác xã hội trường học còn là sự kết nối giữa các đối tượng trong xã hội cùng quan tâm chăm sóc cho thế hệ tương lai. Ngày nay, đội ngũ học sinh - thế hệ tương lai, là những con người mới, là lực lượng lao động mới góp phần quan trọng vào thành công và sự phát triển của nước nhà. Để làm được điều đó thì học sinh hôm nay phải được sống trong sự quan tâm chia sẻ và sẵn sàng được hỗ trợ trước những khó khăn vướng mắc trong cuộc sống. Đội ngũ ấy phải được định hình nhân cách đúng đắn, phải được hiểu rõ và chọn cho mình một hướng đi phù hợp với năng lực cũng như tố chất của bản thân. Cán bộ quản lý trường học, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm trong quá trình giảng dạy cũng đã phần nào thể hiện sự quan tâm chia sẽ ấy, nhưng chưa thực sự khai thác, hiểu được tâm tư tình cảm những vấn đề thầm kín những mơ ước hoài bảo của học sinh mình một cách tối đa. Người có thể làm được những công việc này là Nhân viên công tác xã hội (social worker).

            Đại hội quốc tế lần thứ nhất tại Chicago năm 1999 và lần thứ hai tại Stockholm năm 2003 đã nêu: vai trò của công tác xã hội học đường được khẳng định, cụ thể là sự tác động vào 4 đối tượng ở trường học sau:

              Với học sinh: Giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh; tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tập; có được năng lực cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành vi như: không hoàn thành việc học tập; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được mình; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng thể chất; không đi học thường xuyên; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử; căng thẳng thần kinh.

                 Với các bậc phụ huynh: Hỗ trợ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái; hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ; tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng; hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt; tăng cường kỹ năng làm cha mẹ.

                 Với thầy cô giáo: Giúp cho quá trình làm việc với phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả; tìm hiểu những nguồn lực mới; tham gia vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt; hiểu hơn về gia đình, những yếu tố văn hoá và cộng đồng ảnh hưởng đến trẻ.

               Với các cán bộ quản lý giáo dục khác: Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các chính sách và chương trình phòng ngừa; đảm bảo thực hiện đúng một số luật, đặc biệt với trẻ em.

            Theo J. Watson: “hãy cho tôi một tá trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường và thế giới riêng của tôi, trong đó tôi có thể chăm sóc chúng và tôi cam đoan rằng khi chọn một cách ngẫu nhiên một đứa trẻ, tôi có thể biến nó thành một chuyên gia bất cứ lĩnh vực nào – một bác sĩ, một luật sư, một thương gia hay thậm chí một kẻ trộm cắp hạ đẳng – không phụ thuộc vào tư chất và năng lực của nó, vào nghề nghiệp và chủng tộc của cha ông nó”

            Điều này có nghĩa rằng J.watson chú trọng đến vấn đề giáo dục và môi trường giáo dục sẽ hình thành nhân cách của mỗi con người, và sự cần thiết của người đào tạo ra những con người ấy.

              Với tầm quan trọng của mình, vai trò của công tác xã hội trường học đã hỗ trợ giảm thiểu vấn đề bạo lực học đường đáng kể. Bạo lực học đường là vấn đề đáng báo động hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, hành vi bạo lực học đường đã có sự gia tăng nhanh về số lượng cũng như nghiêm trọng về vụ việc với sự đa dạng hóa, nghiêm trọng hóa và thậm chí có tổ chức. Công tác xã hội trong trường học – với chức năng và vai trò của mình là một hoạt động không thể thiếu nhằm hỗ trợ phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu các hành vi bạo lực học đường, tạo một môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo sự yên tâm trong hoạt động dạy và học của thầy và trò.

                      Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường trong trường học đã trở thành vấn đề báo động cho toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Theo số liệu được đưa ra tại “Hội thảo giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 28/07/2010 thì trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến ngày diễn ra hội thảo, các trường trên toàn quốc đã xử lý kỷ luật, khiển trách gần 900 học sinh, buộc thôi học hơn 730 học sinh và cảnh cáo gần 1.600 học sinh do tham gia vào các vụ đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Riêng năm học 2009 - 2010 xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người.

                    Cũng theo số liệu thống kê của Bộ Công an, trong năm 2012, tình hình tội phạm do người chưa thành niên (từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi) thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%. Hành vi phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện. Số liệu phân tích cũng chỉ ra, năm 2012, cả nước xảy ra 8.820 vụ vi phạm pháp luật (tăng 231 vụ so với năm 2011) do 13.300 trẻ em, người chưa thành niên gây ra. Trong đó, độ tuổi từ 14 đến 16 chiếm 31,9% và từ 16 đến 18 chiếm 61,1%; tập trung nhiều nhất ở bậc trung học cơ sở (41,8%), sau đó là trung học phổ thông (31,9%) .

             Thật ra, vấn đề bạo lực học đường không phải là xa lạ đối với các nước. Theo thống kê trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Nhưng thực tế, con số đó đang ngày một tăng lên và những nạn nhân của những vụ việc này thì không phải đã kể hết. Ví dụ, trung bình một ngày, các trường học ở Anh xảy ra khoảng 40 vụ gây gổ buộc cảnh sát phải can thiệp. Trong năm học 2007, cảnh sát buộc phải xuất hiện tại trường học hơn 7.300 lần. Thật sự trên toàn nước Anh, bạo lực học đường có thể lên đến hơn 10.000 vụ, do khoảng 1/3 nhân viên cảnh sát quên nhập dữ liệu. Còn ở Đức, trung bình mỗi ngày các trường học ở nước này xảy ra khoảng 50 vụ gây gổ, buộc cảnh sát phải can thiệp. Số học sinh bị đuổi học do đánh nhau cũng gia tăng. Năm 2008, có khoảng 60.000 học sinh tham gia, tăng 2.500 em so với năm trước. Hơn thế, “bạo lực băng đảng” trên đường phố cũng đang ngấm dần vào các trường học .

                 Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây, hành vi bạo lực học đường “được thể hiện với nhiều đặc trưng như đa dạng hóa, nghiêm trọng hóa, trào lưu hóa, trẻ tuổi hóa và tổ chức hóa. Hành vi bạo lực học đường ở nước ta thường được diễn ra giữa các đối tượng bên ngoài trường học với học sinh trong nhà trường, giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh trong nhà trường với nhau. Bạo lực học đường là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân xuất phát từ bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Công tác xã hội trường học là hoạt động không thể thiếu, tham gia tích cực vào cơ chế phòng ngừa và ứng phó với hành vi bạo lực học đường, góp phần thiết thực trong việc xây dựng “nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” .

2. Nội dung:

I. Khái quát về CTXH trường học:

1. Đối tượng của công tác xã hội trong trường học

Công tác xã hội trường học ngày nay được phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức,… Các nước đã có những ứng dụng lý thuyết vào thực tế và đã xây dựng những mô hình hỗ trợ người học, người dạy trong môi trường giáo dục. Công tác xã hội trường học với vai trò cải thiện môi trường học đường, kết nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội đã có những ảnh hưởng và tác dụng nhất định.

Ở Việt Nam, công tác xã hội trường học đã manh nha xuất hiện và được công nhận là một trong những học phần chuyên ngành trong chương trình đào tạo cử nhân ngành công tác xã hội. Tại các trường, học phần này thường chiếm 2 tín chỉ. Sinh viên sau khi học lý thuyết trên lớp, có cơ hội thuận lợi thực hành tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thực địa. Công tác xã hội trường học có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề tâm lý, đời sống và các mối quan hệ xã hội của học sinh; được thực hiện thông qua quá trình tác động vào 4 đối tượng chính ở trường học: học sinh, phụ huynh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Nhân viên công tác xã hội trường học là cầu nối giữa học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội để giúp các em có được điều kiện sống, học tập và phát triển nhân cách tốt nhất .

Như vậy, có thể hiểu công tác xã hội trường học là một lĩnh vực thực hành chuyên biệt của công tác xã hội. Nhân viên xã hội mang những kiến thức và kỹ năng được đào tạo bài bản đến hệ thống trường học và những những nhóm dịch vụ dành cho học sinh. Công tác xã hội trường học được thiết lập nhằm tạo ra những bước tiến xa hơn trong mục tiêu giáo dục: xây dựng một môi trường giảng dạy, học tập, việc thực hiện nhân quyền cũng như sự tự tin cho học sinh. Các trường học cần nhân viên xã hội để nâng cao khả năng đáp ứng nhiệm vụ đào tạo; đặc biệt là sự hợp tác của gia đình – nhà trường – xã hội là chìa khóa để các trường hoàn thành sứ mệnh này . Công tác xã hội và trường học được gắn kết một cách gần gũi. Đó là “Giáo dục tại các trường học và công tác xã hội cùng chia sẻ một mối quan tâm chung về các vấn đề xã hội mà học sinh và gia đình đang gặp phải”. Nhiều học sinh gặp khó khăn trong hoạt động phát triển và công tác xã trường học là một trong những lĩnh vực nhằm phát hiện ra những vấn đề khó khăn ấy để giúp đỡ những học sinh này vượt qua theo cách chuyên nghiệp . Công tác xã hội trường học trong môi trường học đường là một lĩnh vực trong cách tiếp cận chuyên nghiệp để từ đó thấu hiểu và cung cấp sự trợ giúp cho những học sinh chưa thể sử dụng khả năng học tập của mình một cách đầy đủ nhất hoặc những vấn đề của học sinh - như những đòi hỏi dịch vụ đặc biệt - cho phép các em có được những cơ hội giáo dục cho mình. Một điều quan trọng của những dịch vụ này chính là nhấn mạnh đến việc đưa vào các biện pháp ngăn ngừa mang tính tự nhiên .

Có thể nói, trong môi trường học đường, nhân viên công tác xã hội thực hành kiến thức chuyên môn, kiến thức thực tế của mình và coi nhà trường là phạm vi hoạt động chủ yếu để liên kết giữa học sinh, phụ huynh, giáo viên và cộng đồng dân cư, nhằm đưa ra những dịch vụ tương ứng với mục tiêu giáo dục của nhà trường, từ đó hỗ trợ học sinh giải quyết những vấn đề mà các em gặp phải và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các em, đồng thời cũng giúp nhà trường thực hiện được những tôn chỉ và mục đích đã đề ra . Công tác xã hội trong trường học nhắm đến là để tìm ra biện pháp và cách giúp đỡ những học sinh có “vấn đề” trong học tập và trong cuộc sống, xúc cảm và rối loạn hành vi hay có những suy nghĩ không thực tế; cung cấp những cơ hội học tập tối đa, phát triển tiềm năng của chúng và chuẩn bị hành trang sống cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Ngoài ra, còn ngăn chặn những chức năng bị suy thoái và hướng tới việc giúp các em tự giải quyết được vấn đề của mình và hoà nhập vào môi trường học đường, gia đình và xã hội, sống tốt hơn và lành mạnh hơn. Bên cạnh, công tác xã hội trường học còn hướng tới những nhóm đối tượng khác ngoài học sinh như gia đình, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm mục đích xác định đúng vai trò của những nhóm đối tượng này trong việc giáo dục trẻ em.Công tác xã hội (CTXH) trường học nhằm mục đích tìm ra biện pháp và cách giúp đỡ những học sinh có “vấn đề” trong học tập và trong cuộc sống rối loạn cảm xúc và hành vi hay có những suy nghĩ không thực tế, trừu tượng; cung cấp những cơ hội học tập tối đa, phát triển tiềm năng của chúng và chuẩn bị hành trang cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Ngoài ra công tác xã hội học đường ngăn chặn những suy thoái chức năng, hướng tới việc giúp các em tự giải quyết được vấn đề của mình và hoà nhập vào môi trường học đường, gia đình và xã hội, sống tốt hơn và lành mạnh hơn

Bên cạnh đó, công tác xã hội trong trường học còn hướng tới những nhóm đối tượng khác ngoài học sinh như gia đình, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm mục đích xác định đúng vao trò của những nhóm đối tượng này trong việc giáo dục trẻ em.

2 Sự cần thiết của nhân viên công tác xã hội trường học

Mạng lưới quốc tế về Công tác xã hội trường học đã đưa ra định nghĩa: Nhân viên công tác xã hội trường học là những nhân viên công tác xã hội (CTXH) chuyên nghiệp sẽ giúp học sinh gắn bó với trường học và trở thành những học sinh thành công. Mục đích của CTXH trường học là giúp đỡ trẻ em có được những suy nghĩ và ứng xử tích cực cũng như trong việc điều chỉnh hành vi, thái độ của các em trong việc học tập sao cho đem lại kết quả tốt nhất và góp phần hỗ trợ cho nhà trường đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục.

Theo Christopher Carter, nhân viên CTXH trường học là người luôn sẵn sàng để tư vấn cho học sinh và giúp học sinh phát triển tốt về tính cách cá nhân cũng như về chuyện học hành. Họ là những người giúp kết nối quan hệ giữa giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh (trích dẫn từ ehow.com).

Để đối phó với các vấn đề tâm lý, xã hội của học sinh không đơn giản chỉ ngành giáo dục nói chung, nhà trường và giáo viên sẽ không thể nào giải quyết, đáp ứng những nhu cầu tâm lý và xã hội  nếu không có sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành và các lực lượng chuyên môn khác. Cụ thể là lực lượng nhân viên công tác xã hội, họ là những người phù hợp nhất với kiến thức và chuyên môn mà họ đã được đào tạo, như bảo vệ trẻ em, phát triể cộng đồng, làm việc với gia đình, giải quyết những vấn đề tâm lý, tình cảm...

3. Vai trò của công tác xã hội trong trường học

Các dịch vụ công tác xã hội học đường được đưa vào trường học ở Anh vào năm 1871, sau đó là các trường học tại New York, Boston và Hartfort vào năm 1906 trong nỗ lực hỗ trợ chương trình xoá mù chữ trong các gia đình ở Mỹ. Tiếp đó, công tác xã hội học đường phát triển ở Thuỵ Điển năm 1950, các nước Canađa, Australia vào những năm 1940, các nước châu Âu như Phần Lan, Đức vào những năm 1960, New Zeland, Singapore, Trung Quốc (Đài Loan, Hồng Kông) vào thập kỷ 70, và đến những năm 80 và 90 xuất hiện tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ả Rập Xê út… Qua Đại hội quốc tế công tác xã hội lần thứ nhất tại Chicago năm 1999 và lần thứ hai tại Stockholm năm 2003, vai trò của công tác xã hội học đường đã dần được củng cố và khẳng định, cụ thể là sự tác động vào 4 đối tượng ở trường học sau:

•           Với học sinh: Công tác xã hội học đường giúp các em giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh; tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm lý; giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tập, có được năng lực cá nhân và xã hội. Cụ thể là giúp các em giảm những hành vi như: không hoàn thành việc học tập; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được mình, bị lạm dụng thể chất, không đi học thường xuyên, bị trầm cảm, có những dấu hiệu, hành vi tự tử, căng thẳng thần kinh…

•           Với các bậc phụ huynh: Công tác xã hội học đường hỗ trợ họ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái; hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ; tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng; hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt; tăng cường kỹ năng làm cha mẹ.

•           Với thầy cô giáo: Công tác xã hội học đường giúp cho các giáo viên hoạt động giảng dạy có hiệu quả cao. Thực hành tốt hơn nguyên lý giáo dục: sự kết hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Tìm hiểu và huy động những nguồn lực mới vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt.

•           Với các cơ quan và cán bộ quản lý giáo dục: Công tác xã hội học đường giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý trong việc xây dựng các chính sách và chương trình đào tạo, trong đó chú trọng đến tiến trình công tác xã hội đối với trường học.                                      

3.1 Cầu nối giữa nhà trường – gia đình – xã hội

Mỗi bản thân học sinh được sống trong cả ba môi trường gia đình nhà trường, xã hội mỗi môi trường khác nhau tạo cho học sinh cách ứng xử khác nhau, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) phát triển mạnh về thể chất lẫn tinh thần, tiếp thu, học hỏi nhưng chưa hoàn hảo, dễ thay đổi, bị lôi kéo, ảnh hưởng, xuất hiện xu hướng kế thừa theo cơ chế bắt chước “thần tượng”, bắt chước có thể theo hướng tích cực nhưng cũng có thể theo hướng tiêu cực, có những hành vi lệch chuẩn mà xã hội không thể chấp nhận được, xã hội cũng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ, cho nên việc giáo dục học sinh cần thiết phải có sự kết hợp giữa ba môi trường gia đình - nhà trường - xã hội.

Một người không thể đảm nhận nhiều vai trò cùng một lúc bởi “sức người có giới hạn”, gia đình chịu trách nhiệm chăm sóc, nuôi dạy con, nhà trường có nhiệm vụ tạo điều kiện để các em được đến trường, giáo viên có nhiệm vụ cung cấp, truyền đạt kiến thức đến các em, xã hội là môi trường để con người sinh sống. Nếu một con người chỉ chọn một trong ba môi trường trên chắc chắn một điều rằng họ sẽ không thể phát triển toàn diện, cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa các lĩnh vực trên lại với nhau thì hiệu quả sẽ cao hơn, bởi có câu:“ Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Nhà trường, gia đình có chung chức năng, nhiệm vụ là giáo dục trẻ em, phải thường xuyên liên lạc trao đổi với nhau về những vấn đề liên quan đến học sinh, con em mình để có thể kịp thời đưa ra những quyết định tốt nhất cho việc giáo dục. Ví dụ như ở trường học sinh có xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, có biểu hiện khác thường về tâm lí, nhà trường cần báo cho gia đình, tìm hiểu nguyên nhân kịp thời khắc phục, với gia đình khi nhận thấy các em có biểu hiện học kém, có thể tìm hiểu trao đổi với nhà trường, xã hội thì lại có rất nhiều những dịch vụ, chính sách dành cho họ sinh nghèo, khó khăn, nhà trường cần phải biết để có thể tạo điều kiện cho các em có đủ điều kiện đến trường.

Đóng vai trò là nhân viên công tác xã hội học đường, tư vấn viên phải là người trung gian liên kết giữa gia đình – nhà trường – xã hội lại với nhau, tạo thành một khối thống nhất cùng nhau giáo dục học sinh – con em mình trở thành con ngoan trò giỏi.

Nhân viên xã hội chính là người cùng với các thầy cô, cán bộ nhà trường nhận diện đúng vấn đề, đưa ra hướng giải quyết các vấn đề hợp lí, chẳng hạn như: nhân viên xã hội nhận thấy học sinh có vấn đề gì khác thường: học yếu, tâm lí bất ổn, mâu thuẫn, đánh nhau với bạn bè, hoàn cảnh khó khăn…qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự việc như thế người nhân viên sẽ làm công tác phân tích, giải thích để nhà trường nắm được tình hình, diễn tiến sự việc và cùng thảo luận đưa ra hướng giải quyết thích hợp nhất.

3.2 Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường

Công viêc của nhân viên CTXH học đường lúc này là thu thập thông tin từng trường hợp học sinh cụ thể về điều kiện kinh tế gia đình, nhận thức của bản thân và gia đình về tầm quan trọng của việc học, học lực của họ sinh…Tìm hiểu rõ vấn đề khiến học sinh phải nghỉ học là do yếu tố nào tác động.

Tác động đến bạn bè cùng lớp, thầy cô giảng dạy và các lực lượng liên quan đến bản thân học sinh. Để mỗi đối tượng là một lực lượng sẵn sàng hỗ trợ khi cá nhân học sinh có nguy cơ bỏ học.

Tác động đến các bậc làm cha mẹ để cha mẹ thấy được việc học của con em họ là yếu tố cần thiết cho cuộc sống chính bản thân con em họ sau này. Cho họ nhìn thấy được hệ quả nếu con em họ được tiếp tục đến trường và không được đến trường thì sẽ như thế nào? Giúp họ dần dần trở thành lực lượng hỗ trợ về mặt tinh thần quan trọng nhất đối với con em họ. Đồng thời cũng đưa ra những biện pháp giúp các phụ huynh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn đến được với các nguồn quỹ tính dụng, các chương trình hỗ trợ vốn làm kinh tế của quốc gia, để mỗi phụ huynh học sinh có được cơ hội thoát nghèo, quan tâm đến việc học con cái mình hơn.

Trực tiếp tác động đến chính bản thân học sinh khơi dậy tinh thần học tập của các em, khuyến khích các em có ý chí vượt khó tiếp tục đến trường, nêu gương những học sinh vượt khó học giỏi và thành công trên con đường học tập, giúp các em thấy được giá trị của bản thân. Cùng các em lên kế hoạch cụ thể cho quá trình học tập cố gắng duy trì đến trường là mục tiêu cho mỗi bản thân. Là cầu nối giữa học sinh và các dịch vụ xã hội như giới thiệu các em đến quỹ khuyến học của địa phương, các nhà mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh để hoàn cảnh các em phần nào được nhẹ nhàng hơn.

3.3 Giáo dục hướng nghiệp

            Đối với học sinh THPT thì việc định hướng nghề nghiệp là khá quan trọng, bởi ở giai đoạn học sinh phổ thông cần nhất là một tâm thế sẵn sàng cho tương lai, chọn nghề nào cho phù hợp với năng lực, năng khiếu và ra trường có thể tìm được việc làm tốt. Mục đích của việc giáo dục là cung cấp cho học sinh những kiến thức, kinh nghiệm, kỷ năng để có thể ứng dụng tốt trong cuộc sống.

Công việc của nhân viên CTXH lúc này là người giảng dạy trực tiếp về giáo dục hướng nghiệp của trường. Là người sẵn sàng giải đáp những câu hỏi liên quan đến nghề nghiệp cho học sinh.

Thường xuyên thu thập các thông tin mới về các ngành như nhu cầu thị trường, hướng phát triển trong những năm tới, chi phí đào tạo…Để có thể cung cấp cho học sinh thông tin chính xác về ngành nghề giúp các em có hướng lựa chọn nghề phù hợp.

Kết hợp các ban liên lạc sinh viên của huyện trên địa bàn tỉnh tổ chức các buổi trao đổi giải đáp những thắc mắc về ngành nghề của mỗi thời điểm, định kì hàng tháng ngay từ những năm đầu học phổ thông cho học sinh. Đồng thời cũng sưu tập sách báo liên quan đến các trường Đại học làm nguồn thông tin tham khảo cho học sinh.

Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức hướng nghiệp tại trường theo quý, nhằm cũng cố kiến thức cho học sinh và tạo sự hưng phấn tìm hiểu về thông tin hướng nghiệp của học sinh.

3.4 Tư vấn, tham vấn tâm lý

            Đối với học sinh bậc THPT, tình bạn khác giới, tình yêu, thái độ sống, định hướng nghề nghiệp, học tập, gia đình, sức khỏe, quan hệ bạn bè…là những vấn đề thường xảy ra nhất đối với học sinh, cần được tư vấn, cũng là kỷ năng sống cần trang bị để các em bước vào đời, tự lập.

            Giai đoạn học sinh THPT là giai đoạn mà các em có nhiều thay đổi về cơ thể, tâm lí…dễ bị kích động lôi kéo, có nhu cầu giao tiếp rất lớn, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè, hình thành nhiều nhóm bạn cùng sở thích, sự phát triển này có thể là tích cực nhưng cũng có thể là tiêu cực. Cần nhất là có một định hướng đúng để các em đi theo chiều hướng tích cực.

Người nhân viên xã hội phải là người nhanh nhẹn, tinh ý, dễ dàng phát hiện ra những vấn đề liên quan đến tâm lí của học sinh, phát hiện và có cách giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội trong nhà trường. Không phải đợi học sinh tìm đến nhờ giúp đỡ mà với khả năng và chuyên môn của mình, nhân viên công tác xã hội trường học cần nắm bắt những vấn đề của học sinh.

3.5 Giáo dục giới tính – chăm sóc sức khỏe

Nhân viên xã hội thúc đẩy trong việc xây dựng và làm việc tại phòng tư vấn tâm tý học đường, là nơi dễ dàng trao đổi khi cần của học sinh.

Thành lập câu lạc bộ “cùng chia sẽ” trong khuôn viên trường, và đại diện mỗi lớp có ít nhất một thành viên tham gia vào câu lạc bộ. Mục đích của câu lạc bộ là cung cấp những kiến thức cơ bản về giới và giới tính, những biến đổi bất thường của tuổi mới lớn, là nơi các em có thể hoàn toàn tin cậy khi cho và nhận thông tin.

Xây dựng “góc thư viện” cho vấn đề về giới tính. Giáo dục cho mỗi học sinh có được giá trị thẩm mĩ về giới tính bản thân.

 Tổ chức các buổi trao đổi về giới và giới tính định kì hằng tháng và khuyến khích các em tham gia. Cung cấp cho học sinh các nguồn thông tin lành mạnh để các em có thể tham khảo và bày tỏ. Đồng thời mỗi trường phải có trang web riêng về vấn đề giới tính để các em có thể gửi thư trao đổi, hỏi ý kiến các thầy cô phụ trách.

Xây dựng cho mỗi học sinh thói quen học theo thời khóa biểu tự sắp ở nhà, hướng dẫn các em tự lên kế hoạch học tập cho mỗi kì thi không để xảy ra tình trạng học nhồi, vì thế các em dễ lâm vào tâm trạng stress. Cần khuyến khích các em có chế độ ăn hợp lý trong mỗi khì thi.

3.6 Giáo dục đạo đức – hình thành nhân cách

Trong thời buổi hiện nay khi những giá trị đạo đức ở tuổi học trò ngày càng bị suy giảm trầm trọng biểu hiện qua những vụ học sinh vô lễ với thầy cô giáo, chửi thề, đánh nhau tạo nên dấu ấn ở thời học sinh nó dường như trở thành trào lưu và một số em nghĩ đó là chuyện bình thường của tuổi học trò nhưng đó lại là mối quan tâm hàng đầu của nhà giáo dục.

Một học sinh giỏi là yếu tố cần nhưng chưa đủ để trở thành một giá trị con người trong tương lai, mà phải thêm yếu tố đủ của một nhân cách tốt thì học sinh đó mới có thể trở thành lực lượng cần thiết cho xã hội. Các em cần có được ngay từ đầu những kiến thức cơ bản về hành vi ứng xử cho phù hợp với những tình huống nhất định để có thể khẳng định giá trị bản thân mọi lúc mọi nơi.

            Nhiệm vụ của nhân viên CTXH lúc này là củng cố lại mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chung tay chăm sóc cho thế hệ tương lai. Đánh thức tinh thần trách nhiệm của mỗi đối tượng trong việc nhìn nhận vai trò của bản thân trong việc giáo dục con em.

Giáo dục tinh thần trách nhiệm và vai trò của bản thân đối với gia đình xã hội để các em nhìn nhận đúng những giá trị đạo đức cũng như những khuôn mẫu được xã hội quy định. Giúp các em nhìn nhận đúng giá trị bản thân.

Xây dựng thành khuân mẫu lý tưởng từ thầy cô giáo, đồng thời các đoàn thể phải là tấm gương điển hình về các giá trị đạo đức. Nêu gương những học sinh là con ngoan trò giỏi trước tập thể trường lớp, khiển trách những hành vi sai lệch của học sinh một cách nhẹ nhàng tế nhị.

Tư vấn cho các bậc làm cha mẹ để chỉnh sửa kịp thời những tác phong sai lệch của trẻ ngay từ môi trường gia đình. Định hướng cho con cái về cái đẹp từ tâm hồn và hình thức của mỗi con người.

3.7 Giải quyết mâu thuẫn – thay đổi hành vi

Thường xuyên tổ chức các buổi lao động tập thể giữa các lớp, các trò chơi tập thể nhằm xây dựng mối quan hệ tốt cho học sinh toàn trường. Các buổi làm việc nhóm sẽ giúp các em hiểu nhau hơn và có được tinh thần trợ giúp lẫn nhau.

Giáo dục cho các em lòng vị tha cho bản thân, sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm của người khác. Đồng thời mỗi bản thân học sinh cần hạn chế cái “tôi” của chính mình, dễ hòa đồng cùng mọi người.

Là người đứng ra hỗ trợ các em vượt qua những khủng hoảng về tinh thần, giúp các em giải bày những căng thẳng bằng những kỹ năng lắng nghe, chia sẽ và phản hồi có mục đích.

Định hướng cho các em giá trị sống của bản thân và của người khác, chỉ ra những hậu quả của việc thiếu kiềm chế cảm xúc dẫn đến những hậu quả khó lường như đánh nhau gây thương tật hoặc tử vong…

Lập hồ sơ cá nhân của mỗi học sinh thường xuyên xảy ra xung đột, tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hành vi của học sinh để có kế hoạch can thiệp kịp thời cho tường trường hợp.

3.8 . Công tác xã hội trường học quan tâm đến những hành vi lệch chuẩn của học sinh

Hành vi lệch chuẩn là những hành vi, lối ứng xử của cá nhân hay tập thể vi phạm các chuẩn mực, giá trị chung đã được thể chế hoá thành những văn bản, những quy định luật lệ đã được xã hội thừa nhận. Những hành vi đó bao gồm:

•           Tự sát, trầm cảm và các bệnh về tâm thần: Hiếm gặp các rối loạn tâm thần nặng ở tuổi thanh thiếu niên. Các triệu chứng tâm thần chung nhất là trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm phản ứng, trường hợp nặng có thể dẫn đến tự sát. Thường gặp tự sát và dự định tự sát trong các giai đoạn thi cử hoặc hết cấp ở những nơi quy chế kinh tế xã hội không phù hợp như mức độ giáo dục thấp, các vấn đề học đường, sự tách biệt xã hội. Gốc rễ của nó không phải là bệnh tật mà đúng hơn là thành phần của môi trường (yếu tố tâm lý xã hội).

•           Phạm tội thanh niên bao hàm cả bạo hành học đường: Người ta thấy rằng sự phạm tội của trẻ vị thành niên có liên quan đến một số yếu tố xã hội nhỏ và xã hội lớn như gia đình đông con, kinh tế thấp kém, cha mẹ ly hôn hay nghiện rượu, kết quả học tập kém…Những yếu tố này tăng cao ở các vùng đô thị và vùng công nghiệp hoá nhanh.

•           Nghiện các chất: Nhất là nghiện các chất ma tuý đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Hiện nay số thanh thiếu niên nghiện ma tuý ngày một tăng và rất phổ biến, đặc biệt là nghiện ma tuý học đường. Nó là mầm mống của tội phạm, bệnh tật, nghèo đói, thuần phong mỹ tục bị suy đồi…vấn đề là thanh thiếu niên chưa nhận thức sâu sắcđược vấn đề này.

•           Học sinh lười học, chán học, bỏ học: Học sinh có tâm lý không muốn đến trường hoặc đến trường mà không tập trung vào bào vở. Có thể do trẻ phát triển chậm về mặt trí tuệ bẩm sinh, chỉ số thông minh thấp, lúc nhỏ mắc một số bệnh di chứng ảnh hưởng tới thần kinh; do thiếu tinh thần học tập hay tác động từ hoàn cảnh khách quan mang tới

•           Học sinh bị bạo hành: Bao gồm cả bạo hành về thể xác, tinh thần thậm chí có cả bạo hành về tình dục (vơí trẻ em gái)

•           Học sinh lúng túng khó khăn trong học tập: không biết phương pháp học, không biết sắp xếp lịch học

•           Học sinh lúng túng trong sư xử với bạn bè, thầy cô và gia đình; thường xuyên có những hành vi lệch chuẩn như hay nổi nóng với bạn bè, ngỗ nghịch, gây gổ trong lớp và không tham gia các hoạt động của lớp, vô lễ với giáo viên…

3.8. CTXH trường học chú tâm đến nhóm đối tượng là giáo viên và cán bộ quản lý chủ yếu ở việc

•           Thắc mắc của giáo viên về biện pháp giáo dục với những học sinh đặc biệt: tàn tật, hành vi lệch chuẩn, mắc một số bệnh thuộc về thần kinh….

•           Những băn khoăn trong việc phối hợp giáo dục với cha mẹ của học sinh

•           Cải cách phương pháp giáo dục và những ảnh hưởng tới học sinh

3.9. CTXH trường học chú tâm đến nhóm đối tượng là phụ huynh học sinh thể hiện:

•           Sự lúng túng của cha mẹ trong cách cư xử với con cái: Khi con tỏ ra ương bướng, ngỗ nghịch, phản đối cha mẹ, lầm lì, nói năng vô lễ; Khi con vòi vĩnh được làm theo ý mình như sắm điện thoại di động, nối mạng Internet, đi chơi xa với bạn bè; Khi con phát triển tâm lý giới tính không bình thường

•           Cần hỗ trợ để tạo cầu nối giữa cha mẹ và con cái

•           Biện pháp giáo dục con phạm lỗi: nói dối, bỏ học, lấy cắp tiền của cha mẹ….

Tóm tại, vai trò của nhân viên xã hội trong trường học:

•           Xây dựng các kỹ năng xã hội mới hoặc năng lực cho người lớn, phụ huynh và trẻ em.

•           Xác định các nguồn tài nguyên mới và các cơ sở dịch vụ xã hội hỗ trợ trẻ em và gia đình cũng như triển khai các chương trình mới tại trường và tại cộng đồng.

•           Thay đổi quan điểm người lớn (như các giáo viên thường có các quan điểm tiêu cực về học sinh).

•           Nâng cao kiến thức và sự thông hiểu (như tập huấn tại chức cho giáo viên về trẻ bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi ).

•           Tái cấu trúc các hoạt động (như phụ đạo cho các học sinh gặp khó khăn trong học tập ).

•           Phát triển các mối liên kết với các cơ quan tại cộng đồng (cơ sở dịch vụ cho trẻ và sức khỏe tâm thần ).

•           Phát triển các vai trò mới cho giáo viên, phụ huynh (nguồn tài nguyên hỗ trợ).

•           Triển khai các chương trình mới khi có nhu cầu (như chương trình sau giờ học cho các trẻ có bố mẹ phải làm việc, chương trình giáo dục thể chất…).

•           Biện hộ cho học sinh khi học sinh phải ra trước Hội đồng kỷ luật của nhà trường.

4. Các giá trị của công tác xã hội trong trường học

Công tác xã hội tại trường học dựa trên các giá trị :

•           Mỗi học sinh đều được xem như là một cá nhân có những đặc thù riêng biệt và những khác biệt cá nhân này cần được thừa nhận.

•           Mỗi học sinh đều được quyền tham dự vào tiến trình học tập.

•           Mỗi học sinh đều có quyền bình đẳng, được đối xử ngang bằng trong học đường, thụ hưởng các cơ hội giáo dục như nhau và các kinh nghiệm được học tập phải phù hợp với nhu cầu của từng học sinh.

•           Tiến trình học tập không chỉ nhằm cung cấp công cụ để thu thập kiến thức trong tương lai mà còn là một thành phần cốt lõi cho việc phát triển sức khỏe tinh thần của trẻ em.

5. Mục tiêu của công tác xã hội trong trường học

Mục tiêu chính của công tác xã hội trong trường học được xác định như là tác nhân của sự thay đổi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho học sinh, tạo cho học sinh một động lực để thành công. Sự thành công này thể hiện rõ trong môi trường học đường, trong mối quan hệ với giáo viên và gia đình học sinh. Một sự thành công khi công tá xã hội trong trường học kết nối được gia đình, nhà trường và xã hội để cùng chăm lo cho học sinh.

Công tác xã hội tại trường học ứng dụng các nguyên tắc và phương pháp của chuyên ngành công tác xã hội vào mục đích chính trong trường học, chú trọng đến sự thay đổi hành vi của học sinh. Nhân viên xã hội tại trường học cần lưu ý rằng sự mất quân bình của học sinh là kết quả của sự tương tác giữa các đặc trưng của cá nhân học sinh với các điều kiện và hoạt động diễn ra trong môi trường gia đình và trường học.

6. Các kỹ năng cần có của nhân viên xã hội trong trường học

•           Kỹ năng giao tiếp:  NVXH phải có khả năng làm giảm bớt những khó khăn của những nhóm học sinh có vấn đề , xây dựng những kỹ năng giao tiếp thân thiện làm thay đổi các vị trí, vai trò vốn bị ngăn cách trước đó. Trong quá trình giao tiếp, NVXH cần thực hiện có hiệu quả các thông tin giao tiếp, trước hết là thu nhận các thông tin từ phái thân chủ một cách chính xác đầy đủ, sau đó là sự truyền đạt các thông tin và sau cùng là xử lý các kết quả thu nhận qua giao tiếp một cách tích cực.

•           Kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ có mục đích với các cá nhân trong hệ thống thân chủ.

•           Kỹ năng quan sát có hệ thống và đánh giá nhu cầu và các đặc tính của học sinh, phụ huynh, hệ thống học đường, lối xóm của học sinh, cộng đồng và kỹ năng đánh giá các ảnh hưởng của mối tương tác của các đặc tính này với đặc tính của học sinh.

•           Thu thập thông tin thích hợp về các khía cạnh sinh học, tâm lý, văn hóa, cảm xúc, luật pháp, môi trường có ảnh hưởng đến tiến trình học tập của học sinh.

•           Phân tích và tác động đến chính sách ở các cấp địa phương.

•           Tham vấn ý kiến những người trong hệ thống thân chủ nhằm phân loại tình huống; cung cấp và nhận thông tin, theo dõi tiến triển trong kế hoạch can thiệp hay thương thảo giữa các quan điểm trái ngược nhau.

•           Đánh giá các ảnh hưởng chi phối các mối quan hệ trường học – cộng đồng – học sinh – phụ huynh và diễn giải các ảnh hưởng đó.

II/ Công tác xã hội trường học góp phần giảm thiểu bạo lực học đường:

1. Khái quát về bạo lực học đường

Bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường học đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc tinh thần cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường, thậm chí là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau . Bạo lực học đường là một dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh, là dạng hành vi chống đối, đi ngược lại các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, nội quy của nhà trường mà các em là thành viên. Bạo lực học đường có thể được biểu hiện thông qua nhận thức, thái độ và hành vi.

Nguyên nhân của các hành vi bạo lực học đường xuất phát từ nhiều bên liên quan, bao gồm: từ cá nhân học sinh, từ nhà trường, từ gia đình, từ cộng đồng xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng:

 - Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh  đối tượng từ 12-17 tuổi. Giai đoạn này  hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách). Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở Việt Nam. Những học sinh có biến chứng tâm lý khác thường như bị tăng động, tâm thần nhẹ, có nhịp tim chậm, tỉ lệ lưu thông máu không đều, dễ bị kích động và thích các yếu tố kích động. Những học sinh có IQ thấp, khuyết tật khả năng xử lý thông tin trí lực giảm sút, học lực kém, thất bại trong chuyện học hành, kiềm chế kém, dễ căng thẳng về xúc cảm có thái độ bất cẩn và hiếu thắng, thái độ chống đối mọi người xung quanh, thích hành vi bạo lực. Học sinh có tiền sử sử dụng ma túy đá, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích… Bạo lực học đường hiện nay dễ xảy ra ở học sinh lứa tuổi dậy thì khiến các em phát triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, khả năng kiềm chế kém, cái tôi cá nhân cao nên sẽ không chịu khuất phục ai, dễ dàng ra tay xử lý bạn khi không vừa ý.

- Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”. Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo. Nhà trường hiện nay coi trọng thành tích hơn là giáo dục nhân cách, nhà trường quá chú trọng việc nhồi nhét kiến thức mà quên đi việc “Tôn sư trọng đạo”, “Tiên học lễ hậu học văn”. Không những thế, kỷ cương nề nếp cũng lỏng lẻo, nhiều thầy cô không còn là tấm gương cho học sinh noi theo dẫn tới tình trạng học sinh mất phương hướng, hành động sai trái. Nhà trường ít quan tâm đến học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng không có nhiều thời gian để quan tâm đến mỗi cá nhân nên bạo lực học đường ngày càng diễn ra một nhiều. Những em học sinh cá biệt cũng bị giáo viên và bạn bè xung quanh kì thị nên các em càng trở nên bất mãn và buông xuôi chuyện học hành lao theo các trò chơi vô bổ. Đây cũng được xem là nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên thực trạng bạo lực học đường hiện nay.

- Do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường ở việt nam. Xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ những vụ bạo hạnh gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp. Gia đình bất hòa, ly dị, anh em đâm chém nhau là tấm gương không tốt cho con cái, từ đó khiến các em lớn lên trong sợ hãi và dẫn tới trầm cảm, có hành động ngông cuồng, quậy phá, hư hỏng,… Gia đình được coi là nguyên nhân chính gây ra bạo lực học đường ở Việt Nam. Chính những hành động của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng xấu đến con trẻ sau này. Đáng buồn hơn nữa tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội ngày càng hiện đại. Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường.

- Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường hiện nay không thể không kể đến đó là do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..). Những hình ảnh này được phát tán công khai trên mạng xã hội, khi trẻ em vị thành niên xem ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý sau này. Mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau, giết người, mang tính bạo lực cao các em không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực. Tuổi trẻ thường có tính bắt chước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu. Các ấn phẩm báo chí, sách, truyện tranh, video clip, hình ảnh mang tính bạo lực cũng góp phần hình thành nhu cầu bạo lực của trẻ em Việt Nam.

Hậu quả nghiêm trọng từ bạo lực học đường:

* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

Cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực đều có hậu quả không hay. Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.

Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, những em bị bắt nạt thường bị cô lập nên không muốn đến trường vì bạn bè khác sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân bị bắt nạt. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu đến học tập, còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của các em, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc. Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã trưởng thành.

Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không hề bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai. Những cuộc thăm dò ở Mỹ đã cho thấy rằng những em chứng kiến mà im lặng thì 33% cảm thấy giận dữ nhưng bất lực, cho rằng lẽ ra các em nên làm gì đó nhưng đã không dám làm; 24% cho rằng việc đó chẳng liên quan gì đến các em; điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác.

Nhiều nghiên cứu thực hiện ở các nước Bắc Mỹ, một số nước Châu Âu, và Châu Á đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi thường xuyên bắt nạt người khác ở thời niên thiếu của một cá nhân với những hành vi phạm pháp hoặc thiếu khả năng duy trì những mối quan hệ tốt sau này khi trưởng thành. Đồng thời, một em học sinh bị bắt nạt thường xuyên có thể đi đến tự tử hoặc nổi loạn để trả thù.

Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng tâm lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tổn hại từ bạo lực tình dục ảnh hưởng lâu dài, dai dẳng, mà khi tuổi còn nhỏ, các em chưa hình dung được hết. Đến khi lập gia đình, trưởng thành thì nỗi ám ảnh này vẫn đeo bám, gây bất hạnh cho cuộc sống của nạn nhân.

Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan. Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.

*Ảnh hưởng đến gia đình

Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ không thể làm cho các bậc phụ huynh vừa lòng. Nếu con đánh nhau với bạn, bị nhà trường xử phạt, bị cha mẹ nạn nhân lên tiếng thì cách xử lý phổ biến nhất được các bậc cha mẹ lựa chọn là chửi mắng, trách móc, thậm chí là đánh đập con mình. Điều đó đồng nghĩa với việc họ gieo thêm vào đứa con của mình nỗi bực tức và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và giáo dục con. Không ai chịu nhận lỗi về mình, vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái. Không những thế nếu những hành vi bạo lực của học sinh để lại hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác thì gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả. Đó là chưa kể, gần đây có những vụ bạo lực học đường đã dẫn tới những cái chết thương tâm của những em học sinh vô tội. Nỗi đau đó đối với bất cứ gia đình nào cũng không thể bù đắp được. Trước thực trạng bạo lực học đường trở nên nghiêm trọng thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh càng được đẩy lên cao. Không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho tương lai và cả tính mạng của con mình.

* Ảnh hưởng đến nhà trường

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Người lớn, cả thầy cô lẫn cha mẹ, có khi không hay biết, có khi xem đó như là một phần tự nhiên của tuổi mới lớn nên để các em tự giải quyết (trừ khi những hành vi này đi đến thái quá) mà không biết rằng những hành vi bạo lực được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những tổn thương thể chất hoặc tâm lý cho nạn nhân, và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường học tập chung vì các em học sinh không cảm nhận được sự an toàn ngay trong chính ngôi trường của mình. Đã có không ít học sinh từ chối đến trường vì sợ bị bạn bè trêu chọc, đánh đập. Điều đó cho thấy môi trường nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi của học sinh.

Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô. Cũng không quên nói tới những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính quy phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt được như mong đợi. Đó là chưa kể, những hành vi bạo lực của giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi khi đến tiết học của mình.

* Ảnh hưởng đến xã hội

Xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo với những lễ nghi, phép tắc và chuẩn mực đạo đức. Chính nhờ những lễ nghi, phép tắc đó mà xã hội luôn được ổn dịnh. Những nét văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức của mỗi người dân Việt với sự tôn trọng lễ nghĩa giữa cha con, anh em, thầy trò, bằng hữu. Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại, lai căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ đây, có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội. Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có thể là giữa một học sinh với một học sinh những cũng có thể là những hành vi “đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ. Một khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.

Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực  học đường, một quyết tâm cao độ đánh tan vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngành giáo dục, của các cấp liên ngành, của các lực lượng liên quan, của gia đình, nhà trường, của giáo viên và học sinh.

2. Đặc trưng cơ bản của hành vi bạo lực học đường

Theo tác giả Nguyễn Văn Tường trong bài viết “Công tác xã hội trường học và cơ chế phòng ngừa hành vi bạo lực học đường” thì hành vi bạo lực học đường hiện nay ở Việt Nam có 5 đặc điểm cơ bản:

- Đa dạng hóa: Bạo lực học đường diễn ra không chỉ giữa học sinh với nhau, mà còn xảy ra giữa giáo viên và học sinh, giữa những thành phần bên ngoài trường học với học sinh và giữa học sinh các trường khác nhau trên cùng một địa bàn với nhau. Không chỉ có học sinh nam mà còn có sự tham gia đông đảo của nữ học sinh.

- Nghiêm trọng hóa: Hành vi bạo lực học đường cướp đi tính mạng của nhiều học sinh, hoặc để lại những ám ảnh tinh thần dai dẳng cho đối tượng bị hại. Thậm chí có không ít học sinh bình thản xem bạn bè mình bị đánh, chụp ảnh, quay clip để tung lên mạng internet.

- Trào lưu hóa: Bạo lực học đường đã trở thành một hiện tượng trong những năm gần đây, học sinh tìm đến hành vi bạo lực không chỉ để giải quyết mâu thuẫn mà còn để thể hiện mình.

- Trẻ tuổi hóa: Không chỉ có học sinh trung học phổ thông hay sinh viên đại học mới nảy sinh các hành vi bạo lực, mà ngay cả học sinh trung học cơ sở và học sinh tiểu học cũng xuất hiện hiện tượng này.

- Tổ chức hóa: Các vụ việc bạo lực trong trường học hầu hết đều có liên quan đến các tổ chức băng nhóm không chính thức trong và ngoài trường học. Hành vi bạo lực không xảy ra một cách tự phát mà có tổ chức khá chặt chẽ, có quay Video clip, có hẹn địa điểm, có chuẩn bị về thành phần tham gia,…

Với những đặc điểm này, mức độ và phạm vi bạo lực học đường diễn ra đang gây ra những lo lắng và quan ngại cho các bậc phụ huynh, thầy cô, nhà trường, những nhà giáo dục và cả toàn xã hội.

3. Vai trò công tác xã hội trường học trong giảm thiểu bạo lực học đường.

3.1. Lập và thực hiện các kế hoạch can thiệp nhận thức – hành vi

- Tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề của đối tượng

- Sử dụng công cụ đánh giá những cảm xúc, hành vi không đúng gây ra những vấn đề cho đối tượng

- Xác định những yếu tố dẫn đến hành vi không đúng

- Cùng nhóm cộng tác lên kế hoạch hỗ trợ giúp đối tượng nhận thức phát triển cảm xúc tích cực và dẫn đến thay đổi hành vi

- Hỗ trợ học sinh thực hiện kế hoạch can thiệp

- Giám sát và thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của phương pháp can thiệp. trong trường hợp cần có chỉnh sửa để phù hợp hơn với đối tượng thì cần bàn bạc và thay đổi phương pháp can thiệp hiệu quả hơn

- Đánh giá hiệu quả của kế hoạch thay đổi hành vi

3.2.  Quản lý ca đảm bảo đối tượng nhận được các dịch vụ, các cơ hội trị liệu và giáo dục

- Đánh giá tình hình, thu thập thông tin thông qua mẫu đơn tiếp nhận của đối tượng, gia đình đối tượng

- Xác định các chương trình, dịch vụ sẵn có trong trường học và cộng đồng

- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, tiếp cận các nguồn lực, có thể là kết nối đối tượng đến các dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội và giáo dục hay cả hỗ trợ tài chính khác

- Giám sát và đánh giá hiệu quả các chương trình, dịch vụ đã được kết nối với cộng đồng

3.3. Can thiệp khủng hoảng đối với những đối tượng bị khủng hoảng

- Đánh giá tình hình, tìm hiểu thông tin về đối tượng

- Lên kế hoạch trị liệu giúp đối tượng vượt qua khủng hoảng

- Kết nối đối tượng với những nguồn lực trường học, gia đình và cộng đồng để hỗ trợ đối tượng vượt qua khủng hoảng

- Trang bị cho đối tượng một số kỹ thuật thư giãn đơn giản và kế hoạch cụ thể khi gặp lại tình huống gây khủng hoảng

- Có kế hoạch theo dõi đối tượng sau khi trị liệu

3.4. Tham vấn cá nhân

- Thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu đối tượng

- Xác định các mục tiêu hỗ trợ đối tượng vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội

- Cùng đối tượng xây dựng kế hoạch trị liệu từng bước đạt được các mục tiêu cá nhân

- Theo dõi và hỗ trợ đối tượng thực hiện kế hoạch trị liệu

- Ghi chép tiến trình các buổi tiếp xúc, tham vấn đối tượng

- Đánh giá hiệu quả quá trình hỗ trợ và kết thúc tham vấn cho đối tượng khi vấn đề của đối tượng đã được giải quyết

3.5. Tham vấn nhóm

- Thu thập thông tin, đánh giá những vấn đề học sinh cần tham vấn

- Tổ chức nhóm đối tượng, trang bị cho các em những chỉ dẫn, cách thức hoạt động

- Xây dựng kếhoạch trị liệu thông qua các buổi sinh hoạt nhóm

- Xác định các chủ đề sẽ trang bị cho các em thông qua tham vấn nhóm: kiểm soát giận dữ, tình bạn, kỹ năng giao tiếp xã hội, xây dựng kế hoạch cá nhân

- Thực hiện các buổi sinh hoạt nhóm: điều phối, hướng dẫn, tạo cơ hội để các thành viên trong nhóm tham gia, tăng cường kỹ năng xã hội, phát huy hết tiềm năng sẵn có của mình

- Điều phối, kết hợp các nguồn lực sẵn có để giúp các thành viên trong nhóm phát triển, nâng cao năng lực cá nhân để phát triển lành mạnh

-Đánh giá hiệu quả va kết thúc tham vấn nhóm khi đạt được mục tiêu đề ra

3.6. Phòng chống tự tử

- Theo dõi, phát hiện những đối tượng bị trầm cảm và có nguy cơ dọa tự tử (thay đổi tính cách đột ngột, có nói hoặc viết sẽ tự tử, thất vọng, không tin tưởng vào tương lai, có tiền sử dọa tự tử, có sở hữu vũ khí, chất gây nghiện, thường xuyên mất ngủ….)

- Đánh giá nguy cơ dọa tự tử từ những thông tin thu được qua quá trình theo dõi. Xác định liệu đối tượng đã có kế hoạch tự tử chưa. Đánh giá mức độ nguy cơ đối tượng thực hiện kế hoạch tự tử…

- Liên hệ với cha mẹ hay người giám hộ của đối tượng để cùng hỗ trợ giúp đối tượng. Luôn phân công không để đối tượng một mình có điều kiện thực hiện tự tử

- Cùng gia đình theo dõi, đảm bảo mọi mối nguy hại dẫn đến hành vi tự tử đã bị loại bỏ

- Hỗ trợ đối tượng quay lại các hoạt động thường ngày và lấy lại niềm tin, hy vọng sống

3.7. Tổ chức các chương trình kỹ năng sống và tuyên truyền sống lành mạnh trong các lớp học của học sinh

- Đánh giá nhu cầu trang bị kiến thức về kỹ năng sống hay lối sống lành mạnh cho các lớp học

- Lên kế hoạch thực hiện các chương trình giáo dục này: đào tạo một nhóm học sinh nòng cốt trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng trình bày, hướng dẫn các em chuẩn bị phần trình bày, phương pháp, cách thức thực hiện

- Hỗ trợ nhóm học sinh nòng cốt thực hiện kế hoạch thích hợp vơi giáo viên chủ nhiệm hoặc tổ chức đoàn hội,hội phụ huynh học sinh

- Đánh giá hiệu quả của hoạt động

3.8. Tổ chức các hoạt động lôi cuốn học sinh tham gia quá trình học tập (ngăn chặn hiện tượng bỏ học)

- Thu thập thông tin, đánh giá thực trạng hoạt động dạy và học ở trường, từ đó tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bỏ học

- Lên kế hoạch các chương trình can thiệp: cải thiện mối quan hệ thầy – trò; các chương trình dạy tốt – học tốt; văn hóa, văn nghệ giao lưu thu hút sự quan tâm của học sinh vào các hoạt động của trường…; tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ học sinh học tập

- Cùng thực hiện các chương trình can thiệp

- Đánh giá, có đề xuất phù hợp lên Ban giám hiệu kể cả những đề xuất về chương trình, chính sách của trường

3.9. Tổ chức các chương trình hỗ trợ và kết hợp gia đình

- Thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu và khả năng thực hiện của gia đình học sinh

- Cùng gia đình lên kế hoạch thực hiện chương trình tạo môi trường gia đình hỗ trợ tốt nhất có thể cho con em họ làm tốt các hoạt động tại trường học.

- Theo dõi, điều phối sự tham gia của các gia đình, tổchức thực hiện các chương trình tại gia đình và tại trường học

- Huy động sự hỗ trợ của nhà trường và các tổ chức của phụ huynh học sinh và các chương trình hỗ trợ gia đình

- Tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để gia đình khắc phục được khó khăn

- Thực hiện những chuyến đi thăm gia đình để đánh giá tình hình và hỗ trợ gia đình thực hiện kế hoạch cũng như giám sát quá trình gia đình tạo môi trường tốt nhất để trẻ em được học tập

3.10. Giải quyết các xung đột trong nhà trường (trong cả cán bộ, giáo viên và trong cả học sinh)

- Tiếp cận các xung đột, tìm kiếm thông tin,phân tích tình hình

- Cùng đối tượng xác định vấn đề, nguyên nhân gây xung đột

- Cùng đối tượng phân tích, lựa chọn giải pháp giải quyết xung đột

- Theo dõi, giám sát, hỗ trợ thực hiện giải pháp (bao gồm cả việc tập hợp những nỗ lực bên trong và bên ngoài vào thực hiện giải pháp)

- Duy trì môi trường giáo dục trong sạch và lành mạnh trong cả cán bộ, giáo viên và trong cả học sinh

4. Giải pháp công tác xã hội trường học trong giảm thiểu các hành vi bạo lực học đường

Dựa trên 10 vai trò của công tác xã hội trong trường học, nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng một số giải pháp nhằm hạn chế, tiến tới ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường đã, đang và sẽ diễn ra.

                    Trước tiên, nhân viên xã hội phải tăng cường giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật cho học sinh. Giáo dục đạo đức nhằm hình thành và nâng cao các tư tưởng đạo đức lành mạnh cho học sinh, giúp học sinh nhận thức và phân biệt hành vi đúng đắn, hành vi sai phạm. Bên cạnh, giáo dục pháp luật cho học sinh nhằm tuyên truyền và phổ biến kiến thức, ý thức pháp luật cho học sinh, đặc biệt là các luật cơ bản để các em biết sử dụng pháp luật bảo vệ cho bản thân trước các hành động khiêu khích và tấn công từ người khác.

                    Thứ hai, nhân viên xã hội cần củng cố, trau dồi kiến thức và kỹ năng, làm tốt công tác tham vấn tâm lý học đường. Nhà trường cần mở ra các phòng tham vấn tâm lý học đường ở mỗi trường học, để tham vấn hỗ trợ cho học sinh của mình những vấn đề tâm lý thường gặp trong học tập, quan hệ bạn bè, thầy cô, gia đình, giới tình, tình bạn,… Một thực tế hiện nay là có rất ít trường có nhân viên tham vấn, tư vấn tâm lý học đường. Do đó, điều cần thiết là các trường nên đào tạo đội ngũ tham vấn, tư vấn tâm lý học đường. Vấn đề là xã hội hiện nay rất ít sân chơi cho học sinh, nên các em dễ tìm đến các trò giải trí bằng phim ảnh, game online đầy bạo lực. Để hạn chế tình trạng bạo lực học đường, rất cần có đội ngũ tham vấn tâm lý học đường. Trong môi trường học đường, những nhà tham vấn học được sử dụng những kiến thức tâm lý và kỹ năng tham vấn nhằm giúp trường học giải quyết những vấn đề như: Hỗ trợ học sinh, sinh viên giải quyết những khó khăn trong việc phát triển nhân cách, năng lực và kỹ năng học tập, định hướng nghề nghiệp, lối sống khỏe mạnh, các mối quan hệ liên nhân cách và những rối loạn cảm xúc và nhân cách; Hỗ trợ phụ huynh trong việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái, phát triển mối quan hệ với nhà trường một cách tích cực, phát hiện những khó khăn của con cái và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục; Hỗ trợ giáo viên và những thành viên khác trong nhà trường trong việc giao tiếp và tiếp cận với học sinh, kịp thời phát hiện những nhu cầu và những vấn đề cần sự can thiệp của nhà tham vấn.

                   Thứ ba, nâng cao năng lực sư  phạm và thay đổi quan niệm giáo dục cho giáo viên, cải thiện quan hệ thầy - trò. Hành vi bạo lực học đường xảy ra có một phần là do năng lực sư phạm của giáo viên thấp, quan hệ giữa thầy và trò không tốt. Bởi vậy, phải chú ý nâng cao tố chất sư phạm, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp và năng lực xử lý các tình huống sư phạm cho đội ngũ giáo viên, thúc đẩy hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò. Thầy cô có thể được tập huấn các khóa về tư vấn, tham vấn tâm lý cơ bản để hỗ trợ, tư vấn cho học sinh một số vấn đề tâm lý xảy ra trong độ tuổi các em.

                    Thứ tư, hầu hết các em học sinh có biểu hiện bạo lực đều có hoàn cảnh gia đình bất hòa, giữa cha mẹ với nhau hoặc giữa cha mẹ với con cái. Nhưng cũng có trường hợp các em được cha mẹ nuông chiều quá trớn, khi con cái tham gia các vụ bạo lực trong trường thì tìm cách chuộc tội cho con, do đó dẫn tới trẻ không nhận ra hành vi sai trái của mình, vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi tương tự với mức độ ngày càng nặng hơn. Hiện nay, trên các phương tiện truyền thông đưa tin không ít các trường hợp con đưa bạn bè về nhà cướp của ba mẹ. Vì vậy, nhân viên công tác xã hội trường học cần nâng cao hiểu biết cho phụ huynh học sinh về những vấn nạn trong trường học (nguy cơ, hậu quả, cách phòng ngừa hành vi bạo lực) cũng như các phương pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục và định hướng con em mình. Mọi tác động của nhà trường đều trở nên vô nghĩa khi không có sự phối kết hợp của gia đình học sinh.

           Thứ năm, nhân viên xã hội cùng với nhà trường tạo ra những sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em như các hoạt động ngoại khóa sinh hoạt ngoài trời, tham gia các hoạt động tình nguyện, công tác xã hội, các khóa tập huấn kỹ năng sống,… để hướng các em vào những hoạt động bổ ích, nhận thức về ý nghĩa của cuộc sống, sự hạnh phúc khi được giúp đỡ những người xung quanh,… Chính điều này cũng là biện pháp hữu hậu đưa các em tránh xa các hành vi bạo lực học đường.

                Cuối cùng, nhà trường và nhân viên xã hội có những giải pháp và hành động xóa bỏ đi những nguy cơ tiềm ẩn bên ngoài trường học có khả năng làm nảy sinh hành vi bạo lực học đường. Muốn xỏa bỏ tận gốc hành vi bạo lực học đường nhất định phải có sự hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư xung quanh trường học, nghiêm khắc loại bỏ những hiện tượng tiêu cực xung quanh nhà trường như thành lập bè phái, băng nhóm, tụ tập chơi game online, đánh bài, bạc,… Điều này có nghĩa, nhân viên xã hội trường học muốn giảm thiểu đi tới loại bỏ các hành vi bạo lực học đường thì cần phải trung gian kêu gọi sự hỗ trợ của ba bên: nhà trường – gia đình – xã hội. Nhà trường có trách nhiệm tạo ra một môi trường giáo dục an toàn, có chất lượng; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong quản lý, kiểm soát con em cũng như giải quyết các vụ việc xảy ra, không che dấu hay lơ là, bỏ mặc; xã hội phải có trách nhiệm tạo nên một môi trường giáo dục không có bạo lực, kiên quyết dẹp bỏ các nhà nghỉ, quán nước, quán game,… xung quanh trường học, tạo điều kiện cho nhà trường và gia đình trong quản lý thời gian ngoài giờ lên lớp của học sinh .

3. Kết luận

                   Nhân viên CTXH học đường là tác nhân của sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Là người có thể đảm nhận nhiều vai trò cùng một lúc làm việc với tinh thần cá nhân hoá cao. Là lực lượng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của học sinh trong giai đoạn định hình và phát triển. Như vậy, vai trò và nhiệm vụ của nhân viên CTXH trường học là rất cần thiết, nhưng chúng ta cũng phải  thừa nhận rằng nhân viên CTXH trường học cần nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu khác với nhân viên CTXH làm trong các lĩnh vực y tế, nhà máy, xí nghiệp hay trong lĩnh vực HIV/AIDS…    

Thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam trong thời gian qua diễn ra phức tạp với độ tuổi không chỉ dừng lại ở học sinh trung học phổ thông mà còn cả học sinh trung học cở sở; không chỉ ở thành thì mà cả ở khu vực nông thôn. Vì vậy, việc đề ra các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn các hành vi bạo lực này là vấn đề cấp bách. Công tác xã hội nói chung và công tác xã hội trường học nói riêng là cần thiết để hỗ trợ học sinh định hướng nhân cách, tâm lý, có những tham vấn kịp thời giúp các em tránh xa các hành vi này. Với vai trò là người phát triển các mối liên kết với các cơ quan tại cộng đồng (cơ sở dịch vụ cho trẻ và sức khỏe tâm thần), phát triển các vai trò mới cho giáo viên, phụ huynh (nguồn tài nguyên hỗ trợ), triển khai các chương trình mới khi có nhu cầu (như chương trình sau giờ học cho các trẻ có bố mẹ phải làm việc, chương trình giáo dục thể chất…), biện hộ cho học sinh khi học sinh phải ra trước Hội đồng kỷ luật của nhà trường, trong tương lai nhân viên xã hội học đường là nhân tố không thể thiếu trong các trường học. Do đó, rất cần thiết đưa học phần công tác xã hội trường học vào trong giảng dạy chương trình công tác xã hội. Nha Trang là một thành phố phát triển năng động và mạnh mẽ về dịch vụ du lịch, do đó bên cạnh những thành tựu cũng nảy sinh một số vấn đề xã hội có thể tác động tới giới trẻ, trong đó có học sinh như luồng văn hóa bên ngoài, các vấn đề của gia đình do ảnh hưởng bởi đô thị hóa,… Vì vậy, công tác xã hội trường học, cụ thể là nhân viên công tác xã hội học đường sẽ phát huy vai trò của mình trong hỗ trợ can thiệp giải quyết các vấn đề của học sinh, phụ huynh, giáo viên và nhà trường dưới các tác động này.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1999

2. Nguyễn Văn Lược, Bạo lực học đường: Nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế, Tạp chí Thế giới mới, số 864, ngày 14/12/2009

3. Huyền Nga, Bạo lực học đường – SOS , Báo Nhân dân, thứ 6, ngày 20/9/2013

4. PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, Bạo lực học đường – một vấn đề xã hội hiện nay, http://tuonganhtlh.com/tin-tuc/

5. Nguyễn Văn Tường, Công tác xã hội trường học và cơ chế phòng ngừa hành vi bạo lực học đường, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế “Tăng cường tính chuyên nghiệp Công tác xã hội trong trợ giúp các nhóm yếu thế - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam”, NXB ĐHSP, Đại học Sư phạm Hà Nội, 11/2013

6. O.William Farly, Larry Lorenzo Smith, Scott W.Boyle , Introduction to social work- ten edition, University of Utah, 2006

 

                                                                  Th.S Huỳnh Thị Bích Phụng

 
Khoa Khoa học XH&NV