Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Sư phạm ❯ Chi tiết
       
  16/10/2018 15:10        

Báo cáo chuyên đề “Thiết kế kế hoạch dạy học Ngữ văn theo định hướng dạy học phát triển năng lực”

Thực hiện Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn, đổi mới kiểm tra đánh giá, tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trang tâm giáo dục thường xuyên; Công văn số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2015 của Bộ GDĐT về xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên (GV) cấp trung học, nhằm triển khai kế hoạch tới các giảng viên giảng dạy khối Sư phạm Trường Đại học Khánh Hòa, chiều ngày 16/10/2018, Khoa Sư phạm đã tổ chức buổi Báo cáo Chuyên đề Thiết kế kế hoạch dạy học Ngữ văn theo định hướng dạy học phát triển năng lực.
Tham dự buổi Báo cáo chuyên đề có PGS.TS Lê Thị Phương Ngọc – Phó Hiệu trưởng nhà trường, TS. Trần Viết Thiện – Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, ThS. Thái Thị Phương Thảo – Trưởng Khoa Sư phạm cùng các GV Tổ Xã hội, Tổ Tiểu học, Tổ Tự nhiên thuộc Khoa Sư phạm, các GV Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn và một số GV Khoa Khoa học Tự nhiên & Công nghệ.


Hình 1. Các GV khối sư phạm dành sự quan tâm rất lớn tới Chuyên đề 


Từ mục tiêu chung theo Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đánh giá, xếp loại giờ dạy đối với giáo viên trung học nhằm giúp GV trung học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ; Góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, phân tích và nghiên cứu bài học; Đồng thời giúp cho các cấp quản lý giáo dục làm căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ, phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Mục đích chính mà Khoa Sư phạm hướng tới là thông qua buổi Báo cáo Chuyên đề Thiết kế kế hoạch dạy học Ngữ văn theo định hướng dạy học phát triển năng lực nhằm giúp các giảng viên giảng dạy khối sư phạm cập nhật những nội dung tiếp cận mới trong giáo dục phổ thông, đặc biệt hướng dạy học phát triển năng lực. Từ sự tiếp cận, đồng hành những đổi mới trong giáo dục phổ thông, việc đào tạo sinh viên sư phạm sẽ đảm bảo mục tiêu chất lượng chuẩn đầu ra và đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Thạc sĩ Trần Thị Thanh Huyền – Tổ trưởng Tổ Xã hội Khoa Sư phạm đã trực tiếp báo cáo về chuyên đề. Theo đó, nội dung quan trọng nhất được chuyển tải trong buổi báo cáo là những năng lực chuyên biệt trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
Những năng lực chuyên biệt trong môn Ngữ văn mà HS cần đạt gồm: Năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp; Năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin; Năng lực thẩm mỹ, năng lực tìm hiểu xã hội; Năng lực đọc hiểu các kiểu loại văn bản; Năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy, đặc biệt là năng lực lập luận, phản biện, năng lực tưởng tượng…



Hình 2. Sự góp ý, trao đổi của các GV đã làm rõ thêm nhiều vấn đề về kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực

 

Để tìm hiểu sự khác biệt giữa cách biên soạn giáo án theo lối liệt kê các nội dung cần giảng cho học sinh (giáo án thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận nội dung) và biên soạn theo hướng nêu lên cách tổ chức một giờ dạy gắn với yêu cầu cần đạt về năng lực của mỗi bài học (giáo án thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực), thông qua việc thiết kế bài giảng cụ thể bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng, các giảng viên tham dự đã có những góp ý và đánh giá sâu sắc về các nội dung và tiêu chí được đưa ra thảo luận theo tinh thần đổi mới của Sở Giáo dục và Đào tạo. Từ đó sẽ rút ra cho mình những định hướng cụ thể trong việc sắp xếp kế hoạch để hướng dẫn cho sinh viên ngành sư phạm trong thời gian tới.

Thu Hương

 
Khoa Sư phạm