Youtube Instagram Phản hồi E-office Lịch công tác
E-office Lịch công tác
Trang chủ ❯ Giới thiệu ❯ Khoa  ❯ Khoa Lý luận cơ bản ❯ Danh sách tin
Những tín hiệu tích cực của giáo dục thời Covid-19
17/10/2020

Gần một năm qua, đại dịch mang tên Covid-19 đột ngột xuất hiện và làm đảo lộn mọi hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực đời sống, sản xuất. Bên cạnh những thiệt hại kinh tế nặng nề không kể xiết, làn sóng Covid còn kéo theo nhiều nỗi hoang mang và hệ luỵ đau lòng khác. Như vậy, tính đến nay chúng ta đã và đang chung sống và chiến đấu ròng rã hơn 8 tháng trời, giáo dục cũng gián tiếp chịu tác động bằng những gián đoạn chưa từng có tiền lệ.

Giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc cho sinh viên sư phạm
30/06/2020

Bài viết tập trung đưa ra những khái niệm về kĩ năng, kĩ năng quản lí cảm xúc, sinh viên. Từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc nhằm nâng cao đạo đức, phẩm chất của người sinh viên sư phạm. 1. Dẫn nhập Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra trên khắp thế giới với nhiều cơ hội được mở ra cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, thì cuộc cách mạng cũng đem lại những thách thức trong vấn đề giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có việc xây dựng nền tảng đạo đức cho người học và người dạy. Những câu chuyện bạo lực gần đây trong nhà trường phổ thông là những hồi chuông gióng lên để các nhà quản lí và mỗi người suy nghĩ về giáo dục đạo đức trong nhà trường. Mỗi thầy cô sẽ là tấm gương cho học sinh trong từng hành vi, lời nói, trong đó giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc cho sinh viên sư phạm là việc làm từ gốc trên ghế nhà trường để xây dựng nền tảng đạo đức người giáo viên.

Đổi mới PPDH môn thể dục ở các trường THCS tình Khánh Hoà
30/06/2020

1. Đặt vấn đề Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta trong giai đoạn mới, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác phát triển con người toàn diện. Giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao (TDTT) giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện có đạo đức, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có đầy đủ sức khỏe và nâng cao trình độ văn hóa thể chất dân tộc. Trong những năm qua, giáo dục nói chung, giáo dục thể chất nói riêng ở nước ta có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đọan công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đổi mới mục tiêu giáo dục. Mục tiêu, nhiệm vụ của các bộ môn, trong đó có bộ môn Thể Dục cũng đã có những đổi mới dẫn đến đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

Vai trò của nhà trường và gia đình đối với hành vi sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Nha Trang - Khánh Hoà
08/06/2020

Tóm tắt Trên cơ sở khảo sát biểu hiện về thời gian, tần xuất, mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT ở T.P. Nha Trang và sự tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh; chúng tôi đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của nhà trường và gia đình trong việc giúp học sinh có hành vi sử dụng mạng xã hội hợp lí và hiệu quả, Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội đến các em. Từ khoá: Mạng xã hội (MXH); gia đình; học sinh THPT; hành vi; nhà trường…

Gương mẫu trong dạy học - mệnh lệnh không lời của người giảng viên
07/05/2020

Dạy học không chỉ là hoạt động truyền thụ kiến thức mà cùng với đó, người giảng viên (GV) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho sinh viên (SV). Có thể nói, trong suốt quá trình hình thành và trưởng thành về nhân cách của sinh viên, người giảng viên đóng vai trò trực tiếp, quan trọng. Gương mẫu trong hoạt động dạy học của người GV không chỉ là tấm gương sáng để SV noi theo mà đó còn là “mệnh lệnh” để SV hoàn thành nhiệm vụ của mình trong hoạt động học tập. Trong bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu khái niệm gương mẫu; những biểu hiện gương mẫu của người GV; đồng thời trình bày một số gợi ý giúp người GV hoàn thiện những phẩm chất gương mẫu trong hoạt động giáo dục.

Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế
23/03/2020

1. Đặt vấn đề Thanh niên Việt Nam là một tầng lớp xã hội chiếm số đông trong dân số cả nước, có mặt ở cả giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Họ luôn giữ vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, thiết nghĩ thanh niên Việt Nam cần nêu cao hơn nữa tinh thần tình nguyện, xung kích, đi đầu và sáng tạo để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó.

Phát huy vai trò của sinh viên trong việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
10/03/2020

1. Đặt vấn đề Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên, sinh viên cũng là lực lượng xã hội quan trọng, một trong những nhân tố quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước. Sinh viên một bộ phận tinh túy, quan trọng trong thanh niên Việt Nam, là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, đóng vai trò then chốt trong phát triển đất nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, hoàn thiện nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên nền tảng kế thừa di sản văn hóa của cha ông, kết hợp học hỏi những tinh hoa văn hóa nhân loại cần được đặc biệt chú trọng. Chính vì vậy, cần thiết phải phát huy vai trò của sinh trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Một số vấn đề lý luận về tự học và kỹ năng tự học của sinh viên ở trường đại học
05/03/2020

1. Đặt vấn đề Trường đại học khác cơ bản với mọi nhà trường ở các cấp đào tạo khác là khả năng tự học và tự nghiên cứu của sinh viên. Nhà trường đại học giúp cho sinh viên biết cách học, tự học, tự nghiên cứu và biết vận dụng những hiểu biết để lý giải các vấn đề thực tiễn đặt ra. Tự học là một nhu cầu thiết thực đối với bản thân sinh viên. Tự học không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà là công việc cần làm suốt cả cuộc đời. Bởi vì, khối lượng kiến thức mà sinh viên tiếp thu được ở nhà trường không phải là ít nhưng vô cùng nhỏ bé so với bể kiến thức nhân loại. Để đối mặt với nền kinh tế tri thức sinh viên cần phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn nữa dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy là rất cần thiết.

Nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị
07/12/2019

1. Đặt vấn đề Thế giới khách quan luôn vận động, biến đổi không ngừng thì việc giảng dạy bất kỳ môn học nào cũng cần phải tuân theo nguyên tắc “lý luận gắn liền với thực tiễn”. Có như vậy mới góp phần đắc lực vào việc làm sáng tỏ, chứng minh cho lý thuyết khoa học của mỗi bộ môn. Các môn lý luận chính trị trang bị cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa học, do đó việc phân tích, đánh giá và khái quát hoá những vấn đề thực tiễn để đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, thực tế rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi khi giảng dạy người giảng viên phải lựa chọn sao cho sát với nội dung bài giảng và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, trình độ hiểu biết, nhận thức và tư duy của người học. Việc đảm bảo cho bài giảng gắn với thực tế cần tránh khuynh hướng thời sự hoá bài giảng, đơn thuần nêu thực tế mà không phân tích, đánh giá, khái quát để phục vụ bài giảng hoặc định hướng tư tưởng cho sinh viên. Người giảng viên vừa phải truyền thụ tri thức cho người học một cách có trình tự, lôgic, hệ thống; mặt khác thông qua tri thức môn học, giảng viên giúp sinh viên củng cố được niềm tin, giá trị sống góp phần phát triển con người toàn diện nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới

Một số giải pháp xây dựng bản lĩnh chính trị cho sinh viên thông qua việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị
29/11/2019

1. Đặt vấn đề Sinh viên Việt Nam là bộ phận ưu tú của xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng này đã và đang đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình, thậm chí nhận thức chính trị hạn chế, giảm sút niềm tin. Vì vậy, tăng cường giáo dục xây dựng bản lĩnh chính trị cho sinh viên đang là yêu cầu cấp thiết cần có sự phối hợp, tham gia của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các trường đại học, cao đẳng, với nhiều giải pháp đồng bộ. Bài viết tập trung vào một số các giải pháp xây dựng bản lĩnh chính trị cho sinh viên thông qua việc giảng các môn lý luận chính trị.

Một số biện pháp xây dựng tinh thần dân chủ cho sinh viên qua các học phần Lý luận chính trị
10/10/2019

1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, các trường đại học và cao đẳng trên cả nước đã không ngừng nổ lực phát huy dân chủ trong quá trình dạy học và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề về dân chủ trong day học được đặt ra cần giải quyết. Trong bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu khái niệm dân chủ trong dạy học, cơ sở triển khai và những quan điểm để từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao tinh thần dân chủ cho sinh viên thông qua các học phần lý luận chính trị.

Phát huy tính tích cực học tập của người học thông qua kĩ thuật "dạy học mảnh ghép"
12/05/2019

Tóm tắt: Phương pháp dạy học hiện nay đòi hỏi người học từ thế bị động chuyển sang tích cực chủ động trong việc hình thành phẩm chất, tri thức và kĩ năng. Tính tích cực học tập - thực chất là tính tích cực nhận thức, mà ở đó người học có khát vọng hiểu biết, huy động trí tuệ và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Người học không phải được đặt trước bài giảng, kiến thức có sẵn mà tự lực tìm hiểu, phân tích, tập xử lý tình huống, giải quyết vấn đề. Vận dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép là quá trình tổ chức hoạt động học qua các giai đoạn: học một mình, học với bạn và cuối cùng là học với thầy - một trong những cách thức đem lại hiệu quả cao trong việc phát huy tính cực người học.

Chuyên đề thể dục thể thao: Các biện pháp phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh
10/05/2019

1. Mở đầu Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan, đặc biệt là não bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Những nguyên nhân dẫn đến đuối nước có thể kể ra là: - Không biết bơi. - Chơi gần sông, ao, hồ không có người lớn trông chừng. - Đi bơi không có người lớn biết bơi đi kèm. - Không biết các nguyên tắc an toàn khi đi bơi. - Bị lũ cuốn trong mùa lũ. - Đi tàu, xuồng, thuyền, đò không mặc áo phao. - Cứu bạn chết đuối khi mình không biết bơi hoặc bơi không giỏi. - Dễ bị bạn bè khích động (đặc biệt các em trai) làm những việc nguy hiểm như: nhảy cắm đầu, bơi thi ở nơi nước sâu, chảy xiết. Để góp phần phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em trong trường học nên đưa vào chương trình dạy bơi lội cho học sinh đồng thời hướng dẫn cho học sinh kỹ thuật sơ cấp cứu để biết tự cứu sống lấy mình hoặc bạn khác khi bị đuối nước.

Vận dụng sáng tạo những luận điểm Tâm lý học dạy học của L.X. Vư - gốt - xki vào công tác dạy học trong nhà trường hiện nay
02/05/2019

1. Đặt vấn đề Là một ngành khoa học tách rời khỏi triết học và phát triển độc lập khá muộn mằn (1789) so với nhiều ngành khoa học khác; trải qua nhiều bước đoạn thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển, mang đến bao cuộc tranh cãi lớn nhỏ trong giới khoa học, mãi tới đầu thế kỷ XX, khi Tâm lý học hoạt động (Tâm lý học Mác xít) ra đời, những chân lý khoa học đầu tiên mới lần lượt được kiểm chứng. Đây là cột mốc đánh dấu một chuyển biến cách mạng trong lịch sử tâm lý học. Quan điểm của Tâm lý học Mácxít trên nền tảng cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã vạch ra nguồn gốc, bản chất của tâm lý, ý thức con người, đồng thời cũng vạch ra đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của khoa học tâm lý. Chính vì thế, Tâm lý học Mác xít còn được gọi là “Tâm lý học hoạt động”.

Tìm hiểu khái niệm năng lực và tư duy phản biện trong dạy học
28/04/2019

Tóm tắt: Xu hướng dạy học hiện đại đã chuyển từ định hướng chương trình sang định hướng năng lực (competency). Năng lực là một khái niệm rộng với nhiều nội hàm. Tuy nhiên theo cách hiểu thông thường thì năng lực là sự kết hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ. Cùng với khái niệm năng lực là khái niệm “năng lực cốt lõi” bao gồm những kĩ năng cơ bản như: đọc hiểu, tính toán, giao tiếp, phản biện... Bài viết này bước đầu tiếp cận và làm rõ khái niệm năng lực và tư duy phản biện như là một kết cấu cơ bản trong dạy học theo xu hướng hiện đại. Từ khóa: năng lực, tư duy phản biện.

Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế lao động 01/05 đối với cách mạng Việt Nam
22/04/2019

Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp. Nó không những đánh dấu bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản.

Đổi mới phương pháp giáo dục tri thức nhằm khơi dậy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo, lý tưởng, niềm tin, nhiệt tình cách mạng, tình yêu nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm
20/04/2019

Tri thức giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố cốt lõi, cơ bản của ý thức. Nó là cơ sở hình thành niềm tin và lý tưởng. Tri thức sâu sắc, đúng đắn là điều kiện hàng đầu bảo đảm tính vững chắc của niềm tin, lý tưởng. Tri thức sâu sắc, có hệ thống là cơ sở thế giới quan khoa học.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong công tác giáo dục học sinh PTTH
16/04/2019

Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt cuộc đời cống hiến trọn vẹn cho độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Người đã ra đi mãi mãi nhưng những tư tưởng của Người luôn là di sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam. Một trong những tư tưởng quý giá cần được vận dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay là tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh công tác trong nghề dạy học không nhiều, tuy nhiên, những tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục bắt nguồn từ đây. Người đã dành sự quan tâm và tình cảm rất lớn cho thế hệ trẻ - thế hệ nắm giữ vận mệnh của dân tộc, quyết định tương lai của đất nước. Ngày nay, mấy thập kỷ đã trôi qua nhưng những tư tưởng của Người về giáo dục tiếp tục được vận dụng trong công cuộc giáo dục thế hệ trẻ.

Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của đại thắng mùa xuân năm 1975
12/04/2019

Đúng 11 giờ 30 phút trưa ngày 30 - 4 - 1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, miền nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Cả dân tộc vang khúc khải hoàn “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước. Đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, cả đất nước hân hoan trọn niềm vui trong ngày hòa bình độc lập thống nhất hai miền Nam Bắc. Khép lại hơn hai thập niên đấu tranh giải phóng dân tộc, thu non sông về một mối, đưa cả nước đi lên xây dựng CNXH.

|<<    <   
[1]2
   >    >>|
Khoa lý luận cơ bản