Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn ❯ Chi tiết
       
  13/11/2020 09:21        

Xu hướng sử dụng Video marketing trong tiếp thị sản phẩm và dịch vụ Du lịch

XU HƯỚNG SỬ DỤNG VIDEO MARKETING TRONG TIẾP THỊ 

SẢN PHẨM VÀ  DỊCH VỤ DU LỊCH 

 

TS. Bùi Thị Thanh Diệu 

Trường Đại học Khánh Hoà

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, ngành du lịch đang hướng tới việc sử dụng video để tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ của mình. Tiếp thị bằng video đã cung cấp cho người dùng internet và khách hàng tiềm năng các sản phẩm và dịch vụ du lịch bằng cách xem và cảm nhận video thông qua các thiết bị công nghệ một cách trực quan. Bài viết tập trung vào phân tích xu hướng tiếp thị bằng video (video marketing) trong tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ du lịch, chỉ ra các hình thức tiếp thị video, đồng thời cũng đề ra các giải pháp để tăng cường phát triển xu hướng tiếp thị này trong tương lai.

Từ khoá:Xu hướng công nghệ; Video tiếp thị; Du lịch; Sản phẩm du lịch; Dịch vụ Du lịch.

 

Abstract: In recent years, the tourism industry is aiming to use video to market its products and services. Video marketing has provided internet users and potential customers with travel products and services by visually watching and sensing videos through technological devices. The article focuses on analyzing video marketing trends in the marketing of travel products and services, showing the types of video marketing, and also suggesting solutions to enhance the distribution of video, moreover it also proposes solutions to enhance the development of this marketing trend in the future.

Keywords: Technology trends; Video marketing ; Tourism; Tourism products; Tourism Services.

 

Mở đầu

            Ngày nay, chúng ta không thể nào phủ nhận được sự lan tỏa và sức ảnh hưởng của video trên Internet và đặc biệt là trên các trang mạng xã hội. Trong những năm gần đây, người sử dụng mạng xã hội thường dành nhiều thời gian hơn để xem các video. Vì vậy, hình thức quảng bá thương hiệu bằng video đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các tổ chức/doanh nghiệp du lịch. Sự phổ biến của phương tiện truyền thông xã hội đã buộc các nhà tiếp thị du lịch phải làm cho video của họ trở nên tương tác, sáng tạo và đổi mới hơn. Bắt kịp những xu hướng này, các doanh nghiệp/tổ chức du lịch đã và đang triển khai và áp dụng hình thức video vào các chiến lược tiếp thị để thu hút được sự chú ý của khách hàng nhiều hơn và qua đó phổ biến được các sản phẩm và dịch vụ du lịch đặc trưng của mình.

1. Vai trò của video marketing trong hoạt động tiếp thị sản phẩm và dịch vụ du lịch 

            Video marketing là gì?

            Video marketing hay còn gọi là tiếp thị bằng video có thểhiểu theo một nghĩa đơn giản nhất là: tiếp thị sản phẩm bằng video, sản phẩm đó có thể là thương hiệu, dịch vụ hay thương hiệu cá nhân. Mục đích của chúng là quảng bá và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Chỉ cần nội dung độc đáo và chạm tới nhu cầu của khách hàng thì hoàn toàn có thể đưa doanh nghiệp đến rộng rãi với công chúng. [3]

            Theo Margisto [7], tiếp thị bằng video là khả năng sử dụng video như một cách để giao tiếp với khách hàng với tần suất phù hợp và mang lại lợi tức đầu tư (Return On Investment - ROI) lớn. Nó là một phương tiện truyền thông kỹ thuật số kết hợp sức mạnh kể chuyện của truyền hình cùng với sự thuận tiện, tính xác thực của phương tiện truyền thông xã hội. Tiếp thị bằng video có ảnh hưởng sâu sắc đến phương thức kinh doanh và rộng hơn là cách chia sẻ thông tin và văn hóa toàn cầu.

            Như vậy, tiếp thị bằng video có thể được sử dụng để xây dựng mối quan hệ khách hàng đến quảng bá thương hiệu, dịch vụ hoặc sản phẩm. Ngoài ra, tiếp thị video còn đóng vai trò là phương tiện để trình bày cách thức, quảng bá sự cảm nhận, trải nghiệm của khách hàng, các sự kiện phát trực tiếp và cung cấp nội dung trong phạm vi rộng.

            Sản phẩm và dịch vụ du lịch là chủ đề phù hợp cho tiếp thị video vì bản chất của chủ đề này hoàn toàn phù hợp với các phương tiện trực quan. Có thể thấy, video là một định dạng nội dung linh hoạt và hấp dẫn không chỉ cho chúng ta một bức tranh thực tế về những gì đang diễn ra, nó cũng dễ dàng chia sẻ trên nhiều nền tảng. Khách hàng thích xem video bởi vì nó dễ tiếp nhận, có tính giải trí và hấp dẫn. Các nhà tiếp thị thích video bởi vì nó có chỉ số ROI rất lớn qua nhiều kênh thông tin. 

            Trong hoạt động du lịch nói chung, du khách thường quan tâm đến chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức/doanh nghiệp du lịch. Trước khi bắt đầu cuộc hành trình, điều quan trọng đối với hầu hết khách hàng là có thể nhìn thấy nơi họ sẽ ở, cách họ sẽ được phục vụ và hơn nữa là những gì họ có thể trải nghiệm. Một nghiên cứu theo dõi hành vi của những người mua sắm du lịch trực tuyến đã chỉ ra rằng những người xem video có khả năng đặt phòng cao hơn 89% [8]. Bởi vì thông qua video kể chuyện, những vị khách tiềm năng được trải nghiệm các dịch vụ du lịch như thể họ đã ở đó, từ đó giúp họ tự tin đặt phòng. Sau hành trình du lịch, khách hàng sẽ muốn ghi nhớ những trải nghiệm của họ một cách trực quan vàkhách hàng ngày nay thích lưu giữ quá trình đi du lịch bằng video và chia sẻ chúng trên các mạng xã hội. Chính vì vậy, khách hàng cũng là một kênh thông tin tuyệt vời để truyền tải sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức/doanh nghiệp du lịch. Trước xu hướng này, ngành du lịch có thể mở rộng và nâng cao các chiến lược truyền thông xã hội của riêng mình bằng cách sử dụng các video vào hoạt động tiếp thị sản phẩm, dịch vụ du lịch.Việc sử dụng tiếp thị bằng video đang là một xu hướng mới và đầy hiệu quả đối với các tổ chức/doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước.

            Tại sao nên sử dụng video marketing để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ du lịch?

            Hướng tới những thói quen, hành vi tiêu dùng của khách hàng và xu hướng phát triển của nền kinh tế xã hội cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các tổ chức/doanh nghiệp du lịch đã sử dụng các hình thức tiếp thị bằng video trong quảng bá sản phẩm và dịch vụ của du lịch như sau:

            - Thói quen xem video của khách hàng: Những năm trước đây trong tiềm thức mỗi người video là để xem, nhưng 2017 – 2018 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi video đóng vai trò mang hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu và cả sản phẩm, dịch vụ. Xu hướng ứng dụng và sử dụng video cũng thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển kinh tế và xã hội. Các số liệu thống kê của đã chỉ ra rằng: 66% người báo cáo xem video trực tuyến khi nghĩ về việc đi du lịch; 64% những người được khảo sát đã sử dụng video trực tuyến để giúp chọn điểm đến; 57% xem video để giúp chọn chỗ cho chuyến đi của họ [5]. Như vậy có thể thấy video là phương thức tiếp thị kỹ thuật số tốt nhất cho các tổ chức/doanh nghiệp du lịch, nó dễ dàng tiếp cận tới khách hàng và yêu cầu về chi phí không quá lớn. Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, bán ra một dịch vụ cũng đồng nghĩa với việc đang bán một trải nghiệm, một cảm xúc, cảm giác và video chính là phương tiện tốt nhất để truyền tải điều này. Nó tạo ra một kết nối cảm xúc nhanh hơn bất kỳ kênh nào khác. Như vậy các tổ chức/doanh nghiệp du lịch có thể tác động tới đối tượng khách khổng lồ này nếu chiến lược tiếp thị có xây dựng hình thức video.

            - Video có khả năng truyền tải và tiếp nhận lượng người xem lớn: Video có một phạm vi tiếp cận rất lớn, đó là lý do tại sao nó lại là một công cụ mạnh mẽ của tiếp thị. Theo báo cáo mới nhất về tổng quan tình hình Digital tại thị trường Việt Nam năm 2020 của tổ chức We Are Social & Hootsuite, có tới 68.17 triệu người sử dụng Internet trên mọi thiết bị, trong đó thời gian một ngày mỗi người sử dụng Internet là 6 tiếng 30 phút – hơn 1/4 thời gian trong ngày, đây quả thực là một con số khá lớn. Khi sử dụng Internet, 95% người dùng Internet  để xem video trực tuyến, 73% nghe nhạc trực tuyến, 57% xem vlog, 46% nghe radio và 33% nghe podcast (xem hình).

 

Hình minh hoạ: Thống kê nội dung các hoạt động trực tuyến của người sử dụng internet ở Việt Nam của tổ chức We Are Social & Hootsuite

 (Nguồn: https://marketingai.admicro.vn/digital-tai-viet-nam-nam-2020)

            So với ảnh và nội dung thông thường, video chia sẻ trên mạng xã hội dễ nhận được những hiệu ứng và sự tiếp nhận của khách hàng hơn. Video là phương tiện truyền tải mang lại nhiều cảm xúc dễ để lại cho người xem những ấn tượng lâu phai nhất trong các công cụ truyền tải. Theo James McQuivey của Forrester Research: “một phút video có giá trị và tác động tương đương 1,8 triệu từ”. Để các sản phẩm và dịch vụ du lịch đến được với khách hàng thông qua video, các tổ chức/doanh nghiệp du lịch cần đầu tư vào ý tưởng, nội dung và hình ảnh của video giới thiệu các sản phẩm dịch vụ đó. Ví dụ làm một video ngắn về việc checkin các điểm đến với hình ảnh, âm thanh sống động và trực quan đẹp mắt sau đó đăng lên các ứng dụng mạng xã hội hoặc website du lịch sẽ giúp khách hàng tiếp nhận được thông tin một cách dễ dàng và kích thích được ham muốn khám khá điểm đến đó của những người xem video ngay cả khi họ chưa có nhu cầu du lịch. Việc tạo ra các video giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ du lịch còn giúp khách hàng chia sẻ thông tin một cách dễ dàng, sự quảng bá cho các điểm đến sẽ có sức lan toả mạnh hơn trong cộng đồng người dùng internet.

            - Tạo niềm tin cho khách hàng trên video: Video về các sản phẩm và dịch vụ du lịch có thể thúc đẩy niềm tin tốt. Một số khách hàng vẫn còn nghi ngại về việc mua sản phẩm và dịch vụ trên Internet vì họ sợ gian lận. Nhưng các video tiếp thị thể hiện rõ quá trình trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ dưới dạng trực quan. Điều đó tạo ra cảm giác về cách tiếp cận cá nhân, đó là lý do tại sao 57% người tiêu dùng nói rằng video giúp họ tự tin hơn khi mua các sản phẩm [5]. Để làm được điều này trước khi bán các sản phẩm và dịch vụ của mình, các tổ chức/doanh nghiệp du lịch cần cung cấp cho họ thông tin thú vị và hữu ích. Từ cảm nhận tốt của khách hàng qua các video, khách hàng sẽ tự nguyện mua các sản phẩm, dịch vụ của tổ chức/doanh nghiệp du lịch và đây là cơ sở để xây dựng niềm tin, lòng trung thành của khách hàng.

            - Giải đáp được những thắc mắc của khách hàng: Khi công ty/tổ chức du lịch muốn tung ra một sản phẩm, dịch vụ mới  thường họ sẽ tạo một video để hiển thị cách hoạt động hay trải nghiệm. 98% người dùng nói rằng họ đã xem video giải thích để tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ. Đó là lý do tại sao 45% doanh nghiệp du lịch sử dụng tiếp thị video nói rằng họ có video giải thích trên trang chủ của họ, trong đó, 83% nói rằng video trình giải thích trang chủ của họ có hiệu quả [5]. Ví dụ, những video nói về dịch vụ lặn dưới đáy biển thường giới thiệu cho khách hàng biết họ cần phải chuẩn bị những gì về sức khoẻ, phụ kiện, thời gian, họ được thợ lặn đưa tới những đâu? Xem cái gì? Cần phải làm những động tác như thế nào dưới đáy biển?… chỉ vài phút ngắn gọn cũng giúp khách hàng định hình được dịch vụ du lịch và cân nhắc xem mình có phù hợp để tham gia hay không.

            - Video kể câu chuyện về sản phẩm, dịch vụ du lịch: Video giúp truyền tải thông điệp trong quảng cáo tới người xem một cách hiệu quả, ngắn gọn nhất. Vì thế ngay cả những thông tin phức tạp nhất cũng có thể trở nên dễ hiểu đối với người xem. Những thông điệp ý nghĩa sẽ luôn đánh đúng vào tâm lý của người xem, có thể thấy những câu chuyện cảm động sẽ thu hút nhiều hơn lượng người quan tâm đến video của bạn truyền tải. Nó mang đến cho các tổ chức/doanh nghiệp du lịch cơ hội tiếp cận khách hàng trên khắp thế giới. Có thể không xa lạ với những video chỉ 60 giây nhưng đầy sức thu hút từ các chiến lược truyền thông du lịch của Thái Lan như: “I hate Thailand”, “Amazing Thailand”,… các video này đã thu hút cả triệu lượt xem chỉ trong vòng vài phút được đưa lên Youtube và nó đã thực sự truyền cảm hứng du lịch cho những người tiếp cận.

            - Video giúp tư vấn đánh giá, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ du lịch: Khách hàng sẽ so sánh sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức/doanh nghiệp du lịch khác nhau.Vì vậy khi xây dựng video hãy “hình ảnh hóa” những lợi thế vượt trội của sản phẩm, dịch vụ để khách hàng thấy được những lợi ích lớn nhất khi chọn sản phẩm của bạn chứ không phải nhãn hàng nào khác. Video cần đưa ra những sự tư vấn để lựa chọn của khách hàng hướng về thương hiệu du lịch của tổ chức/doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan và làm cho sản phẩm, dịch vụ du lịch có sức cạnh tranh hơn. Khi khi thực hiện video, cần sử dụng khéo léo và không bao hàm hành động trù dập đối thủ, chiêu thức cần một sự tinh tế đến từ người làm ý tưởng cho video.

            - Video sẽ trở thành một công cụ chiến lược trong phát triển du lịch:             Có thể nhận định rằng, thành công của tổ chức/doanh nghiệp du lịch phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của công cụ tìm kiếm, những thông tin tìm kiếm sẽ ưu tiên người dùng Internet tiếp cận với các video thông qua từ khóa cụ thể. Vì vậy cần tối ưu hoá các từ khoá mô tả video marketing khi chia sẻ trên internet.  Sử dụng video marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều người hơn, kéo thêm nhiều lượng truy cập về các trang web, càng nhiều truy cập càng có nhiều cơ hội phát triển kinh doanh và tăng trưởng doanh số.

            Một số công cụ có thể sử dụng để làm video marketing cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch:

            Sự ra đời và phát triển của video marketing đã thu hút nhiều sự quan tâm của các công ty công nghệ trong việc viết phần mềm dành cho tạo dựng video. Hiện nay có thể sử dụng các phần mềm sau cho việc tạo video marketing nhằm giới thiệu sản phẩm và dịch vụ du lịch:

            - Animoto: Animoto là một trình chỉnh sửa trực tuyến có thể được sử dụng bởi các nhà tiếp thị, vlogger hoặc nhiếp ảnh gia muốn tạo video. Animoto có thể giúp tổ chức du lịch tạo các video chất lượng chuyên nghiệp và hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu để phát triển kinh doanh tốt hơn.

            - Common Craft: Common Craft là một công cụ chỉnh sửa video phù hợp để tạo video và hình động từ ảnh và video. Có thể đánh giá video của mình miễn phí trước khi mua bất cứ thứ gì.

            - Filmora: là một trong những công cụ chỉnh sửa video tốt nhất vì nó mang đến cho người dùng sự tự do mà hầu hết các công cụ không có. Nó cho phép người dùng điều chỉnh hiệu ứng màu sắc, độ sáng, tốc độ, xoay và nhiều tính năng nâng cao video khác.

            - Picovico: Picovico giúp bạn chuyển đổi hình ảnh thành video bằng văn bản và âm nhạc. Công cụ tiếp thị video này còn được gọi là một nhà sản xuất video sinh nhật.

            - Magisto: Magisto là một công cụ chỉnh sửa video có thể giúp doanh nghiệp phát triển bằng cách tạo các video tiếp thị hấp dẫn cho khán giả.

            Ngoài các phần mềm chuyên dụng về video, trên nền tảng di động iOS và Androi hiện nay cũng có rất nhiều ứng dụng di động (Apps) được tạo ra để giúp các cá nhân, tổ chức có thể cài đặt và tạo video một cách dễ dàng từ các thiết bị di động thông minh. Đây là lợi thế cho các nhà phát triển video marketing trong lĩnh vực du lịch có thể tìm hiểu và tận dụng những thế mạnh của mình để phát triển xu hướng công nghệ video của thế kỉ XXI trong phát triển sản phẩm, dịch vụ vủa mình.

2. Các hình thức video marketing được sử dụng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ du lịch 

            Các loại Video Marketing được sử dụng trong các doanh nghiệp và tổ chức du lịch khá đa dạng, phong phú, bao gồm: Vlogs (blog video); Video hướng dẫn, Video thuyết trình; Video chứng thực; Video quảng cáo,… Có thể kể ra đây các hình thức tiếp thị video điển hình đang được ngành du lịch quan tâm để có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng:

            - Vlog/Vlogger: được hiểu là kênh chứa bài viết hoặc video (video blog) trên youtube (facebook, tiktok, instagram...) của một người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng tới một nhóm người (gọi là Vlogger). Điều quan trọng là Vlog/Vloger sở hữu lượng theo dõi và đăng ký kênh cực lớn. Cách đây hơn 5 năm, các dạng Vlog/Vlogger  này đã xuất hiện và có tầm ảnh hưởng, nhưng tốc độ phát triển trong thời gian gần đây ngày càng mạnh mẽ hơn khi các doanh nghiệp bắt đầu tấn công vào lĩnh vực này trong vấn đề truyền thông. Các Vloger về du lịch nổi tiếng có thể kể tới: Vlog Love Alana Chan, The Travel Vlogger, Gone with the Wynns, Fun for Louis, Khoai lang thang/food and travel, Khoa pub,… được đánh giá là một trong những kênh Vlog về du lịch - ẩm thực – khám phá hàng đầu tại trên thế giới và Việt Nam với gần cả triệu subscribers; Dù nội dung video chỉ xoay quanh cuộc sống hàng ngày, vui chơi, giải trí... Vlog chiếm ưu thế hơn cả vì độ phủ sóng và không cần quá nhiều kỹ thuật.

            - Video quảng cáo ngắn: Video quảng cáo ngắn về công ty hoặc bất kỳ sản phẩm dịch vụ cụ thể nào trong tối đa 30 giây về thương hiệu, gói, ưu đãi đặc biệt, lời chứng thực có thể được sử dụng để chia sẻ trên các nền tảng công nghệ. Đây có thể là video theo tần xuất cố định hoặc thường xuyên [13].

            - Video Brochure:Video Brochure đang là xu hướng của thị trường. Brochlet có thể được tạo bằng các mã có thể quét, trong đó người xem chỉ có thể quét điện thoại di động qua mã, để phát video liên quan. Đây có thể là video hồ sơ, video gói tour, chỗ ở hoặc video khao khát, video thực phẩm và thực đơn, kế hoạch và lịch trình video và nhiều hơn nữa.

            - Video hồ sơ : Video hồ sơ là tốt nhất cho ngành công nghiệp du lịch và du lịch. Nó có thể giải thích về hồ sơ công ty của bạn, các tour du lịch và các gói bạn cung cấp, khách hàng hài lòng. Video hồ sơ có thể được đăng trên trang web và cả trong các cổng thông tin điện tử của khách du lịch. Những loại video này có thể tạo hình ảnh thương hiệu và có thể quảng bá thương hiệu của bạn. Điều này có thể theo phong cách người giải thích với các nhân vật hoặc, phong cách đồ họa chuyển động, hoạt hình dựa trên hình ảnh hoặc thậm chí là quay video trực tiếp.

            - Video đích: Video đích có thể được tạo cho mỗi và mọi điểm du lịch hoặc gói dựa trên yêu cầu. Điều này sẽ giúp khách du lịch có thể phân tích và biết địa điểm du lịch, văn hóa, truyền thống, ẩm thực ẩm thực và đặc sản của địa điểm cụ thể. Video này có thể lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội không chỉ quảng bá điểm đến mà còn cả thương hiệu của tổ chức/doanh nghiệp.

            - Video phát trực tiếp: Khi mà công nghệ phát triển mạnh mẽ thì các công cụ phát trực tiếp như: Facebook live, Youtube live, Instagram live, Twitter live hỗ trợ đặc lực cho vấn đề tương tác khách hàng dễ dàng. Tất cả các sự kiện như giới thiệu sản phẩm, ra mắt sản phẩm, khai trương, hội nghị... phát video trực tiếp là 1 xu hướng nên áp dụng bởi tính cộng đồng cao, dễ dàng tương tác và cá nhân hóa thúc đẩy hành vi khách hàng cao. Phát video trực tiếp có ưu thế là miễn phí, tăng độ nhận diện thương hiệu, dễ dàng tiếp cận khách hàng 01 cách trực tiếp, trực quan sinh động... Hơn 90% dân số thuộc thế hệ Millennials (những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000) thường xuyên sử dụng ít nhất một trong các nền tảng mạng xã hội và hơn 85% thế hệ Gen Z (những người trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi) tìm hiểu về các sản phẩm mới thông qua truyền thông xã hội. Do đó, không khó để lý giải vì sao khoảng 75% các nhà tiếp thị tin rằng truyền thông xã hội là một yếu tố làm tăng hiệu quả kinh doanh [6].

            - Phát hành Video Trên Kênh Youtube:Theo như báo cáo của Youtube có hơn 1 tỷ người dùng (chiếm 1/3 lượng người dùng internet), độ tuổi từ 18 – 34, Youtube được dịch 80 ngôn ngữ ở 91 quốc gia và 1 tỷ giờ xem hàng ngày [11]. Nhìn những con số ấn tượng này ắt hẳn nhiều tổ chức/doanh nghiệp du lịch sẽ tiến hành quảng cáo video trên Youtube. Phát hành video trên Youtube không thể thay thể hoàn toàn việc quảng cáo qua ti vi song với ưu điểm chi phí thấp, tiếp cận nhiều người và có thể dễ dàng xuyên quốc gia, xu hướng này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc tiếp thị thương hiệu, sản phẩm... Hãng Lonely Planet đã phát hành một loạt các video YouTube được dành riêng cho một địa điểm cụ thể, nhưng họ có cách tiếp cận hoàn toàn trực quan và làm toát lên vẻ đẹp tự nhiên của địa phương. Khách hàng xem video trên Youtube sẽ có cảm giác về địa điểm cụ thể hấp dẫn như thế nào - và khởi dậy mong muốn khám phá địa danh này.

            - Video trải nghiệm thực tế ảo: “Thực tế ảo” cụm từ nghe xa mà gần, trong những năm gần đây nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ để khách hàng trải nghiệm thực tế ảo thông qua các hình ảnh được vẽ và chuyển động không gian. Ví dụ hãng hàng không United Airlines gần đây đã quay một chuyến tham quan ảo 360 độ về các phòng hạng thương gia quốc tế được thiết kế lại. Điều làm cho khách hàng đặc biệt ấn tượng máy bay mới của Polima United. United đã tiến thêm một bước này và phân phối một tour du lịch 360 độ đầy đủ trên nhiều nền tảng khác nhau (bao gồm cả trên trang web của riêng họ và YouTube) để thể hiện sự tiến bộ này theo một cách ấn tượng.Với xu hướng này cần đòi hỏi công nghệ cao và tốn khá nhiều chi phí nhưng bù lại khách hàng sẽ được trải nghiệm thú vị hơn, dễ dàng dẫn dắt khách hàng đi đúng mục tiêu của doanh nghiệp. Trải nghiệm thực tế ảo sẽ còn cần thời gian để phát triển nhưng hi vọng sẽ là 1 trong những xu hướng thành công trong tương lai.

            - Videoinfographic: Kiểu video này có thể được sử dụng làm biểu diễn thông tin đồ họa. Phong cách này có thể được sử dụng để cung cấp thông tin chi tiết về gói, địa điểm được bảo hiểm, và chi tiết chỗ ở và chỗ ở, các điểm du lịch có thể bao gồm kế hoạch hoàn chỉnh một cách chi tiết. Video này có thể khiến khách du lịch có một ý tưởng hoàn chỉnh về gói cụ thể. Infographic này cũng có thể được thể hiện dưới dạng hình ảnh. Điều này có thể được chia sẻ thông qua Email, phương tiện truyền thông xã hội.

            - Videohoạt hình GIF: Hoạt hình GIF hấp dẫn có thể được tạo để tạo nhận thức về thương hiệu. Đây có thể là hoạt hình ngắn để quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm và dịch vụ du lịch trong tối thiểu 5 giây. Đây có thể là một khái niệm kích thích tư duy hài hước hoặc nghiêm túc có thể gây sốt trên các phương tiện xã hội.

            Như vậy có rất nhiều loại video khác nhau để các tổ chức/doanh nghiệp du lịch có thể chọn lựa xây dựng và phát triển cho phù hợp với mình. Sử dụng kết hợp nhiều hình thức video tiếp thị khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được các ưu thế để đưa hình ảnh của mình tới khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

            3. Giải pháp phát triển video marketing cho phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch

            Sản phẩm và dịch vụ du lịch có thể giống nhau ở nhiều nơi, mức độ hấp dẫn có thể ngang nhau, tuy nhiên sự phân biệt giữa các điểm đến và các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch khác nhau là ở nét văn hóa, mức độ trải nghiệm được thể hiện ở các dịch vụ, tổ chức, sự giao lưu với cộng đồng, thể chế chính trị. Du khách ngày càng tìm kiếm những trải nghiệm cá nhân hoá nhiều hơn. Ngành du lịch cũng cần cập nhật liên tục để phục vụ khách du lịch ở mọi lúc mọi nơi, từ việc tìm kiếm thông tin cho đến những chỉ dẫn tại điểm du lịch. Để xây dựng được video marketing hiệu quả cho việc tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc thù của du lịch, cần chú ý các điểm sau:

            - Xác định phân khúc thị trường trước khi xây dựng video marketing 

            Video marketing trước tiên cần tập trung xác định phân đoạn thị trường khách nhằm: Xác định những người có nhiều khả năng để mua hàng hóa và dịch vụ du lịch của điểm đến; Xác định các nhóm đối tượng khách hàng (phân đoạn) đó là ai?; Xem xét các sản phẩm và dịch vụ du lịch định xây dựng video marketing có phù hợp để đáp ứng nhu cầu của họ không?; Xem xét của động cơ, thói quen tiêu dùng và khả năng mua sắm; Đánh giá và xem xét các tác động của tiếp thị trên các phân đoạn đã được xác định;… Việc xác định được phân đoạn thị trường sẽ giúp cho video được xây dựng theo đúng hướng và tập trung vào mục tiêu cụ thể.

            - Xây dựng nội dung video marketing đặc sắc

            Để phát triển chiến lược tiếp thị video của bạn, cần chú ý các vấn đề sau:

            - Phân bổ nguồn lực(Allocate resources): Cần xác định ngân sách cho video (ngân sách cho thiết bị, phần mềm chỉnh sửa, chuyên gia,… ) cũng như thời gian để tạo ra nó.

            - Kể câu chuyện chuyện của bạn (Tell your stories): Kể chuyện rất quan trọng trong video, vì vậy trước khi làm video marketing hãy suy nghĩ: Bạn muốn kể câu chuyện gì? Làm thế nào bạn sẽ nói với họ?

            - Thu hút sự tham gia (Engage): Video không để chỉ kể những câu chuyện của tổ chức mà cần phải thu hút khách hàng trong khi kể chuyện. Làm thế nào bạn sẽ làm cho câu chuyện của bạn thú vị? Điều gì sẽ thu hút khách hàng của bạn? Đó là các câu hỏi cần đặt ra khi xây dựng video.

            -Giữ video ngắn (Keep it short):Không có độ dài thiết lập cho các video tiếp thị (mặc dù có khuyến nghị), nhưng quy tắc chung là ngắn hơn là tốt hơn. Cắt ra mọi thứ không liên quan. Tận dụng tốt nhất những gì mà video muốn truyền tải tới khách hàng được.

            -Công bố (Publish):Xuất bản video trên nhiều kênh thông tin khác nhau. Ví dụ có thể tải lên YouTube do Google sở hữu và trên tất cả các kênh truyền thông xã hội của bạn. Sau đó, tìm nhiều cách khác nhau để khách hàng có thể chia sẻ chúng.

            - Phân tích (Analyze): Theo dõi số liệu và số liệu thống kê, để xác định video nào làm tốt nhất, tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của video và cách khắc phục chúng ở những video tiếp theo.

            - Xây dựng các tiêu chí đánh giá video marketing hiệu quả cho hoạt động du lịch 

            - Mục tiêu rõ ràng thiết thực: Cần xác định mục tiêu cụ thể mà video marketing hướng tới. Cần có mục tiêu chính xác và rõ ràng trước khi bắt đầu.

            - Sự thân thiện của video với khách hàng: Phải thiết lập danh mục khách hàng muốn sử dụng nội dung video của mình. Xác định cụ thể hơn về vấn đề này, độ tuổi, sở thích, tác động tiếp thị của video sẽ càng ảnh hưởng đến họ.

            - Số liệu rõ ràng khả quan: Cần chọn ra một vài số liệu, dựa trên mức độ phù hợp của chúng để thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng. Các số liệu của video sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin hữu ích nhất.

            - Xác định phạm vi tiếp cận của video: Số lượt xem và phạm vi tiếp cận của video sẽ là kênh thông tin phản hồi giúp tổ chức có thể xác định được tầm ảnh hưởng và lan toả của video.

Kết luận

            Ngày nay, có thể thấy rất nhiều tổ chức/doanh nghiệp du lịch áp dụng video để truyền thông, nhưng không phải ai cũng thành công. Để bắt đầu một chiến dịch tạo video marketingcác tổ chức/doanh nghiệp du lịch phải chuẩn bị kĩ lưỡng và quan tâm nhiều hơn tới: các đối tượng mục tiêu, nội dung video, phương tiện truyền tải,… Không có giới hạn nào cho sự sáng tạo trong các hình thức tiếp thị du lịch và video marketing sẽ là một yếu tố quan trọng và trở thành người đóng góp hàng đầu cho chiến dịch tiếp thị truyền thông hiệu quả cho các tổ chức/doanh nghiệp du lịch trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Tài liệu tham khảo

  1. Abrahamsson, J. & Lundgren, H. (2004), The use of web sites in integrated marketing communications. Retrieved from: http://ltu.divaportal.org/smash/get/diva2:1015940/FULLTEXT01.pdf/, Accessed 12 February 2017. 

2.    Agus Mokodompit & et (2020), Social Media for Tourism Marketing, Journal of Environmental Treatment Techniques, Volume 8, Issue 1, Pages: 262-264  

  1. Austen (2018), Video Marketing Best Practices For The Tourism Industry (and lots of others). Retrieved from: https://www.socialtoaster.com/tourism-industry-video-marketing-best-practices/
  2. Etlinger S, Owyang J, Jones A. (2012), The Social Media ROI Cookbook: Six Ingredients Top Brands Use to Measure the Revenue Impact of Social Media, San Mateo, Altimeter. 

5.     Hailey Crowel, Haley Gribben, Jaclyn Loo (2014), Travel content takes off on YouTube.Retrieved from: https://www.thinkwithgoogle.com/topics/travel-hospitality.html

6.    Liu, L., Suh, A., & Wagner, C. (2016), Watching online videos interactively: the impact of media capabilities in Chinese Danmaku video sites. Chinese Journal of Communication, 9(3), 283-303. https://doi.org/10.1080/17544750.2016.1202853 

  1. Magisto (2017), Defining Video Marketing and Why It’s a Must Have in 2017. Retrieved from: https://www.magisto.com/blog/2017/03/08/defining-video-marketing-must-business-2017/
  2. Nhật Ánh (2020), Dự đoán xu hướng video marketing 2020, tạp chí Advertising Vietnam. Truy cập tại: https://advertisingvietnam.com/Dự-đoán-xu-hướng video-marketing-2020/

9.    Phạm Long Châu, Nguyễn Hoàng Anh (2018), Ứng dụng E-Marketing trong quảng bá xúc tiến du lịch, Tạp chí du lịch 

10.Tổng cục Du lịch (Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch),Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030Tổng cục Du lịch.

  1. University of Eastern Finland(2019), How to do video marketing in tourism businesses?, Retrieved from: https://www.tourismmarketingandmanagement.com/2019/05/08/how-to-do-video-marketing-in-tourism-businesses/

12.Vi Tran, Ngoc Phan , Tu Nguyen & Huong Do (2017), An impact of social media and online travel information search in VietnamAn Online International Research Journal (ISSN: 2311-3189), Vol 3, Issue 1 

13.Zhang, X., Wu, Y., & Liu, S. (2019). Exploring short-form video application addiction: Socio-technical and attachment perspectives. Telematics and Informatics, 101243. https://doi.org/10.1016/j.tele.2019.101243/

Nguồn bài viết: Tạp chí Du lịch Việt Nam, link: https://drive.google.com/file/d/1K-u3VIQUvJegPst77BuOtb9ny2SwOU5H/view

 

 
Khoa Khoa học XH&NV